Trong những năm qua, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nếu như trong thời kỳ đầu của thủy sản xuất khẩu (những năm 60-70) chỉ vỏn vẹn hơn chục cơ sở sản xuất với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 20 triệu USD thì đến nay cả nước đã có 332 doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu (2005), đóng góp trên 2 tỉ USD hàng năm vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.
Trong vòng 10 năm trở lại kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9/2006 là 292 triệu USD, đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản xuất khẩu của nước ta 9 tháng đầu năm 2006 đạt 2,3 tỉ USD, bằng 82,14% kế hoạch cả năm và tăng 21,23% so với cùng kì năm trước.
XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
Năm 1995
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005 Triệu USD
0 10 20 30 40 50 60
%
Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng
BIỂU ĐỒ 1.1: XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản 2006, Báo cáo của Nguyễn Ngọc Hồng-Phó
Bộ trưởng Bộ Thủy sản)
Trước đây thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam khá hạn hẹp, đến nay Việt Nam đã xuất khẩu thuỷ sản tới 105 nước trên thế giới. Thị trường Nhật Bản là thị trường quan trọng bậc nhất, chiếm tỷ trọng 50-60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, đến nay vẫn giữ vị trí đứng đầu song tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể, chỉ còn chiếm 24,83%. Sau một loạt các tranh chấp thương mại, thị trường Mĩ biểu hiện những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cụ thể 6 tháng đầu năm 2006 xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mĩ là 260,8 triệu USD, chiếm 18,43% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2006, tuy có tăng nhẹ so với 253,1 triệu USD 6 tháng đầu năm 2005 nhưng vẫn thấp hơn mức 6 tháng đầu năm 2004 là 283 triệu USD. Châu Âu tuy không phải là thị trường mới song thời gian gần đây giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta vào thị trường này gia tăng đáng kể, chiếm 26,51% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2006, thấp hơn thị trường số 1 là Nhật Bản và vượt trên thị trường Mĩ. Gây thất vọng hơn cả là thị trường Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chỉ bằng 96% so với cùng kì năm trước. Các thị trường nhập khẩu trên 10 triệu USD có thể kể đến là Úc, Niu Dilân, Hàn Quốc, Malaixia.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2001 2002 2003 2004 2005
CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THEO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
Nước khác Châu Âu
Trung Quốc&Hồng Kông
Nhật Mỹ
BIỂU ĐỒ 1.2: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THEO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
(Nguồn:Tạp chí thương mại thủy sản 2006, Báo cáo của Nguyễn Ngọc Hồng-Phó Bộ trưởng Bộ Thủy sản) Như vậy, ta có thể thấy các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã và đang định hướng đúng tới các thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng như
Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU vì đây là những thị trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn và tương đối đa dạng.
Trong những ngày đầu tháng 11 vừa qua, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của WTO, đây là sự kiện trọng đại đánh dấu bước phát triển của nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới, đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp trong tiến trình mở cửa hội nhập toàn cầu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Vấn đề cần đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là việc các doanh nghiệp cần phải chủ động giải quyết các vấn đề thị trường theo hướng làm thế nào để giữ thị trường Mỹ, tăng cường xuất khẩu vào Nhật, Trung Quốc, EU, các nước NICs, mở rộng xuất khẩu vào các nước SNG, Trung Đông, Nam Mỹ.
Cùng với công tác tăng cường tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhằm xây dựng một cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý. Trong những năm qua, cơ cấu mặt hàng thủy sản của nước ta chủ yếu là các mặt hàng đông lạnh như tôm đông lạnh, cá tươi và đông lạnh, mực và bạch tuộc đông lạnh, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Tuy nhiên, hầu hết đều là các sản phẩm sơ chế giá trị thấp, tỉ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng còn rất ít.
CƠ CẤU MẶT HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU THEO GIÁ TRỊ CỦA VIỆT NAM
0 10 20 30 40 50 60
2001 2002 2003 2004 2005 tỉ trọng (%)
Tôm đông lạnh Cá đông&tươi Mực và bạch tuộc ĐL Hàng khô Mặt hàng khác
BIỂU ĐỒ 1.3: CƠ CẤU MẶT HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU THEO GIÁ TRỊ CỦA VIỆT NAM 2001-2005
(Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản 2006, Báo cáo của Nguyễn Ngọc Hồng- Phó Bộ trưởng Bộ Thủy sản)
Tôm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua, tuy với khối lượng ít nhưng giá trị xuất khẩu đạt cao nhất. Mặt hàng tôm đông lạnh chủ yếu được xuất sang thị trường Mỹ, Nhật Bản và thị trường EU.
Cá đông lạnh là mặt hàng đựợc xuất khẩu với số lượng nhiều nhất và chủng loại đa dạng nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giá trị xuất khẩu đứng thứ hai sau tôm đông lạnh. Các thị trường xuất khẩu cá chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, đặc biệt thị trường EU tăng mạnh nhập khẩu cá từ Việt Nam những năm gần đây. Thời gian qua, xuất khẩu cá trên các thị trường khác cũng tăng mạnh, chứng tỏ cá là mặt hàng dễ tiếp cận với nhiều thị trường, là một trong những mặt hàng tốt nhất phục vụ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Ngoài hai mặt hàng trên, mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian qua, phần lớn được xuất sang thị trường Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, trong đó Nhật Bản chiếm tỉ trọng 40-50% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh các mặt hàng đông lạnh chủ lực, hàng khô như mực khô, tôm khô, cá khô cũng đang là những mặt hàng xuất khẩu đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta thời gian qua, trong đó thị trường Trung Quốc với dân số đông và khá dễ tính đang là một trong những thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với những mặt hàng giá trị không cao, góp phần đa dạng hóa mặt hàng cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU đang là những thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam thời gian qua, đây là những thị trường lớn với nhu cầu nhập khẩu thủy sản ngày một tăng cao. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng như đã đề ra, toàn ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp tục giữ vững và phát triển hơn nữa các thị trường xuất khẩu chủ lực hiện tại cũng như có những kế hoạch, chiến lược hợp lý để vươn xa trên các thị trường xuất khẩu khác.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT