2.2.CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 36 - 41)

I-TÌM HIỂU VỂ CÔNG TY CỔ PHẨN XUẤT NHẬP KHẨU (CP XNK) THUỶ SẢN QUẢNG NINH

2.2.CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

KHẨU CỦA CÔNG TY

2.2.1.Nguồn nguyên liệu

Đối với ngành thuỷ sản, nguồn nguyên liệu là đầu vào vô cùng quan trọng. Nguồn nguyên liệu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan như vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, dịch bệnh…Đối với thuỷ sản nuôi trồng còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi, vì thế cho nên chất lượng và số lượng nguyên liệu sẽ có sự thay đổi qua các năm, thậm chí là các tháng.

Đặc trưng của ngành chế biến thuỷ sản là tính mùa vụ rất cao. Một năm sản xuất chỉ khoảng 8-9 tháng, còn lại công ty phải cho công nhân nghỉ việc ở nhà vì không có nguyên liệu để sản xuất. Mức lương của công nhân những tháng không có việc hoặc ít việc thường là rất ít, không đủ trang trải cho cuộc sống, công ty phải trợ cấp thêm, tuy nhiên không đáng kể.

Công ty nằm ở một vị trí khá thuận lợi, ngay sát biển, tàu thuyền dễ dàng cập bến để bán nguyên liệu. Công ty chủ yếu mua nguyên liệu từ ngư dân, các đầu nậu hoặc trực tiếp đến các đìa thu mua, nhất là mặt hàng tôm. Từ các vùng khai thác nguyên liệu vềđến công ty chỉ mất 7-8h đồng hồ, vì thế chất lượng hàng được đảm bảo, có thểđưa vào chế biến ngay.

BIỂU ĐỒ 2.1: SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN TOÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2001-2005 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 tấn 2001 2002 2003 2004 2005 nuôi trồng khai thác

(Nguồn: Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản2000-2010 và tầm nhìn 2020, Bộ Thủy sản)

Ta có thể thấy sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác toàn tỉnh đều tăng qua các năm, trong đó khai thác vẫn là chủ yếu, tập trung vào khai thác cá, mực các loại, ngoài ra là tôm, cua, trai, nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Sản lượng thuỷ sản các loài chính ước tính 25-30.000 tấn. Đây cũng là một thuận lợi cho công ty CP XNK thuỷ sản Quảng Ninh vì cũng là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty thời gian qua. Còn công tác nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tập trung vào các loại như tôm sú, cá song, cá giò, cá hồng, trai tại các huyện Vân Đồn, Yên Hưng, Móng Cái, Tiên Yên…Do điều kiện địa lý nên Quảng Ninh có thuận lợi hơn các địa phương khác trong khu vực về khai thác nguồn lợi thuỷ sản, nhưng so với các địa phương khác trong cả nước như Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng…thì chưa bằng do ở những nơi đó được thiên nhiên ưu đãi hơn.

Nhìn chung, sản lượng thủy sản có chiều hướng gia tăng qua các năm song với sự phát triển của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu thì nguồn nguyên liệu như hiện nay là vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện nay, tỷ trọng khai thác thiết bị của các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng chỉđạt bình quân 60-70% tức là dư thừa 30-40% công suất. Việc thiếu nguyên liệu thủy sản cho các doanh nghiệp chế biến đã đẩy giá một số mặt hàng nguyên liệu lên cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu hụt nguyên liệu do các công ty khác có tiềm

lực tài chính mạnh đầu cơ trong việc thu mua. Về phía người bán, sự phân vân khi lựa chọn công ty nào trả giá cao hơn khiến cho thời gian nguyên liệu trên đường đi kéo dài làm ảnh hưởng đến khả năng bảo quản nguyên liệu, có thể làm giảm phẩm chất nguyên liệu. Để khắc phục tình trạng trên công ty cần có một chiến thuật kinh doanh lành mạnh đểđảm bảo thực hiện tốt công tác thu mua nguyên liệu.

Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành tương đối đều đặn, công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực chế biến thủy sản của tỉnh nhà và tạo được uy tín đối với các bạn hàng xuất khẩu, cụ thể đã được cấp Code EU và đạt tiêu chuẩn HACCP. Có được điều này là do nguồn nguyên liệu của công ty được đảm bảo khá tốt, song khả năng thanh toán của công ty còn chậm do lượng tiền mặt không đủ, phải vay của ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thu mua đồng thời ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.

Việc quản lý chất lượng nguyên liệu được áp dụng ngay từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đầu vào. Ngoài việc áp dụng các tiêu chuẩn của ngành, công ty chủ động xây dựng các tiêu chuẩn tiếp nhận nguyên liệu nội bộđể hạn chế việc thu mua nguyên liệu kém chất lượng. Mặt khác, công ty còn áp dụng hệ thống truy nguyên nguồn gốc như một phương tiện giúp công ty quản lý tốt hơn quá trình sản xuất.

vH thng truy nguyên ngun gc sn phm ca công ty:

Ghi chú: : Kênh thông tin được mã hóa : Kênh thông tin truy suất

Trước khi đưa vào nhập kho nguyên liệu được kiểm tra bằng phương pháp cảm quan và phương pháp hóa nghiệm đểđánh giá chất lượng nguyên liệu song tình trạng nhiễm tạp chất trong nguyên liệu vẫn tồn tại. Để khắc phục vấn đề này, công ty chủ động thiết lập quan hệ với các đại lý thu mua đồng thời nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ thu mua của công ty. Nguyên liệu được chuyển tới công ty bằng xe bảo ôn, sau khi kiểm tra được đưa vào kho lạnh ngay để đảm bảo chất lượng nguyên liệu. Hiện nay hệ thống kho lạnh của công ty được đầu tư rất tốt có sức chứa 30-40 tấn nguyên liệu.

Dưới đây là tình hình thu mua nguyên liệu của công ty trong vòng 2 năm gần đây.

Người bán nguyên liệu

BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH THU MUA NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY 2004–2005

Năm 2004 Năm 2005 Loại

nguyên liệu Khối lượng (tấn) Tỉ trọng % Khối lượng (tấn) Tỉ trọng % Chênh lệch (%) Tôm các loại 160.924,3 10,0 122.791,2 5,1 -23,7 Mực các loại 259.901,4 16,2 201.529,1 8,3 -22,5 Cá các loại 50.326,5 3,1 55.170,3 2,3 +9,6 Mực khô 1.133.528,0 70,6 1.217.844,3 50,4 +7,4 Sản phẩm khác 0 0 820.000,0 33,9 - Tổng số 1.604.608,2 100 2.417.334,9 100 +50,6

Nguồn: Báo cáo thống kê 2004-2005

- Thông qua số liệu của bảng có thể nhận thấy rằng tổng số lượng nguyên liệu thu mua của công ty năm 2005 tăng 50,6% so với năm 2004. Trong đó lượng nguyên liệu thu mua chủ yếu là phục vụ cho công tác xuất khẩu, bán nội địa không đáng kể.

- Lượng tôm và mực thu mua năm 2005 có chiều hướng giảm so với năm 2004. Cụ thể, khối lượng tôm chỉ còn 122.791,2 kg tương đương giảm 23,7% so với năm 2004; khối lượng mực thu mua đạt 201.529,1 kg, giảm 22,5% so với năm 2004. Nguyên nhân là do khan hiếm nguyên liệu kéo theo giá nguyên liệu bịđẩy lên cao nên hoạt động thu mua của công ty gặp nhiều khó khăn. Điều này làm cho việc thực hiện các đơn đặt hàng giảm xuống đáng kể.

- Trong khi khối lượng thu mua hai mặt hàng tôm và mực các loại có sự suy giảm đáng kể thi tình hình thu mua nguyên liệu cá có phần khả quan hơn. Cụ thể năm 2005 lượng cá nguyên liệu thu mua đạt 55.170,3 kg, tăng 9,6% so với năm 2004.

