3.2.CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 141 - 143)

II-TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CPXNK THUỶ SẢN QUẢNG NINH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ

3.2.CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Nhưđã nói ở trên, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tìm ra được các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển các thị trường hiện tại của công ty. Tuy nhiên, cơ sởđề xuất các giải pháp phải dựa trên năng lực nội tại của doanh nghiệp cũng như nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng.

3.2.1.Căn cứ vào nhu cầu của các thị trường Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian tới

3.2.1.1.Căn c vào nhu cu nhp khu thy sn ca các nước

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các nước trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển ngày một tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do một số tác nhân chủ yếu sau:

qNhân tố dân số:

Đây là nhân tố cơ bản nhất quyết định đến sự gia tăng nhu cầu về mặt hàng thủy sản. Dân số thế giới tăng lên nhanh chóng trong những năm qua, đến nay đã đạt trên 6,3 tỷ người, trong đó Trung Quốc_một trong những thị trường xuất khẩu chính của công ty_với mức dân số kỉ lục cao nhất thế giới 1,3 tỉ dân (2004) và chưa có dấu hiệu dừng lại. Dân số tăng kéo theo nhu cầu về lương thực tăng cao, đặc biệt là tại các nước phát triển thì nhận thức về khả năng cung cấp dinh dưỡng cũng như mức độ an toàn cao của các sản phẩm thủy sản khiến người dân ngày càng ưa chuộng và có xu hướng sử dụng thay thế các sản phẩm khác từ thịt gia súc, gia cầm.

qNhân tố về khả năng tự cung tự cấp của các nước

Do sự gia tăng về dân số cũng như phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên của mỗi nước mà khả năng tự cung tự cấp về thủy sản của các nước là khác nhau. Theo các báo cáo gần đây, nhu cầu người dân ở các khu vực ven biển Trung Quốc như Thượng Hải tăng mạnh (dân số 400 triệu người, gấp 4 lần dân số Nhật Bản) nên Trung Quốc đang có xu hướng giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu phục vụ nhu cầu trong nước.

qLợi nhuận chênh lệch giữa nguyên liệu thô và sản phẩm giá trị gia tăng Tại các nước phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản, chi phí sản xuất rất lớn. Đồng thời khoản lợi nhuận kếch sù do chênh lệch giữa việc nhập nguyên liệu thô từ các nước đang phát triển để chế biến thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao khiến các nước này tăng cường việc nhập khẩu nguyên liệu.

qXu hướng ưa chuộng các sản phẩm mới lạ

Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ mang lại cho người tiêu dùng trên khắp thế giới có cơ hội thưởng thức các sản vật đến từ các quốc gia khác nhau. Ở các nước phát triển như Nhật Bản người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm mới lạ và muốn thử nghiệm nhiều loại sản phẩm.

3.2.1.2.Căn c vào xu hướng tiêu dùng sn phm thy sn ti các th trường thi gian ti

Tại các nước phát triển trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển thuộc Châu Á, xu hướng sống độc thân ngày càng gia tăng. Phụ nữ không còn bị bó buộc trong các công việc nội trợ gia đình đơn thuần mà ngày càng chứng tỏ năng lực của mình trong sự nghiệp. Công việc bận rộn khiến nhiều gia đình không có thời gian chế biến bữa ăn từ các sản phẩm tươi sống và thích sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn sao cho tiện lợi. Chính vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm chế biến sẵn an toàn, đảm bảo độ ngon sẽ rất được ưa chuộng trong thời gian tới. Đồng thời, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao góp phần cho ra đời và phát triển ngành công nghiệp dịch vụ du lịch ăn uống với chuỗi hệ thống nhà hàng, khách sạn, siêu thị…vô cùng sầm uất. Hệ thống này giúp tiêu thụ một lượng đáng kể thực phẩm trong đó có thủy hải sản vì đây được coi là mặt hàng khá đắt tiền so với thu nhập của nhiều người dân.

Tại Nhật Bản, mặt hàng tôm đông lạnh được ưa chuộng hơn cả với hai chủng loại chủ yếu là tôm sú và tôm chân trắng. Mực sushi và các loại cá thịt trắng cũng là những mặt hàng có khả năng tiêu thụ lớn trong thời gian tới.

Trung Quốc cũng là một trong những nước có nguồn tài nguyên thủy hải sản lớn, song nhu cầu nhập khẩu của nước này vẫn rất cao do nhu cầu trong nước tăng

mạnh trong vài năm trở lại đây. Các sản phẩm tươi, ngon, giá trị kinh tế cao, nguồn gốc tự nhiên như cua lột, ghẹ lột, tôm hùm, tôm he biển, cá song hoa…đang là những mặt hàng được ưa chuộng song khả năng cung cấp là rất ít do nguồn nguyên liệu khan hiếm.

Trong thời gian tới đây, các sản phẩm đáp ứng được các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, hợp khẩu vị, thân thiện với môi trường sẽ ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Bởi đó không chỉ là để đáp ứng các quy định của ngành, của nước nhập khẩu cũng như phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng mà còn là hướng đi đúng đắn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngành, của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người dân Nhật Bản có xu hướng chọn các sản phẩm có uy tín và có thương hiệu riêng cho nên việc xây dựng hình ảnh về sản phẩm thủy sản Việt Nam có uy tín trên thị trường thế giới cũng như giá cả hợp lý sẽ là xu hướng của thủy sản Việt Nam trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng khả năng chiếm lĩnh các thị trường chủ lực.

3.2.2.Căn cứ vào tình hình nội tại của công ty

Theo phân tích ở chương II, Nhật Bản và Trung Quốc là những thị trường chính của công ty trong thời gian qua và tiếp tục giữ vị trí thị trường chủ chốt của công ty trong thời gian tới. Do đó, việc đề ra các biện pháp nhằm phát triển các thị trường xuất khẩu phải dựa trên cở sở nắm bắt một cách cụ thể hoạt động xuất khẩu của công ty trên các thị trường này cũng như phương hướng hoạt động của công ty những năm tới đây, đồng thời căn cứ vào nhu cầu của khách hàng trên các thị trường đểđề ra các biện pháp thích hợp nhằm tiếp tục phát triển xuất khẩu.

3.3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP XNK THUỶ SẢN QUẢNG NINH THỜI GIAN

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)