- Dầu Diesel
1.2.4. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
Phải khẳng định rằng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và trong kinh doanh xăng dầu nói riêng là hiện tượng khách quan tồn tại trong nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Hoạt động kinh doanh xăng dầu cũng khơng nằm ngồi hiện tượng khách quan đó.
Trên cơ sở phân tích các tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với nền kinh tế và và sự cần thiết kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đồng thời phân tích các vai trị của mặt hàng xăng dầu đối với nền kinh tế để thấy nhu cầu cần điều chỉnh của pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
1.2.4.1. Tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với nền kinh tế và sự cần thiết kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Nếu cạnh tranh được coi là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là vật cản, kìm hãm sự phát triển đó. Về tổng thể, thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong một chừng mực nhất định có sự đối trọng với cạnh tranh, vì vậy phần nào hạn chế được tác động tiêu cực của cạnh tranh đối với nền kinh tế. Ngoài ra, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong những biểu hiện cụ thể của quyền tự do kinh doanh, tự do khế ước của doanh nghiệp và trong chừng mực hạn chế sẽ giúp Nhà nước can thiệp được vào quá trình hoạt động, vận hành của nền kinh tế trong một thể thống nhất.
Xét trên phương diện là một trong các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có vai trị nhất định trong việc duy trì hoạt động cũng như bảo vệ quyền lợi của hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội, tập đoàn kinh tế lớn tham gia vào thị trường quốc tế. Bởi vì, sự thoả thuận được hình thành trên cơ sở sự hợp tác của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của những doanh nghiệp này, tạo sức ép với những doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh từ đó có thể cải thiện điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Điều này có thể lý giải tại sao một số quốc gia khuyến khích các thoả thuận này trong bối cảnh điều kiện tồn cầu hố với sự phân công lao động quốc tế được định hướng.
Mặc dù có vai trị tác động nhất định đến nền kinh tế, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ln tồn tại một số hạn chế, từ đó dẫn tới sự cần thiết phải kiểm sốt, điều tiết các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Thứ nhất, điều tiết các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xuất phát từ chính tác hại của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
xét cho cùng đều nhằm mục đích triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường, vơ hiệu hố chức năng của cạnh tranh, từ đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng cũng như xã hội và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, mặc dù tôn trọng sự tự do khế ước, quyền tự do kinh doanh nhưng Nhà nước vẫn phải can thiệp vào sự tự do này nhằm định hướng cho nền kinh tế phát triển theo một xu thế thống nhất.
Sự vận hành của nền kinh tế ln có sự điều tiết của Nhà nước, theo đó thỏa thuận hạn chế cạnh tranh luôn là hiện tượng khách quan tồn tại trong đời sống kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường. Mặc dù vậy, sự vận hành của nền kinh tế ln phải có sự điều tiết của Nhà nước, do đó nếu để các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được “tự do” một cách tuyệt đối thì hậu quả xấu ngay tức khắc sẽ xảy ra, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, biểu hiện cụ thể của nó là hiện tượng độc quyền nhóm và việc lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trên thị trường sẽ xuất hiện. Chính từ những mối nguy hại ln tiềm ẩn và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào mà pháp luật cần phải được coi là công cụ hữu hiệu để kiểm sốt các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thơng qua việc nhận dạng các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và kiểm soát các hành vi này.
Thứ ba, trong mối liên hệ tương quan với cạnh tranh thì việc kiểm sốt các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ có vai trị tác động tích cực đến cạnh tranh, đảm bảo cho cạnh tranh công bằng và lành mạnh.
Thông qua việc sử dụng pháp luật là công cụ kiểm soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà cụ thể là bằng sự kiểm sốt các hành vi có thể làm biến dạng cạnh tranh mất đi động lực phát triển cho nền kinh tế, Nhà nước đảm bảo quyền tự do kinh doanh lành mạnh.
Thứ tư, xét đến vai trò của cạnh tranh mang lại là thúc đẩy nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo đảm thì sự kiểm sốt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi tuyệt đối cho người tiêu dùng.