- Riêng mực khô thu mua năm 2005 tăng đáng kể về số lượng, đạt 1.217.844,3 kg, tăng 7,4% so với năm 2004 do thị trường Trung Quốc - thị trường chính tiêu thụ mặt hàng này gia tăng nhu cầu. Mực khô vẫn là mặt hàng thu mua nhiều nhất của công ty, chiếm tỷ trọng 70,6% trong tổng số nguyên liệu thu mua năm 2004 và chiếm 50,4% trong năm 2005.

Cùng với sự phát triển của ngành thuỷ sản thì nguồn nguyên liệu thuỷ sản như hiện nay là chưa đáp ứng đủ. Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên nhu cầu thuỷ sản tăng cao tại các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU. Tình

hình khan hiếm nguyên liệu là bức xúc chung của toàn ngành không chỉ riêng công ty.

2.2.2.Nguồn nhân lực

Để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nguồn nhân lực của công ty là một vấn đềđàng quan tâm. Chất lượng và số lượng lao động đầy đủ, đảm bảo là một trong những nhân tố quyết định sự thành công. Bên cạnh đó, việc phân công và phân phối lao động một cách hợp lý sẽ tận dụng được tối đa sức lao động, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh.

Dưới đây là cơ cấu lao động của toàn công ty:

BẢNG 2.2: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TOÀN CÔNG TY TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2005 Tổng số lao động Trong đó nữ Chỉ tiêu Số lượng (người) % TLĐ Số lượng (người) % TLĐ 1.Số lượng lao động 385 100,0 236 61,29 Ký hợp đồng 300 77,92 200 51,95 Mùa vụ 85 22,08 45 1,69 2.Lao động trực tiếp 353 91,69 162 42,08 3.Lao động quản lý 32 8,31 10 2,60 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

Ø Qua bảng trên ta có thể thấy rằng tổng số lượng lao động của công ty là 385 người, tính tại thời điểm 31/12/2005. Do quy mô sản xuất của công ty không lớn nên lượng lao động cũng sẽ tương ứng như vậy, đó là sự phù hợp tất yếu.

Ø Số lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của công ty (61,29%). Điều này là hoàn toàn phù hợp, không chỉ riêng ở công ty mà chung của toàn ngành chế biến thuỷ sản vì khâu chế biến là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cao, hoàn toàn phù hợp với tính cách của người phụ nữ, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Ø Số lượng lao động ký hợp đồng chiếm tỷ trọng lớn (77,92%), gồm hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1-3 năm. Còn lượng lao động mùa vụ chiếm tỷ trọng nhỏ (22,08%). Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì hoạt động chế biến thuỷ sản của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào

nguồn nguyên liệu. Vào mùa nguyên liệu cần huy động lực lượng lao động lớn để chế biến thuỷ sản, lực lượng lao động hiện tại của công ty không đủđáp ứng.

Ø Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng rất cao (91,69%) trong tổng số lao động toàn công ty. Đây là lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm của công ty, là nhân tố giúp cho hoạt động của công ty được tiến hành thường xuyên và đều đặn, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tập trung chủ yếu ở phân xưởng chế biến. Cũng do đặc thù của ngành chế biến thuỷ sản nên công nhân có tuổi về hưu sớm hơn các ngành khác. Công ty thường xuyên tuyển dụng thêm lao động để bổ sung cho lực lượng công nhân chế biến.

Ø Lao động quản lý chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ có 8,31%. Vì doanh nghiệp chủ yếu chế biến thuỷ sản xuất khẩu nên không khó hiểu khi đội ngũ quản lý không nhiều. Trong thời gian qua các cán bộ quản lý của công ty đã phát huy khá tốt năng lực làm việc của mình, công ty chủ trương trẻ hoá dần đội ngũ cán bộ, tận dụng sức sáng tạo và sự năng động của tuổi trẻ thổi vào công ty một luồng sinh khí mới.

BẢNG 2.3: CƠ CẤU CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 36 - 41)