THUỶ SẢN QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI
3.3.2. Một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản 1.Biện pháp 1
ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG - ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN CHO SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
Dưới tác động của xu hướng tự do thương mại, các nước phát triển, cũng là các nước nhập khẩu thuỷ sản chính của thế giới, một mặt thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các hàng rào thương mại, nhưng mặt khác, các nước này cũng đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về an toàn thực phẩm. Các sản phẩm “sạch” sẽ có khả năng thâm nhập thị trường tốt hơn. Đứng trước những đòi hỏi của thị trường, việc ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm xuất khẩu là rất cần thiết, đồng thời là vũ khí cạnh tranh hiệu quả của công ty. Thị trường Nhật Bản tương đối dễ tính so với các thị trường như Mỹ, EU nhưng trong thời gian tới, chắc chắn sẽ áp dụng nhiều quy định mới khắt khe hơn về đảm bảo chất lượng sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu.
Hiện tại các doanh nghiệp mới chỉ chú ý đến nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu chế biến, còn trong khâu nuôi trồng, khai thác, bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch thì chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức.
Đây là tình trạng chung của ngành thuỷ sản Việt Nam hiện nay chứ không của riêng công ty. Trong phạm vi khả năng của mình, để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tiếp tục ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, công ty cần làm tốt một số vấn đề sau:
q Làm tốt công tác thu mua nguyên liệu, nâng cao chất lượng nguyên liệu thu mua cũng như bảo quản tốt nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng.
q Thực hiện tốt các quy phạm sản xuất.
Các quy trình, quy phạm sản xuất là cơ sở hướng dẫn mọi khâu của quá trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng đã đề ra.
Người cán bộ quản lý, ở đây là Ban giám đốc, Quản đốc phân xưởng, đội HACCP, phải nắm rừ và cú trỏch nhiệm phổ biến tới toàn thể cụng nhõn thực hiện nghiờm chỉnh các quy trình, quy phạm sản xuất. Đồng thời, việc vận dụng các quy phạm sản xuất phải phù hợp với tình hình hiện tại của công ty, tránh áp dụng rập khuôn, máy móc.
q Tăng cường kiểm tra giám sát trong quá trình chế biến
Trong quá trình chế biến công ty cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát để nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như phát hiện các mối nguy và có biện pháp giải quyết kịp thời ngay trong từng khâu của quá trình chế biến. Công tác kiểm tra giám sát phải được thực hiện từ khâu đầu vào đến khi thành
sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho chờ xuất bán, kiểm tra công nhân cũng như nguyên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm.
+Kiểm tra công nhân:
Lực lượng lao động là nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, chính vì thế công tác kiểm tra giám sát công nhân phải được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ, đảm bảo một số yêu cầu sau:
-Thao tác kỹ thuật của công nhân tốt, đạt yêu cầu.
-Thực hiện nội quy chế biến của phân xưởng nghiêm túc, không sử dụng lẫn các dụng cụ chế biến.
-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: kiểm tra móng tay, bệnh ngoài da, trang sức…
+Kiểm tra nguyên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm:
-Nguyên liệu cần phân lô và kiểm tra trước khi đưa vào chế biến.
-Kiểm tra bán thành phẩm thường xuyên.
-Kiểm tra kỹ trước khi đóng gói thành phẩm nhằm phát hiện kịp thời các sai sót.
-Đối với thành phẩm phải dò kim loại, kiểm tra vi sinh, nếu có phải cách ly ngay.
+Kiểm tra vệ sinh nhà xưởng:
-Tăng cường hoạt động của đội vệ sinh nhà xưởng.
-Thành lập đội ngũ kiểm tra của công ty.
-Kiểm tra vệ sinh nhà xưởng toàn bộ một cách thường xuyên.
q Tăng cường kiểm tra máy móc thiết bị chế biến và duy tu bảo dưỡng, đầu tư mới nếu cần thiết.
