ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁCTHỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA CÔNG TY THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 133 - 141)

II-TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CPXNK THUỶ SẢN QUẢNG NINH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ

2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁCTHỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA CÔNG TY THỜI GIAN QUA

KHẨU CHÍNH CỦA CÔNG TY THỜI GIAN QUA

2.3.1.Những mặt đã đạt được

2.3.1.1.Xét trên bình din chung

Trong những năm qua toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu và đã đạt được những thành công nhất định, đóng góp vào sự phát triển của ngành chế biến thuỷ sản của tỉnh nhà cũng như vào sự phát triển, lớn mạnh của thuỷ sản nước ta. Những đóng góp đó là:

-Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh, của Việt Nam.

-Làm tăng ngân sách nhà nước thông qua đóng các khoản thuế thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp…)

-Giải quyết tốt công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.

-Tạo được uy tín cho công ty và góp phần nâng cao uy tín cho ngành thuỷ sản Quảng Ninh nói riêng và thuỷ sản Việt Nam nói chung.

2.3.1.2.Xét v năng lc ni ti ca công ty:

Không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của ngành, của nền kinh tế đất nước, bản thân công ty đã có những bước phát triển đáng kể trong thời gian qua. Có thể kểđến một số mặt sau đây:

vVề công tác thu mua nguyên liệu:

Đối với ngành chế biến thuỷ sản, khâu nguyên liệu chiếm một vị trí quan trọng đối với cả quá trình chế biến và công tác xuất khẩu. Nhận thức rất rõ tầm quan trọng của nguyên liệu đầu vào, công ty chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp ở trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện thanh toán tiền hàng sớm cho họ.

vVề năng lực quản lý và lao động:

Ban lãnh đạo công ty là những người có kinh nghiệm, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, có mối quan hệ rộng rãi với các nhà cung cấp, các khách hàng trong và ngoài nước, tạo được uy tín với họ. Đội ngũ lãnh đạo và làm công tác quản lý được phân công công việc một cách hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ để có thể làm việc một cách hiệu quả nhất. Ban giám đốc cùng với phòng kinh doanh thường xuyên trau dồi thêm nghiệp vụ và kinh nghiệm, nắm bắt tốt các thông tin thị trường để đưa ra các chiến lược, chính sách kinh doanh hiệu quả, phù hợp với năng lực của công ty.

Nhận thức được tầm quan trọng của sức trẻ trong công tác quản lý cũng như trong lao động sản xuất, công ty đang có xu hướng trẻ hoá dần đội ngũ lao động toàn công ty. Lực lượng lao động trẻ có sức khoẻ tốt, có năng lực và kinh nghiệm làm việc, nhiệt tình trong công việc, công ty cũng thường xuyên kiểm tra, nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động để có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc.

vVề năng lực sản xuất:

Công ty đã đầu tưđổi mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng và mở rộng diện tích nhà xưởng, xây dựng thêm phân xưởng chế biến hàng chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường. Công suất nhà máy đạt hơn 2.000 tấn/năm nhưng hiện nay mới khai thác hết khoảng 60-70% công suất.

vVề các tiêu chuẩn chất lượng đã đạt được:

Do tính nhạy cảm của mặt hàng thực phẩm nên những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe, đặc biệt là hàng chế biến xuất khẩu. Đáp ứng những đòi hỏi của thị trường cũng nhưđểđảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của chính bản thân doanh nghiệp, công ty đã chủ động xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như HACCP và đã đạt được code EU để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

vVề công tác truy nguyên nguồn gốc:

Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, thâm nhập ngày càng có hiệu quả trên các thị trường truyền thống cũng như các thị trường mới, bằng chứng là đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu thuỷ sản vào 105 nước trên thế giới. Tại các thị trường như Nhật Bản, EU, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó chú trọng đến khả năng truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là đối với các sản phẩm nhập khẩu. Thực hiện truy nguyên nguồn gốc sản phẩm đang là một xu hướng mới của

thị trường thế giới, xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng muốn có đầy đủ những thông tin về sản phẩm kể từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra, tăng thêm tính tin cậy cũng như sự an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Tại công ty, thực hiện truy nguyên nguồn gốc là hoạt động mang tính tự nguyện đáp ứng đòi hỏi của thị trường, đồng thời cũng là một lợi thế của công ty vì đây là một công cụ marketing hữu hiệu quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm của công ty. Chính điều này làm tăng thêm độ tin cậy của khách hàng và là cam kết của công ty với khách hàng về khả năng truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

vVề thị trường tiêu thụ và khách hàng:

Hiện nay công ty đang cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ để hạn chế rủi ro về mặt thị trường, nhưng vẫn duy trì và phát triển các thị trường truyền thống của mình như Nhật, Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường này vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Công ty đã và đang có được những khách hàng lớn tại các thị trường Nhật Bản và Trung Quốc, những khách hàng này là những tập đoàn lớn, khả năng tài chính mạnh, thường xuyên đặt hàng với khối lượng và giá trị cao. Các khách hàng của công ty, đặc biệt là khách hàng Nhật Bản thường xuyên có những chuyến thăm nhà máy và rất có thiện cảm với công ty, tạo mối quan hệ tốt đẹp và duy trì quan hệ làm ăn lâu dài.

Trên mỗi thị trường, công ty cố gắng tìm kiếm, đa dạng hoá khách hàng để giảm bớt rủi ro do việc quá phụ thuộc vào một, hai khách hàng lớn, nếu họ thay đổi nhà cung cấp sẽảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

vVề chính sách marketing:

+Chính sách sản phẩm:

Công ty chủđộng xây dựng cơ cấu sản phẩm phù hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường trên cơ sở năng lực sản xuất của công ty. Trên mỗi thị trường công ty đều đưa ra những sản phẩm xuất khẩu chủ lực phù hợp với nhu cầu của thị trường đó. Cụ thể trên thị trường Nhật là mực sushi, tôm thẻ chân trắng HLSO, HLSO, cá đổng cờ fillet, trên thị trường Trung Quốc là mực khô.

Nhận thức được nhu cầu cao về mặt hàng giá trị gia tăng, công ty đầu tư vào chế biến mặt hàng mực sushi xuất khẩu đạt giá trị cao, được khách hàng rất ưa chuộng.

+Chính sách xúc tiến bán hàng:

§Công ty chủ động quảng cáo trên các website chuyên ngành như trang web của Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, trang web của Bộ thuỷ sản…quảng bá tên tuổi của công ty, các khách hàng có nhu cầu thông qua các trang web tìm đến công ty giao dịch, kí kết hợp đồng.

§Tích cực cử cán bộ xuất khẩu đi tham quam, tham gia các hội chợ triển lãm, mở gian hàng tại hội chợ để giới thiệu, quảng bá công ty và tìm kiếm khách hàng đồng thời nắm bắt các thông tin và xu hướng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm mới.

§Công ty là thành viên của VASEP nên được hưởng những ưu đãi của tổ chức này dành cho các doanh nghiệp thành viên, tận dụng được những cơ hội tìm kiếm thị trường.

§Hàng năm vào những dịp quan trọng, công ty đều có chính sách thăm hỏi, tặng quà cho khách hàng, nhà cung cấp củng cố mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ.

2.3.2.Những hạn chế còn tồn tại:

Bên cạnh những mặt đã đạt được, công ty còn một số hạn chế nhất định trong công tác phát triển thị trường xuất khẩu:

vVề nguyên liệu:

Trước tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, xuất khẩu vào các thị trường càng trở nên khó khăn hơn do vấp phải các quy định chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu, vừa đểđảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng vừa là hàng rào thương mại. Chính vì vậy, yêu cầu về nguồn nguyên liệu tốt, đảm bảo chất lượng đang là vấn đề cấp thiết. Hiện nay, việc kiểm tra nguyên liệu trước khi nhập kho mang tính cảm quan cao, vì thế nên một số lô nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, bị nhiễm kháng sinh, vi sinh cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá xuất khẩu. Một số lô hàng làm để xuất khẩu nhưng sau khi lấy mẫu kiểm tra không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phải để lại bán nội địa, làm ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu và làm giảm doanh thu, lợi nhuận của công ty.

Bên cạnh đó là đội ngũ thu mua còn tương đối mỏng, khi cần phải huy động thêm các cán bộ khác của phòng kinh doanh. Công ty cần phải xem xét, cân nhắc bổ sung thêm lao động phục vụ cho công tác thu mua để công tác thu mua được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Không giống như một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu khác, công ty không có đội tàu đánh bắt riêng, đây cũng là một bất lợi vì như vậy, nguồn nguyên liệu hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thu mua.

vVề lao động:

Ngành chế biến thuỷ sản hiện nay không phải là ngành nghề hấp dẫn cho lắm, nhất là với các doanh nghiệp Miền Bắc. Tuy kim ngạch xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của nước ta thường xuyên tăng lên nhưng trong bối cảnh nguồn nguyên liệu khan hiếm như hiện nay, trong những năm tới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.

Với mức lương không hấp dẫn, tính chất công việc vất vả đòi hỏi người lao động chế biến thuỷ sản có sức khoẻ tốt mới có thể làm việc được nên hiện nay công ty đang thiếu nguồn lao động. Công tác tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, gần như là không tuyển được lực lượng lao động trong tỉnh, phần lớn là lao động ngoại tỉnh. Một bộ phận công nhân chỉ gắn bó với công ty một thời gian rồi lại thuyên chuyển nơi làm việc, dẫn tới tình trạng công ty phải tuyển dụng mới và đào tạo mới, làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của công ty.

Tuy có nhiều cố gắng trong công tác tuyển dụng và đào tạo lao động nhưng hiện nay, tay nghề lao động của công nhân còn chưa được đồng đều, các sản phẩm tạo ra nhiều khi không đồng nhất về kích cỡ, trọng lượng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

vVề công tác truy nguyên nguồn gốc:

- Thực hiện truy nguyên nguồn gốc đầu vào mới chỉ tiến hành đến các nhà cung cấp, hoặc các chủđầm nuôi, khả năng đảm bảo an toàn về nguồn thức ăn nuôi cũng như con giống chưa thực hiện được.

-Tiến độ sản xuất chế biến bịảnh hưởng do phải phân lô nguyên liệu chế biến để tránh nhầm lẫn xuất xứ các lô nguyên liệu.

-Công tác truy nguyên nguồn gốc của công ty hiện nay mang tính thủ công cao, các dữ liệu được ghi chép bằng tay là chủ yếu nên tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức.

vVề thị trường tiêu thụ và khách hàng:

Thị trường chủ lực của công ty là thị trường Nhật Bản và Trung Quốc, hai thị trường này gần như chiếm toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của công ty, chính vì thế nguy cơ xảy ra rủi ro cho công ty là rất cao khi hai thị trường này có nhiều biến động. Trong thời gian tới, công ty cần phải tái mở rộng thị trường xuất khẩu của mình để phân tán bớt rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng thêm doanh thu và lợi nhuận, duy trì sựổn định và phát triển của công ty.

Trên các thị trường, công ty đều có một số khách hàng lớn, thường xuyên đặt hàng công ty. Đây vừa là thuận lợi cũng là rủi ro vì nếu những khách hàng lớn này

thay đổi nhà cung cấp sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công ty. Chính vì thế, công ty cần nỗ lực tìm kiếm khách hàng để phân tán rủi ro.

vVề chính sách marketing:

+Chính sách sản phẩm:

Hiện nay cơ cấu sản phẩm của công ty chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào ba mặt hàng chính là mực, tôm, cá và đều ở dạng đông lạnh và chủ yếu xuất sang thị trường Nhật Bản.

Đối với mặt hàng mực đông lạnh: Mực đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng đông lạnh xuất khẩu của công ty, các sản phẩm chế biến từ mực chủ yếu là mực nguyên con, mực cắt khoanh, mực sushi…Do ưu đãi của tự nhiên nên mực ở vùng biển Quảng Ninh ngon hơn mực ở một số nơi khác, chính vì thế nhu cầu về mặt hàng mực tăng cao. Nhưng do khó khăn về nguyên liệu nên nhiều khi công ty phải thu mua ở nơi khác, làm chất lượng sản phẩm có phần giảm sút.

Đối với mặt hàng tôm đông lạnh: Hiện nay, tôm nguyên liệu hoàn toàn là tôm nuôi, vì thế cơ cấu mặt hàng không đa dạng, chủ yếu là tôm sú và tôm chân trắng. Các sản phẩm chế biến từ tôm chủ yếu là hàng sơ chế như tôm HLSO, HOSO, thiếu các mặt hàng chế biến giá trị gia tăng. Trong thời gian tới, công ty phải tìm kiếm thêm các khách hàng có nhu cầu về các chủng loại tôm khác như tôm sắt, tôm rảo, tôm chì, làm phong phú thêm cơ cấu mặt hàng và tận dụng được nguồn nguyên liệu tự nhiên gần gũi.

Đối với mặt hàng cá đông lạnh: Mặt hàng cá đông lạnh chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong số các mặt hàng đông lạnh. Cơ cấu mặt hàng chủ yếu là hàng sơ chế như fillet và chỉ tập trung xuất khẩu mặt hàng cá đổng cờ, đổng quéo sang thị trường Nhật Bản, chưa khai thác được nhu cầu của các thị trường khác.

Đối với mặt hàng mực khô: Tuy không phải là mặt hàng sản xuất chế biến của công ty nhưng sản phẩm mực khô đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu sản phẩm của công ty, đem lại doanh thu xuất khẩu rất lớn. Mực khô sau khi thu mua được xuất khẩu trực tiếp không qua chế biến, làm cho giá trị xuất khẩu không cao như đối với hàng qua chế biến. Đồng thời, khách hàng mua mực khô là các thương nhân Trung Quốc nên công ty vấp phải sự cạnh tranh với các hộ tư nhân với giá thành rẻ hơn, làm cho sản lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu mực khô của công ty bị giảm sút.

+Chính sách giá:

Do thị trường nguyên liệu thuỷ sản có nhiều biến động, phụ thuộc vào mùa vụ nên giá cả nguyên liệu cũng có nhiều thay đổi, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh

doanh một số lô hàng xuất khẩu phải chấp nhận gần như không có lãi để duy trì bạn hàng và các mối quan hệ của công ty.

+Chính sách phân phối:

Thuỷ sản Việt Nam hiện nay đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, song hầu hết đều phải thông qua các nhà nhập khẩu lớn ở nước nhập khẩu. Hệ thống phân phối ở một số nước, đặc biệt là Nhật Bản rất phức tạp và phải qua nhiều mắt xích. Công ty chưa có khả năng xuất bán sản phẩm của mình trực tiếp đến thị trường tiêu dùng ở nước nhập khẩu như nhà bán lẻ, các nhà hàng, quán ăn…Chính vì thế phải

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 133 - 141)