Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 36)

- Dầu Diesel

1.3.1. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật

Pháp luật cạnh tranh cần có những chuẩn mực hợp lý để phân tích những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây tổn hại thực sự cho môi trường cạnh tranh và những trường hợp có tác dụng tích cực cho nền kinh tế. Điều này có vai trị rất quan trọng giúp các chủ thể trên thị trường có thể nhận dạng một cách đúng đắn và chính xác những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào có tác động tích cực đến nền kinh tế và ngược lại. Từ đó cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ đưa ra những biện pháp kiểm sốt thích hợp. Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh và xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp và đem lai hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp nói riêng, đóng góp cho nền kinh tế nói chung.

Xuất phát từ yêu cầu đó, pháp luật về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực xăng dầu phải phù hợp với chính sách cạnh tranh nói chung và định hướng phát triển ngành này.

Ảnh hưởng của các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực xăng dầu có tác động gián tiếp đến nền kinh tế, làm thay đổi cấu trúc cạnh tranh của thị trường. Thế nên, đánh giá về khả năng gây hạn chế cạnh tranh đối với các hiện tượng này phụ thuộc khá lớn vào nhu cầu và định hướng phát triển cạnh tranh trên thị trường. Trong điều kiện của thị trường non trẻ như Việt Nam, việc xây dựng các chính sách cạnh tranh và cơ cấu cạnh tranh xăng dầu hợp lý chắc sẽ gặp nhiều khó khăn do những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu như độc quyền nhà nước, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, kinh nghiệm quản lý hạn chế,.... Do vậy, nội dung

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 36)