Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầ u Nhận dạng và các hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 28)

- Dầu Diesel

1.2.3.Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầ u Nhận dạng và các hình thức thể hiện

Nhận dạng và các hình thức thể hiện

Để nhận dạng và các hình thức thể hiện các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu cần xác định cấu trúc nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Một trong những yếu tố quan trọng trong việc xem xét đến cấu trúc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là xác định các nhóm vấn đề mà các doanh nghiệp thỏa thuận với mục đích là hạn chế cạnh tranh.

là phổ biến để có liệu pháp cho phù hợp. Đây là vấn đề không đơn giản bởi lẽ việc chứng minh các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thông qua hoạt động điều tra là vấn đề rất khó khăn bởi sự thoả thuận ngầm giữa các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, những biểu hiện cụ thể của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ buộc cơ quan chức năng phải vào cuộc khi người tiêu dùng lên tiếng.

Qua thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh cho thấy các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu có thể được thể hiện dưới các hình thức sau:

* Những thoả thuận về giá: Thông thường, giá mua bán được hình thành từ những quy luật của thị trường như quy luật quan hệ cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị... Nếu ở một môi trường cạnh tranh lành mạnh thì quyền lợi của khách hàng được tôn trọng, các doanh nghiệp có thể hạ giá bán hoặc tăng giá mua. Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp lại cùng thoả thuận thống nhất một mức giá nhằm gây thiệt hại cho người tiêu dùng, từ đó người tiêu dùng không có cơ hội lựa chọn nào khác. Có thể khẳng định rằng thỏa thuận ấn định giá là một trong những dạng phổ biến nhất của hành vi hạn chế cạnh tranh. Thoả thuận về giá thường được các doanh nghiệp áp dụng thông qua việc ấn định giá mua, giá bán: (i) áp dụng mức giá bán cao hơn mức giá được hình thành trong một môi trường diễn ra sự cạnh tranh hoặc (ii) áp dụng mức giá mua thấp hơn mức giá được hình thành trong một môi trường diễn ra sự cạnh tranh. Thỏa thuận ấn định giá có thể diễn ra ở bất cứ khâu nào trong quá trình sản xuất và phân phối và thường được thể hiện ở các nội dung như: thống nhất áp dụng một mức giá; loại trừ việc chiết khấu hoặc ấn định một mức chiết khấu đồng bộ; thống nhất cùng tăng giá ở các mức độ cụ thể, thoả thuận áp dụng chung công thức tính giá...

Từ năm 2007, với việc ban hành Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, sau đó là Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Nhà nước bắt đầu vận hành kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, đồng nghĩa với việc phải có cạnh tranh cả về giá bán của các đơn vị đầu mối nhập khẩu xăng dầu để tạo ra một thị trường có nhiều giá bán.

Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế giá xăng dầu theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP không có nghĩa là Nhà nước không còn can thiệp vào chính sách giá của doanh nghiệp. Bởi vì, mặc dù thị trường mở ra các đầu mối kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp trước khi tăng giá vẫn phải đăng ký với liên Bộ Tài Chính - Công Thương, nếu thấy không hợp lý thì Liên Bộ sẽ không đồng ý.

Từ ngày 21/6/2012, Bộ Tài Chính đã có Công văn số 8412/BTC-QLG cho phép các doanh nghiệp đầu mối được thực hiện quyền quyết định giá trong biên độ và tần suất điều chỉnh giá như đã quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

Thực tế thời gian qua cho thấy, mặc dù thị trường xăng dầu đã vận hành theo cơ chế thị trường, tuy nhiên khi giá xăng dầu thế giới tăng, để đảm bảo lợi ích của mình, các doanh nghiệp đầu mối làm thủ tục xin tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Tuy nhiên, khi giá xăng dầu thế giới giảm, vì một số lý do khác nhau, doanh nghiệp đầu mối xăng dầu chần chừ giảm giá. Khó có thể có được bằng chứng về sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là "mỗi lần điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, các doanh nghiệp lại có chung một mức đề nghị điều chỉnh và thời gian điều chỉnh gần như trùng khớp nhau. Làm sao có thể lý giải hiện tượng thị trường có 10 đầu mối kinh doanh xăng dầu với bộ máy, thị trường nhập khẩu, chi phí, quy mô... khác nhau nhưng đều đồng loạt giảm với một mức giá hoàn toàn giống hệt nhau? Đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có việc thỏa thuận ấn định về giá bán giữa các doanh nghiệp? Như vậy, việc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu áp dụng theo phương thức "một giá" đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có sự cạnh tranh về giá trên thị trường xăng dầu - hành vi này chính là hành vi thỏa thuận ấn định giá, vi phạm Luật Cạnh tranh.

Bên cạnh đó, giá xăng tăng liên tục cũng phần chính do các doanh nghiệp đầu mối và đại lý thỏa thuận ấn định giá nào thì người tiêu dùng chỉ biết giá đó. Bản thân người tiêu dùng không có công cụ kiểm tra cụ thể cơ cấu chi phí và các yếu tố hình thành giá.

Trong “Báo cáo kết quả cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế” do Cục Quản lý cạnh tranh điều tra, khảo sát đối với 5 ngành sản xuất: sữa, thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi, phân bón và 5 loại hình dịch vụ: ngân hàng, bảo hiểm, phân phối xăng dầu, viễn thông và hàng không do Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương công bố ngày 14/10/2010 tại Hà Nội đã xác định:

“Theo một số nguồn tin mà nhóm nghiên cứu thu thập được và một số tài liệu khác, trong 5 lĩnh vực sản xuất đã xuất hiện hiện tượng thỏa thuận hạn chế cạnh như liên kết về giá”.

* Thoả thuận về phân chia thị trường:

Thoả thuận phân chia thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu có thể được chia thành hai loại trên cơ sở nội dung của sự thoả thuận:

- Thoả thuận phân chia thị trường theo khu vực địa lý;

- Thoả thuận phân chia thị trường theo loại xăng dầu cung cấp hoặc tiêu thụ trên cơ sở số lượng, loại xăng dầu.

* Thoả thuận áp đặt cho các doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Qua đánh giá cho thấy các bên tham gia thoả thuận trong kinh doanh xăng dầu áp đặt một hoặc một số điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng:

- Hạn chế về phân phối xăng dầu;

- Hạn chế về loại, số lượng xăng dầu được cung cấp.

* Thỏa thuận từ chối cung cấp hàng: thông đồng từ chối bán hàng hay đe dọa làm điều đó là một trong những cách thức được sử dụng phổ biến để buộc những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không phải là thành viên của thoả thuận phải tuân thủ những hành động đã được những doanh nghiệp tham gia sự thoả thuận thống nhất.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 28)