Tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 42 - 46)

XUẤT NHẬP KHẨU THUỶSẢN QUẢNG NINH THỜI GIAN QUA

2.2. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

2.2.3. Tình hình tài chính của công ty

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì tình hình tài chính cũng là bức tranh phản ỏnh rừ nột nhất hiệu quả hoạt động của chớnh doanh nghiệp đú. Tỡnh hỡnh tài chính tốt hay xấu thể hiện doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, tình hình tài chính lành mạnh hay yếu kém sẽ thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Riêng với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, vấn đề vốn đặc biệt được chú trọng vì chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm tới 70% giá trị thành phẩm nên công ty cần lượng vốn lớn và thường xuyên đảm bảo cho nhu cầu sản xuất. Hiện nay công ty đang thiếu vốn hoạt động, điều này ảnh hưởng đến tiến độ công việc cũng như tăng thêm gánh nặng tài chính cho công ty do phải trả khoản lãi vay. Do đó, công ty cần quan tâm hơn đến vấn đề sử dụng và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Khi xem xét tình hình vốn của doanh nghiệp, có thể xét đến nhiều chỉ tiêu nhưng ta quan tâm hơn cả là chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ các khoản phải thu =

Tổng số nợ phải thu Tổng nợ phải trả Tỷ suất nợ =

Nợ phải trả Nguồn vốn

Sau đây ta xem xét tình hình công nợ của công ty:

BẢNG 2.4: CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2003 – 2005

Chênh lệch (%) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

2004/2003 2005/2004 Tổng nợ phải thu (1000đ) 10.681.261 9.948.559 23.223.593 -6,9 +133,4 Tổng nợ phải trả (1000đ) 36.003.530 39.945.119 58.103.819 +10,9 +45,4 Nguồn vốn (1000đ) 40.563.628 44.978.722 63.529.177 +10,9 +41,2 Trong đó Vốn chủ sở hữu

(1000đ) 4.560.098 5.117.302 5.425.358 +12,2 +6,0

Tỷ trọng VCSH/Nguồn

vốn (%) 11,2 11,4 8,5 +1,8 +25,4

Tỷ lệ các khoản phải

thu và phải trả 0,297 0,249 0,399 -16,2 +60,2

Tỷ suất nợ 0,887 0,888 0,915 +0,1 +3,3

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005 Nhận xét:

T l cỏc khon phi thu và phi tr:

Tỷ lệ các khoản phải thu và phải trả thể hiện phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại. Trong 3 năm qua tỷ lệ các khoản phải thu và phải trả tăng từ 0,297 (năm 2003) lên tới 0,399 (năm 2005), hay tương đương năm 2004 tỷ lệ này giảm 16,2% so với năm 2003, và năm 2005 tỷ lệ này tăng mạnh, lên đến 60,2% so với năm 2004. Cho thấy phần vốn của công ty bị chiếm dụng tăng qua 3 năm từ 29,7% tới 39,9% trong tổng vốn hoạt động của công ty.Điều này là do các nguyên nhân sau:

q Tng n phi thu:

Năm 2004, tổng nợ phải thu giảm 6,9% so với năm 2003 và năm 2005 tổng nợ phải thu tăng 133,4% so với 2004.

BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY 2003-2005

ĐVT: 1000Đ Chênh lệch (%) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003 2005/2004 Các khoản phải thu 10.681.262 9.948.559 23.223.593 -6,9 +133,4 -Phi thu khách

hàng

4.188.037 3.822.366 20.149.291 -8,7 +427,1 -Tr trước người

bán

5.890.352 4.626.731 91.621 -21,4 -98,0 -VAT được khu

tr

14.460 913.826 - +4850,3 -

-Phi thu khác 584.413 585.635 2.982.681 +0,2 +409,3 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005 +Khoản trả trước người bán chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các khoản phải thu, trên 50% và có xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt năm 2005 chỉ còn 91.621 ngàn đồng, chiếm chưa đến 0,5% các khoản phải thu. Trong năm 2003-2004, khoản trả trước người bán thể hiện một phần vốn lưu động của công ty ứng trước cho các nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư, đây có thể coi là lợi thế của công ty trong các mối quan hệ với người bán. Sang năm 2005 do khách hàng nợ công ty nhiều nên công ty lõm vào tỡnh trạng thiếu vốn, khả năng ứng trước cho người bỏn giảm rừ rệt, điều này ảnh hưởng đến công tác thu mua của công ty, công ty cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng trong thời gian tới.

+Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong số các khoản phải thu (trên 40%). Trong năm 2005, khoản phải thu khách hàng là 20.149.291 ngàn đồng chiếm trên 85% các khoản phải thu. Điều này cho thấy trong năm này khách hàng đã chiếm dụng một khoản tiền rất lớn của công ty. Tuy đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì việc khách hàng chiếm dụng vốn, chậm thanh toán tiền hàng là điều bình thường song việc này sẽ khó khăn cho công ty trong việc huy động vốn phục vụ cho các hoạt động khác, đặc biệt là công tác thu mua.

