Tính độc lập và chuyên nghiệp của cơ quan quản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 65 - 66)

- Dầu Diesel

2.2.2. Tính độc lập và chuyên nghiệp của cơ quan quản lý cạnh tranh

doanh xăng dầu ở Việt nam hiện nay.

2.2.2. Tính độc lập và chuyên nghiệp của cơ quan quản lý cạnhtranh tranh

Một trong những vấn đề không khỏi lo lắng trong việc thực thi pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là tính độc lập và chuyên nghiệp của cơ quan quản lý cạnh tranh. Đây được coi là điểm mấu chốt trong việc phát hiện và xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong đó có lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Để có thể phát huy hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật, cơ quan quản lý cạnh tranh phải được trao đầy đủ quyền hạn cũng như q trình hoạt động phải có tính minh bạch cao, các quyết định đều phải được thực hiện một cách độc lập.

Tham khảo Luật Cạnh tranh của một số nước trên thế giới cho thấy, tuỳ theo mỗi nước mà tên gọi và địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh có khác nhau, song ở nước nào, cơ quan này cũng được đảm bảo tính độc lập trong hoạt động. Các nước có kinh nghiệm quản lý cạnh tranh đều đặt ra yêu cầu trước tiên là cơ quan quản lý cạnh tranh phải độc lập với các doanh nghiệp và với cả những cơ quan có lợi ích gắn bó mật thiết với doanh nghiệp. Có như vậy cơ quan quản lý cạnh tranh mới động lập trong hoạt động quản lý, xử lý các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh, trong đó có việc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh của Việt Nam quy định hai cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh là Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Cơ quan quản lý cạnh tranh do Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy; Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập. Trên cơ sở quy định

tại Điều 53 Luật Cạnh tranh có thể thấy Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp và có vị trí độc lập tương đối so với Bộ Công thương. Tuy nhiên, pháp luật quy định như vậy nhưng để có được sự "độc lập" tương đối thì vấn đề quan trọng lại xuất phát từ yếu tố con người và những đảm bảo về mặt vật chất cho hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh.

Cục Quản lý cạnh tranh, được coi là “tấm lá chắn” bảo vệ người tiêu dùng, có vẻ như “bất động”. Theo một quan chức của Cục là do nhân lực quá yếu và q thiếu. Trình độ chun mơn cũng như nghiệp vụ điều tra của cán bộ điều tra các vụ việc vi phạm Luật Cạnh tranh nói chung, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói riêng cịn có nhiều hạn chế. Số vụ việc thỏa thuận hạn

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 65 - 66)