Tổ chức hệ thống kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 76)

- Chưa có quy định cụ thể để bù đắp những chi phí hợp lý cho doanh nghiệp tham gia bình ổn giá , dẫn đến lũy kế số dư Quỹ bình ổn giá của các

3.1.3. Tổ chức hệ thống kinh doanh xăng dầu

Trong một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Luật Cạnh tranh hiện nay vẫn chưa phát huy tác dụng, nghĩa là vẫn thiếu một "sân chơi" bình đẳng.

Thoạt nhìn, tưởng như giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam đang xảy ra chuyện "đua tranh" để giành lợi nhuận, điều này hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra chúng ta đang chứng kiến một cuộc "cạnh tranh" không cân sức, giữa một bên là Petrolimex chiếm 55% thị phần, và một bên là cả 19 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cộng lại. Xét về số lượng tổng đại lý, 3 doanh nghiệp có số lượng tổng đại lý lớn nhất là Petrolimex, PV Oil và Petec, chiếm tới 75% số lượng tổng đại lý trên toàn quốc (259/344). Trong số 4.632 đại lý bán lẻ ký hợp đồng với các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, Petrolimex chiếm tới 55%, SaigonPetro chiếm 18% và PetroMekong chiếm 17%. Về các cửa hàng bán lẻ trực thuộc doanh nghiệp, Petrolimex chiếm tới 91% trong số 1933 cửa hàng; các doanh nghiệp khác hầu như chỉ mở các cửa hàng bán lẻ với số lượng rất ít.

Ở phân khúc nhập khẩu xăng dầu chỉ có 19 doanh nghiệp tham gia, đều là doanh nghiệp nhà nước. 19 doanh nghiệp là xét về số lượng, còn trên thực tế thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu đang bị chi phối bởi sự tồn tại mang tính lịch sử của Petrolimex. Xét về tổng quan thị trường, Công ty nào cũng tính toán để làm sao kinh doanh "hiệu quả" nhất, phải đạt được lợi nhuận tối đa, trước hết để duy trì bộ máy, sau đó mới tính đến chuyện đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước. Riêng thị trường cung cấp nhiên liệu hàng không, Vinapco là doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn với mức thị phần là 100%. Bên cạnh đó, khoảng cách thị phần giữa Petrolimex với nhóm các doanh nghiệp còn lại trên thị trường là rất lớn [13].

Tất nhiên 19 doanh nghiệp còn lại cũng có sự ganh đua lẫn nhau, vì thế "sức mạnh" của họ trong việc cạnh tranh với Petrolimex càng chẳng thấm

tháp gì. Với 55% thị phần, Petrolimex đang chứng tỏ vai trò "đầu lĩnh" của mình trong việc phân phối xăng dầu và quyết định sự tăng hay giảm của giá thành sản phẩm.

Thị trường kinh doanh xăng dầu có mức độ tập trung tương đối cao, trong số nhóm 5 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất thì Petrolimex có sức mạnh thị trường vượt trội so với các doanh nghiệp còn lại. Điều này khẳng định thị trường xăng dầu hiện nay vẫn là thị trường độc quyền nhóm.

Vẫn biết Petrolimex không phải là doanh nghiệp độc quyền, vì trong lĩnh vực bán lẻ xăng dầu còn có 19 doanh nghiệp khác. Nhưng nắm giữ 60% bán lẻ, Petrolimex có vị trí "thống lĩnh thị trường" là điều không phải bàn cãi. Đây là sự "thống lĩnh" tự nhiên, không phải do sự liên kết hay sáp nhập của các doanh nghiệp vì mục tiêu tăng tính độc quyền. Pháp luật cũng không ngăn cấm việc doanh nghiệp hình thành vị trí "thống lĩnh" một cách tự nhiên.

Trong mọi lĩnh vực, tình trạng độc quyền luôn gây ra những thiệt hại cho xã hội, cần phải được xóa bỏ. Việc xóa bỏ độc quyền của ngành viễn thông cách đây mấy năm đã đem lại nhiều lợi ích cụ thể mà ai cũng nhận thấy rõ. Tương tự như vậy việc hạn chế "quyền lực thủ lĩnh" của Petrolimex, không có gì khó khăn nếu Nhà nước muốn thực hiện vì lợi ích chung của toàn xã hội.

Cơ chế giao quyền tự quyết định giá bán cho doanh nghiệp mới chỉ tháo gỡ một phần sự phụ thuộc, lúng túng của các doanh nghiệp khi giá xăng dầu lên hay xuống. Nhà nước cần từng bước xóa bỏ độc quyền kinh doanh xăng, dầu để có thể áp dụng các quy tắc thị trường.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: “Khi thị trường có doanh nghiệp chiếm vị trí

thống lĩnh thị trường thì cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý cạnh tranh. Song, để đảm bảo minh bạch trong kinh doanh xăng dầu, không có cách nào tốt hơn là phải chia nhỏ anh đang nắm vị trí độc quyền này. Đó là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Cần phải tách anh này làm ba khâu: khâu nhập khẩu, khâu bán buôn và khâu bán lẻ với sự tham gia

của nhiều thành phần kinh tế. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu sẽ cạnh tranh lành mạnh để chiếm lĩnh thị phần bằng nhiều cách. Ví dụ về giá, các doanh nghiệp sẽ không đồng loạt tăng cùng một mức như hiện nay mà có thể có anh tăng nhưng cũng có anh không tăng”. [56]

Do đó, một trong những phương hướng để kiểm soát cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là vấn đề cơ cấu hệ thống kinh doanh xăng dầu bằng cách tổ chức lại các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, để tạo ra các doanh nghiệp có năng lực, xóa dần sự khác biệt về lợi thế hạ tầng kỹ thuật, vị trí kho, cảng và thị phần như hiện nay. Ðây là điều kiện tiên quyết để có một thị trường xăng dầu cạnh tranh thật sự, là một trong những yếu đóng vai trò quyết định để tạo sự cạnh tranh thật sự trên thị trường kinh doanh xăng, dầu ở nước ta.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w