+Khoản VAT được khấu trừ, phải thu khác tăng nhẹ.

q Tng n phi tr:

Trong 3 năm qua, tổng nợ phải trả đều tăng, điều đó chứng tỏ công ty đã và đang đi chiếm dụng vốn của người khác. Năm 2004 tổng nợ phải trả tăng 10,9% so

với năm 2003, đến năm 2005 tổng nợ phải trả tăng 45,4% so với năm 2004. Khoản nợ lớn sẽ làm chi phí tài chính tăng cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY ĐVT:1000Đ Chênh lệch (%) Chỉ tiêu

Năm 2003

Năm 2004

Năm

2005 2004/2003 2005/2004 I.N ngn hn

-Vay ngắn hạn -Phải trả người bán -Người mua trả tiền trước

-Thuế & các khoản phải nộp

-Phải trả CNV

-Phải trả đơn vị nội bộ -Phải trả, phải nộp khác

30.960.697 21.722.830 7.217.961 705.814 188.475 389.791 - 735.826

31.040.959 23.623.745 4.554.615 1.562.174 243.655 387.985 8.330 660.455

49.685.236 37.176.463 10.429.651 914.737 15.733 252.882 8.330 887.440

+0,3 +8,8 -36,9 +121,5 +29,3 -0,46 - -10,2

+60,0 +57,4 +129,0 +-41,4 -93,5 -34,8 0 34,4

II.N dài hn -Vay dài hạn

5.034.502 5.034.502

8.904.160 8.904.160

8.418.583 8.418.583

+76,9 +76,9

-5,4 -5,4 III.N khác

-Chi phí phải trả

8.331 8.331

- -

- -

- -

- - Tổng nợ phải trả 36.003.530 39.945.119 58.103.819 +10,9 +45,4

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005 Quan bảng trên ta thấy tổng nợ phải trả tăng qua các năm là do:

+Nợ ngắn hạn biến động: Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do vay ngắn hạn tăng.

Năm 2004, vay ngắn hạn tăng 8,8% so với năm 2003, năm 2005 vay ngắn hạn tăng 57,4% so với năm 20004. Đây là khoản tiền chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các khoản nợ ngắn hạn (trên 70%). Vay ngắn hạn tăng là do nhu cầu sản xuất tăng cao, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào bị đẩy lên trong khi nguồn vốn của công ty không đủ nên nhu cầu về vốn vay tăng theo.

+Nợ dài hạn biến động: Trong 3 năm qua, nợ dài hạn có xu hướng tăng lên do các khoản vay dài hạn tăng lên. Năm 2004, vay dài hạn tăng 76,9% so với năm 2003 và năm 2005 vay dài hạn giảm nhẹ, giảm 5,4% so với năm 2004. Nhu cầu vay dài hạn làm cho chi phí tài chính tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.

+Nợ khác: các khoản nợ khác rất nhỏ và hầu như không có, duy chỉ có năm 2003 nợ khác là 8.331 ngàn đồng.

Như vậy, tổng nợ phải trả 3 năm biến động mạnh chủ yếu là do khoản nợ ngắn hạn tăng mạnh, đây là biểu hiện không tốt cho tình hình tài chính của công ty.

Tỷ suất nợ:

Tỷ suất nợ của công ty trong năm 2005 là 0,915 gia tăng so với hai năm trước. Tỷ suất này khá lớn, trong đó tổng nợ phải trả chiếm 88,7% trong tổng nguồn vốn năm 2003, chiếm 88,8% tổng nguồn vốn trong năm 2004 và chiếm 91,5% trong năm 2005. Tuy nguồn vốn của công ty tăng qua các năm song tỷ trọng nợ phải trả tăng mạnh hơn, cụ thể: tốc độ tăng nguồn vốn năm 2005 là 41,2% so với năm 2004 trong khi tốc độ tăng nợ phải trả là 45,4% so với năm 2004. Điều này chứng tỏ công ty không chủ động được về nguồn vốn, phần nợ phải trả lớn sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nếu gặp phải vấn đề về thị trường.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu/nguồn vốn giảm từ 11,2 (2003) xuống còn 8,5 (2005), trong khi đó tỷ suất nợ lại tăng từ 0,887 (2003) đến 0,915 (2005). Điều đó thể hiện tiềm lực tài chính của công ty có xu hướng giảm trước nhu cầu vốn ngày càng nhiều để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tóm li:

Qua phân tích tình hình công nợ của công ty, ta có thể thấy công ty đang thiếu vốn để kinh doanh, chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản chứ không chỉ riêng công ty, tuy nhiên vay nợ nhiều sẽ khiến cho công ty bị động về vốn. Nếu mối quan hệ với các tổ chức tín dụng không tốt công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều đó đòi hỏi công ty phải thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp tín dụng đồng thời duy trì, phát triển, mở rộng các bạn hàng, các thị trường xuất khẩu để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)