Để có thể cho ra đời một sản phẩm thủy sản đông lạnh cần có sự giúp đỡ của nhiều máy móc như máy cấp đông, máy hút chân không, máy dò kim loại…Trong thời gian qua công ty đã có cố gắng trong việc đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất song do nguồn vốn hạn hẹp nên còn nhiều hạn chế. Máy dò kim loại bằng kim loại không thể loại bỏ 100% tình trạng sót kim loại trong sản phẩm, nếu có điều kiện công ty nên thay thế bằng máy dò kim loại bằng nam châm.
q Thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý phân xưởng, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
-Các cán bộ KCS, HACCP thường xuyên cập nhật các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường nhập khẩu và phổ biến tới toàn thể công nhân.
-Công ty định kỳ tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi cho công nhân, vừa để nâng cao tay nghề vừa tăng thêm tinh thần đoàn kết gắn bó, hăng say sản xuất trong công ty.
-Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân theo các tài liệu của ngành và phổ biến các tài liệu hướng dẫn cho công nhân để họ tự hoàn thiện và nâng cao tay nghề.
q Nâng cao ý thức vệ sinh của toàn thể người lao động và trách nhiệm của họ trong quá trình chế biến sản xuất sản phẩm.
-Tích cực tuyên truyền bằng các khẩu hiệu dễ nhớ, gần gũi với người lao động, treo tai nơi làm việc, cửa ra vào.
-Thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm khuyến khích tinh thần người lao động.
3.3.2.2.Biện pháp 2:
ĐA DẠNG HểA SẢN PHẨM THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẢM GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Trong những năm qua, tỷ lệ các sản phẩm chế biến sâu (chế biến tạo giá trị gia tăng cao) trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu cú sự tăng lờn rừ rệt, nếu như năm 1998 tỷ lệ này là 17,5% thì đến năm 2001 là 33% và năm 2003 là 37% nhưng vài năm trở lại đây việc tăng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng cao rất chậm so với thời kỳ trước. Nếu vấn đề này vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới thì việc xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn đồng thời còn ảnh hưởng đến việc tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động và doanh nghiệp.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhu cầu về các sản phẩm thuỷ sản giá trị gia tăng cao có xu hướng tăng mạnh tại các nước phát triển như Nhật, Mỹ trong thời gian tới. Đối với thị trường Nhật cần có một số chính sách phát triển như sau:
Đối với mặt hàng mực đông lạnh:
Mặt hàng mực chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty. Trong thời gian qua, mặt hàng này chủ yếu ở dạng chế biến song cơ cấu sản phẩm còn chưa đa dạng. Công ty có thể tìm hiểu và sản xuất thử một số mặt hàng mực sau:
-Mực ống xiên que đông lạnh -Mực ống tẩm bột xù
-Mực ống tẩm bột tempura -Mực ống luộc cắt khoanh -Mực ống cắt hạt lựu
Đối với mặt hàng tôm đông lạnh:
Hiện nay tôm vẫn đang là sản phẩm thủy sản được ưa chuộng nhất trên thị trường Nhật Bản, trong đó các sản phẩm chế biến sẵn đang có xu hướng gia tăng.
Hiện nay, cơ cấu mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu của công ty hoàn toàn là hàng
sơ chế đông lạnh, chưa khai thác và đáp ứng được nhu cầu của thị trường Nhật Bản về các mặt hàng giá trị gia tăng mang tính tiện dụng cao và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng như tôm bỏ đầu xẻ bướm, tôm hấp, tôm bao bột chiên. Trong thời gian tới công ty có thể tìm hiểu và sản xuất thử nghiệm một số mặt hàng như:
-Tôm Nobashi
-Tôm Nobashi tẩm bột -Tôm nguyên con hấp chín -Tôm PTO xẻ bướm
-Tôm PTO tẩm bột-PANKO -Tôm Sushi EBI
-Tôm PTO tẩm bột chiên -Tôm tẩm bột xù
-Tôm tẩm bột tempura -Bánh tôm xiên que tẩm bột
Tôm Nobashi, Sushi EBI, Panko là những sản phẩm truyền thống của người Nhật, chính vì thế, nếu sản xuất thử nghiệm và chào hàng thành công, sản phẩm phù hợp với khẩu vị của người dân Nhật Bản thì đây là hướng phát triển những sản phẩm giá trị gia tăng chủ lực của công ty.
