TÍCH CỰC ĐÀM PHÁN VỚI KHÁCH HÀNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 157 - 160)

II-TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CPXNK THUỶ SẢN QUẢNG NINH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ

TÍCH CỰC ĐÀM PHÁN VỚI KHÁCH HÀNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

THANH TOÁN

Hiện nay, trong các hợp đồng kí kết với khách hàng Trung Quốc, phương thức thanh toán TTR được sử dụng phổ biến và gần như chiếm 100% số lượng các hợp đồng. Tuy nhiên, hầu hết đều là TTR trả sau, chính vì vậy công ty chỉ được thanh tóan khi đã giao hàng và bộ chứng từ cho khách hàng. Đồng thời, giá trị hợp đồng kí kết với khách hàng trên thị trường này thường lớn, đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khó khăn về vốn của công ty. Công ty thường phải đi vay vốn ngân hàng và trả một khoản chi phí lãi vay rất cao. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của công ty.

Trong thời gian tới đây, công ty nên chủ động đàm phán với các khách hàng này để có được tín dụng từ họ, nhất là các khách hàng lớn của công ty. Công ty có thể yêu cầu khách hàng truyền thống của mình cấp trước một tỉ lệ giá trị đơn hàng có tính lãi, lãi suất này có thể tính theo lãi suất của ngân hàng nước mình hoặc ngân hàng nước bạn tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Sau khi giao hàng công ty sẽ trả tiền và lãi tách bạch với giá trị thanh toán của lô hàng hoặc chiết khấu lại cho khách hàng. Ngoài ra, cần chú ý khéo léo trong công tác đàm phán, tránh để khách hàng nghi ngờ về khả năng tài chính của công ty.

3.3.4.Kiến nghị

3.3.4.1.Đối vi công ty

Qua quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy rằng công ty CP XNK thủy sản Quảng Ninh là doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mạnh của tỉnh Quảng Ninh. Thời gian qua, công ty đã và đang thâm nhập tốt các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, biểu hiện ở việc nỗ lực đáp ứng các nhu cầu của thị trường xuất khẩu như xây dựng phân xưởng chế biến hàng chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn về chất lượng thực phẩm như HACCP, thực hiện công tác truy nguyên nguồn gốc. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu thực tế sản xuất kinh doanh của công ty em xin có một số ý kiến đóng góp như sau nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

- Cần nhanh chóng xây dựng bộ phận marketing phục vụ công tác tìm kiếm khách hàng cũng như xúc tiến giao dịch, kí kết hợp đồng với các khách hàng, chủđộng tiếp xúc với khách hàng.

- Nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh, không chỉ về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc mà cả bồi dưỡng khả năng ngoại ngữ. Công ty cần có chếđộ, chính sách đào tạo ưu tiên cho các cán bộ trẻ có năng lực cũng như khuyến khích họ tự trau dồi, nâng cao trình độ để họ trở thành lực lượng lao động cốt cán của công ty.

- Khuyến khích người lao động tham gia đóng cổ phần. Đây không chỉ làm tăng nguồn vốn cũng như sức cạnh tranh của công ty mà tăng sự gắn bó cũng như hết lòng trong công việc của tòan thể người lao động vì họ thấy quyền lợi của mình gắn trực tiếp với quyền lợi của công ty.

- Có kế hoạch đầu tư nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng chế biến giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nước nhập khẩu cũng như đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, công ty nên thành lập và đưa vào hoạt động phân xưởng hấp-chiên-luộc phục vụ cho sản xuất

mặt hàng này. Đồng thời chú ý nâng cao tay nghề cho toàn thể công nhân tham gia vào quá trình sản xuất chế biến đểđáp ứng kịp với nhu cầu sản xuất.

- Xây dựng mới trang web của công ty nhằm khai thác tốt nhất hiệu quả của thương mại điện tử, đây cũng là phương tiện để quảng bá tên tuổi và hình ảnh của công ty.

- Tích cực hơn nữa trong việc tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành thủy sản. Công ty cần có kế hoạch sử dụng ngân sách một cách hợp lý cũng như học hỏi kinh nghiệm tham gia hội chợ triển lãm để gian hàng thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng.

- Tích cực thực hiện các chính sách đãi ngộ với người lao động nhằm tạo lòng tin, giúp họ an tâm làm việc và trung thành với công ty. Bởi việc tuyển dụng và đào tạo mới công nhân gây tốn kém về thời gian, tiền của cũng như ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất sản phẩm.

3.3.4.2.Đối vi nhà nước

Thủy sản là một trong những mũi nhọn xuất khẩu chủ yếu của nước ta, đóng góp trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhằm đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu được thuận lợi phải có sự quản lý và hỗ trợ kịp thời của Nhà nước. Trong thời gian tới, để tạo thuận lợi hơn nữa cho công tác xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp, cần chú trọng đồng bộở một sốđiểm sau:

rVề hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý của Nhà nước đối với ngành thủy sản:

-Nhà nước cần chú trọng ban hành các văn bản, các tiêu chuẩn làm cơ sở hướng dẫn cho khu vực sản xuất nguyên liệu (khai thác, nuôi trồng), khu vực hậu cần nhằm đảm bảo mọi hoạt động của các đối tượng này không gây ảnh hưởng tới chất lượng nguyên liệu thủy sản.

-Ban hành các quy định, chế tài nhằm xử lý nghiêm khắc các trường hợp khai thác, đánh bắt trái quy định, gây ảnh hưởng tới môi trương sống của thủy sản cũng như gây ảnh hưởng tới chất lượng nguyên liệu.

-Xử lý nghiêm các trường hợp đưa tạp chất vào nguyên liệu gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như hình ảnh thủy sản xuất khẩu của quốc gia.

-Nhà nước cần xây dựng môi trường kinh doanh thong thoáng, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuận lợi như thực hiện chính phủ điện tử từ Trung ương đến địa phương; cải thiện các thủ tục xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu.

-Tích cực phát động, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng nghề cá trong việc sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.

rVề hoạt động xúc tiến xuất khẩu:

-Nhà nước tiếp tục phát huy vai trò cầu nối giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với các thị trường nhập khẩu thông qua các hoạt động ngoại giao, đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại song phương và đa phương để hàng hóa xuất khẩu nước ta được hưởng các mức thuế ưu đãi, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

-Tăng cường quan hệ với Tham tán thương mại các nước, các Đại sứ quán của nước ta ở nước ngoài để nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời.

rVề phía các ngành hỗ trợ:

Đối với các ngành hỗ trợ như giao thông vận tải, thủy lợi, thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng…Nhà nước cần có chính sách đầu tư, đổi mới hệ thống cơ sở vật chất để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu nói chung và ngành thủy sản xuất khẩu nói riêng giúp các doanh nghiệp giảm gánh nặng về chi phí, hạ giá thành, tăng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

rVề phía Bộ thủy sản:

-Đây là cơ quan chủ quản của tòan ngành thủy sản, vì thế Bộ thủy sản cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan như Bộ thương mại, Tổng cục hải quan trong việc ban hành các chính sách, quy định tránh tình trạng trách nhiệm chồng chéo, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

-Hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc kêu gọi xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam để thủy sản Việt Nam có chỗđứng vững chắc trên thị trường thế giới, có như vậy hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản mới đem lại hiệu quả cao.

-Tiếp tục tổ chức nghiên cứu và phổ biến các mô hình sản xuất và các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tình hình mới.

-Kịp thời cập nhật và cung cấp các thông tin mới về thị trường một cách kịp thời đến các doanh nghiệp giúp họ nhanh chóng nắm bắt các cơ hội cũng như đối phó với các nguy cơ.

-Hỗ trợ tài chính, phương tiện kỹ thuật, đào tạo cán bộ đi học ở nước ngoài làm nòng cốt cho việc thành lập tổ chức tiếp thị thủy sản, có chức năng nghiên cứu thị trường cũng như thu thập, xử lý thông tin, dự báo tình hình thị trường, khuyến khích hoạt động tiếp thị tại các thị trường cùng các vấn đề liên quan.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 157 - 160)