Hoàn thiện khung pháp luật về kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 72 - 73)

- Dầu Diesel

3.1.1. Hoàn thiện khung pháp luật về kinh doanh xăng dầu

Trước khi thực hiện Nghị định 84/2009/NĐ-CP đã có Nghị định 55/2007/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Nghị định 55/2007/NĐ-CP đã bước đầu tạo khung pháp lý mới cho hoạt động kinh doanh xăng dầu và đưa ra lộ trình chuyển đổi cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu từ bao cấp sang cơ chế thị trường có sự kiểm sốt của Nhà nước. Tuy nhiên, do một số điều của Nghị định 55/2007/NĐ-CP khơng cịn phù hợp với điều kiện thực tiễn yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, bởi vậy, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Cơng Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế.

Nghị định 84/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2009 thay thế Nghị định 55/2007/NĐ-CP với mục đích qn triệt và cụ thể hóa quan điểm kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Qua đánh giá cho thấy, Nghị định 84/2009/NĐ-CP có 3 tư tưởng mới so với Nghị định 55/2007/NĐ-CP trước đây:

Thứ nhất, tạo điều kiện hình thành mơi trường kinh doanh cạnh tranh thông qua việc mở rộng đối tượng là doanh nghiệp các thành phần được tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu (thay vì theo Nghị

định số 55/2007/NĐ-CP chỉ có doanh nghiệp nhà nước), kinh doanh nhiên liệu bay; cho phép áp dụng các cơng cụ phịng vệ giá phù hợp với thơng lệ quốc tế thông qua mua bán xăng dầu với các đối tác nước ngồi bằng phương thức mua bán hàng hóa tương lai theo hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn.

thị trường bằng việc giao doanh nghiệp được quyền quyết định giá bán buôn, điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc, trình tự quy định tại

Điều 27 của Nghị định 84/2009/NĐ-CP, có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá.

Thứ ba, đưa ra một số công cụ kinh tế cơng khai, minh bạch thay thế cho cơng cụ hành chính trong điều hành kinh doanh xăng dầu như Quỹ

bình ổn xăng dầu, giá cơ sở và cơng thức tính giá cơ sở…

Từ khi Nghị định 84/2009/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực thi hành, về cơ bản đã vận hành tốt trong thực tiễn kinh doanh xăng dầu (trừ nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu quy định tại Điều 27), góp phần tích cực vận hành ổn định thị trường xăng dầu trong thời gian qua.

Thực tế, thị trường xăng dầu đã có thêm sự tham gia của một số doanh nghiệp ngoài thành phần nhà nước đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Kinh doanh xăng dầu trong lĩnh vực nhiên liệu bay có thêm 1 doanh nghiệp nhà nước tham gia.

Nếu tính từ năm 2008 đến 2012, một số đầu mối gia tăng được thị phần, như Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) tăng thị phần từ 13% lên khoảng 16,4%; Tổng công ty thương mại XNK Thanh Lễ tăng thị phần từ 1,8% lên 5,7%… Nhưng cũng có doanh nghiệp đầu mối bị giảm thị phần như Tổng công ty Xăng dầu Quân đội từ 5,8% xuống 2,2% năm 2011; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giảm từ 1,2% xuống còn 0,3%...

Phải thừa nhận Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu có nhiều điểm mới. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đánh giá của các chuyên gia đều cho rằng do vận hành chưa tốt Điều 27 về giá bán xăng dầu của Nghị định này nên cịn có một số bất cập:

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w