Xuất phát từ việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đảm bảo nguyên tắc tự do khế ước cộng với sự tác động của các quy luật kinh tế nên nhiều doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm trục lợi từ người tiêu dùng. Với sự kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp thay vì thoả thuận để gây thiệt hại quyền lợi cho người tiêu dùng thì sẽ khơng ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, hạ giá thành để thu hút khách hàng.
1.2.4.2. Vai trò của mặt hàng xăng dầu đối với nền kinh tế
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược của mỗi quốc gia, thiết yếu đối với đời sống xã hội, có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước.
Xăng dầu cũng là một trong những nguồn năng lượng chính được Nhà nước cân đối trong chính sách cân bằng năng lượng và là một trong những mặt hàng quan trọng được Nhà nước dự trữ Quốc gia. Mặt khác bản thân ngành dầu khí Việt Nam và việc kinh doanh các sản phẩm xăng dầu cũng là một trong những ngành kinh tế trọng yếu của đất nước. Thực tế phát triển thời gian qua đã chứng minh rằng sự phát triển của ngành này góp phần rất lớn vào tăng trưởng GDP cũng như vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Việt Nam.
Xăng dầu là một trong những mặt hàng rất nhạy cảm trước những biến động về chính trị và kinh tế trên thế giới. Hiện tại do Việt Nam mới có nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, sản lượng thấp dưới 6 triệu tấn sản phẩm, nên mọi biến động về giá của thị trường thế giới đều tác động mạnh đến thị trường trong nước.
Rất khó phân định rạch rịi mức tiêu thụ xăng dầu của từng ngành, từng khu vực kinh tế cụ thể. Tuy nhiên, xuất phát điểm và căn cứ chủ yếu để xác định nhu cầu của từng ngành là cơ cấu GDP và tăng trưởng GDP.
Nếu chúng ta giả thiết là cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ dẫn đến ít nhất là 1% tăng nhu cầu sử dụng xăng dầu các loại thì có thể thấy là từ năm 1996 trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của ngành công nghiệp tăng nhanh nhất, tiếp theo là đến nhu cầu xăng dầu của các ngành dịch vụ, tăng trưởng nhu cầu
xăng dầu của ngành nông nghiệp đạt mức thấp nhất. Trong sản xuất công nghiệp, những ngành tiêu thụ năng lượng lớn và chi phí năng lượng trung gian cao phải kể tới xi măng, sắt thép, giấy, dệt và những ngành tiêu thụ năng lượng khơng cao lắm nhưng chi phí năng lượng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất là gốm sứ, thuỷ tinh, phân bón, cao su, đường...
Theo kết quả nghiên cứu trong chuyên đề “Dự báo nhu cầu tiêu dùng trong nước và tái xuất xăng dầu Việt Nam đến năm 2010” của Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của từng ngành như sau: nhu cầu cho công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 37,2 %, nhu cầu của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 8,5%, nhu cầu của ngành giao thơng chiếm tỉ trọng 14% cịn nhu cầu dân dụng chiếm tỉ trọng 40%.
Nếu chia theo khu vực địa lý là thành thị, nông thôn và miền núi thì tuyệt đại bộ phận xăng dầu được tiêu thụ ở thành thị. Khu vực thành thị có thể tiêu thụ tới trên 80 % lượng tiêu thụ xăng dầu cả nước, cịn lại vùng nơng thơn và miền núi rộng lớn chỉ tiêu thụ không đầy 20% lượng xăng dầu của cả nước. Tất nhiên tình hình sẽ có nhiều thay đổi khi mà tốc độ đơ thị hố đang diễn ra nhanh chóng cùng với cơng nghiệp hố nơng nghiệp sẽ đặt ra u cầu tăng nhanh tiêu thụ năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng ở khu vực nơng thơn và miền núi.
Với những phân tích nêu trên cho thấy, khơng thể phủ nhận những lợi ích nhất định do thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mang lại, tuy nhiên kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vẫn luôn được xác định là vấn đề trọng tâm trong việc kiểm soát sự vận hành của nền kinh tế. Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường xăng dầu, phát huy những yếu tố tích cực từ lợi ích mà cạnh tranh mang lại, hạn chế các tác động tiêu cực của việc hạn chế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh đối với nền kinh tế, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cần phải được kiểm sốt trong khn khổ của pháp luật và địi hỏi cần có sự điều chỉnh của pháp luật đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực này.