Đối với mặt hàng cá đông lạnh:
Trong giai đoạn nền kinh tế đang hồi phục, thị trường Nhật Bản đang có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các mặt hàng cá với giá cả cạnh tranh. Hiện nay công ty đang tập trung vào cá đổng cờ, cá đổng quéo nên tới đây công ty cần phải đa dạng các sản phẩm từ nhiều loại cá và tiến hành chào hàng đến các khách hàng Nhật Bản như cá thu, cá bạc má, cá nục. Thị trường Nhật cũng rất ưa chuộng các sản phẩm chế biến như cá kirimi, cá sashimi, cá sushi, cá tẩm bột vì thế công ty nên tìm hiểu và sản xuất thử nghiệm các mặt hàng này để mở rộng cơ cấu sản phẩm của công ty trên thị trường Nhật Bản.
Để thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm theo hướng gia tăng các sản phẩm giá trị gia tăng, công ty cần thực hiện các công việc sau:
q Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng hiện tại.
q Tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về khẩu vị, thành phần sản phẩm sao cho sản phẩm chế biến phù hợp nhất với sở thích người tiêu dùng.
q Tích cực tìm hiểu các tiêu chuẩn của thị trường đối với các sản phẩm giá trị gia tăng mới, cách bao gói và trình bày sản phẩm phù hợp, đẹp mắt.
q Lập kế hoạch sản xuất thử và chào hàng mẫu tới các khách hàng.
q Tăng cường khâu kiểm tra, giám sát trong hoạt động chế biến và kiểm nghiệm mẫu sản phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành, của nước nhập khẩu.
3.3.2.3Biện pháp 3:
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CHÀO HÀNG ĐẾN CÁC KHÁCH HÀNG
Giống như hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, công tác chào hàng của công ty còn mang tính chất bị động và tính khuôn mẫu cao, phần lớn phụ thuộc vào thư hỏi hàng của khách hàng. Hoặc nếu có thì chỉ giới thiệu những sản phẩm sản xuất hiện tại. Chính vì công tác chào hàng chưa được chú ý đúng mức như vậy
-Đối với sản phẩm hiện tại: công ty cần giới thiệu các cải tiến đối với sản phẩm hiện tại như cải tiến về phương pháp chế biến (cách cấp đông, cách sơ chế nguyên liệu…), cách đóng gói (cách xếp khay, bao bì, phương pháp đóng gói…), nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của khách hàng.
-Đối với sản phẩm mới: tăng cường giới thiệu sản phẩm mới, chỉ ra các ưu điểm và triển vọng phát triển của sản phẩm trên thị trường phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người dân và khả năng cạnh tranh cao hơn hẳn các sản phẩm khác.
-Cách thức liên lạc: thông qua thương mại điện tử là chủ yếu. Công ty nên chủ động mời khách hàng đến thăm công ty cũng như sang thăm khách hàng nếu có điều kiện.
3.3.2.4. Biện pháp 4:
TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG THAM GIA CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN TẠI NHẬT BẢN
Hoạt động tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành thủy sản trong nước và quốc tế là một hoạt động rất cần thiết với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, mang lại những lợi ích to lớn như:
-Giúp công ty nắm bắt được xu hướng tiêu dùng thủy sản của thế giới, của các thị trường nhập khẩu hiện tại của công ty.
-Tạo cơ hội gặp gỡ với các khách hàng mới.
-Tìm hiểu được các đối thủ cạnh tranh.
-Là cơ hội quảng cáo hình ảnh công ty.
Thời gian qua công ty đã tham gia một số hội chợ thủy sản như Hội chợ thủy sản Nhật Bản, Hội chợ thủy sản Đan Mạch song hiệu quả mang lại chưa cao.Vì hoạt động tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành khá tốn kém chi phí nên để đạt hiệu quả cao công ty cần chú ý một số điểm sau:
-Cần lập kế hoạch dự toán chi phí cụ thể.
-Đầu tư thiết kế gian hàng đẹp mắt, thu hút sự chú ý của khách hàng. Lưu ý trưng bày mẫu hàng sao cho đẹp, dễ thấy.
-Chuẩn bị catalogue, tài liệu quảng cáo, quà tặng cho khách hàng ghé thăm gian hàng của công ty.
-Nhân viên tiếp thị có trình độ ngoại ngữ tốt, tác phong lịch sự, ăn mặc đẹp.
-Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động các hội chợ đã tham gia làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo trong thời gian tới.
3.3.3.Một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc