2.1.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 82 - 89)

II-TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CPXNK THUỶ SẢN QUẢNG NINH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ

2.1.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

SẢN QUẢNG NINH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC THỜI GIAN QUA

2.1.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN BẢN

2.1.1.Giới thiệu về thị trường Nhật Bản

2.1.1.1.Gii thiu chung

Là một quần đảo nằm ở Tây Bắc Thái Bình Dương với hơn 3900 hòn đảo lớn nhỏ trải dài từ Bắc xuống Nam. diện tích 377.815 km2 trong đó 80% là đồi núi, dân số 127 triệu người, đứng thứ 9 trên thế giới (2004), Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Sau năm 1990 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản giảm sút, chính phủ Nhật đã phải tiến hành 6 cuộc cải cách lớn bước đầu đã đạt những kết quả khích lệ, nền kinh tế dần phục hồi và bắt đầu tăng trưởng kể từ năm 2003.

Trong giai đoạn 1995-2004, kim ngạch thương mại Việt Nam-Nhật Bản tăng bình quân 13,67%. Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là 4,5 tỷ USD, chiếm 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 18% so với năm 2004,

Quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản là quan hệ bền vững trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi.

2.1.1.2.Th trường Nht Bn vi mt hàng thu sn

Không chỉ là nước xuất khẩu thuỷ sản thuộc loại lớn nhất thế giới, Nhật Bản còn là nước nhập khẩu thuỷ sản nhiều nhất. Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu, chiếm khoảng 30% thương mại thuỷ sản thế giới. Không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, một phần không nhỏ thuỷ sản nhập khẩu được chế biến lại và tái xuất sang các thị trường khác.

vThị hiếu người Nhật về mặt hàng thuỷ sản

Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản rất đa dạng và tinh tế, vừa mang nét truyền thống Á Đông lâu đời vừa có tính đô thị hiện đại, họ ý thức rõ hải sản là một thực phẩm giầu chất dinh dưỡng đồng thời ít béo, nhiều canxi và các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm, khó chữa của cuộc sống công nghiệp hiện đại. Người Nhật Bản ngày càng trở nên khắt khe đối với các yêu cầu về mặt hàng thuỷ sản, chính vì vậy, muốn hàng hoá nhập khẩu được tiêu thụ trên thị trường Nhật phải đảm bảo một số yếu tố sau:

-Người Nhật Bản vừa kế thừa tinh hoa văn hóa phương Đông, vừa là những người rất hiện đại nên yêu cầu cao về thẩm mỹ sản phẩm cũng như cách bao gói, đối với hải sản người Nhật chú trọng nhất đến độ tươi và tính nguyên vẹn của sản phẩm.

-Kích cỡ, cách đóng gói, bao bì phải đồng nhất, người Nhật thích sự nhỏ gọn, tiện dụng.

-Chất lượng sản phẩm đảm bảo, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, không lẫn tạp chất, không bị nhiễm khuẩn, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

-Vì phụ nữ là người đảm nhiệm vai trò nội trợ chính nên rất nhạy cảm với giá cả sản phẩm, chính vì vậy, sản phẩm tốt với giá cả hợp lý sẽ chiếm được cảm tình của người nội trợ.

-Sản phẩm thủy sản có chất lượng tốt và có tính ổn định của sản phẩm cao. -Xuất xứ nguồn gốc sản phẩm thủy sản phải rõ ràng, tạo niềm tin với người tiêu dùng và đảm bảo sự an toàn về nguồn gốc xuất xứ.

-Sản phẩm thủy sản phải đa dạng, phong phú.

-Người Nhật thích tính tiện lợi cao của sản phẩm, như vậy sản phẩm tinh chế, ăn liền sẽđược ưa chuộng hơn trong số các sản phẩm chế biến.

-Sản phẩm sau khi sử dụng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, thân thiện với môi trường.

vMột số quy định cần lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản § Dấu tiêu chuẩn môi trường ECOMARK

Vấn đề môi trường đang được chính phủ cũng như người dân Nhật Bản đặc biệt quan tâm. Cục môi trường Nhật Bản đang khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm không làm hại môi sinh, các sản phẩm này được đóng dấu ECOMARK.

Để được đóng dấu ECOMARK, sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

-Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường hoặc có nhưng ít. -Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.

-Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc có nhưng rất ít. -Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên.

§ Luật trách nhiệm sản phẩm

Luật này được áp dụng đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật này quy định nếu như sản phẩm có khuyết tật ảnh hưởng tới người tiêu dùng hoặc thiệt hại tài sản thì nạn nhân có thể đòi hỏi nhà sản xuất bồi

thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan tới sản phẩm đó và các quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm.

§ Luật vệ sinh thực phẩm

Luật vệ sinh thực phẩm quy định rằng tất cả các loại hải sản nhập vào Nhật phải được báo cáo, ngoài ra hải sản phải đi qua khâu kiểm dịch thực phẩm. Sự kiểm tra này được tiến hành tại nơi cập bến của hải sản, nếu không kiểm tra tại đó được thì phải gửi mẫu hàng đến kiểm tra tại các cơ quan chỉđịnh bởi Bộ Y tế và Phúc lợi. Một số trường hợp hàng hóa được tiến hành kiểm tra bởi các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, tùy theo sản phẩm và nguồn gốc của nó.

§ Luật kiểm dịch

Luật kiểm dịch quy định hải sản nhập khẩu từ nước có nguy cơ bị dịch tả sẽ phải kiểm dịch, nếu phát hiện thấy vi khuẩn hàng sẽ bị trả lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

2.1.2.1.Vai trò ca th trường Nht Bn trong xut khu thy sn ca Vit Nam

vĐối vi Vit Nam:

Nhật Bản là thị trường truyền thống của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đóng vai trò quan trọng và chi phối lớn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2006, thị phần xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 24.83%, cao nhất so với các thị trường khác. Thị trường Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng đông lạnh, tươi, khô với các chủng loại thủy sản phong phú như tôm, cá, mực, bạch tuộc…trong đó tôm đông lạnh được nhập khẩu nhiều nhất.

BIỂU ĐỒ 2.4: THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ PHẦN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2006

Nguồn: fistenet.com.vn,“Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 6 tháng đầu năm, mừng vui và lo âu.”

vĐối vi công ty:

Trong nhiều năm qua, thị trường Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty với khối lượng tiêu thụ lớn và thường xuyên các sản phẩm của công ty, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cá, mực đông lạnh.

2.1.2.2.Tình hình xut khu thy sn ca Vit Nam sang th trường Nht Bn BẢNG 2.21: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1998-2005 ĐVT: % Thị trường 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 M 9,8 11,25 20,9 27,51 31,96 32,69 25,0 23,0 Nht 42,9 40,9 32,7 26,21 26,97 26,4 32,0 30,0 Trung Quc&H.Kông 14,4 14,6 20,4 17,89 15,28 7,0 5,49 7,2 EU 11,4 9,6 6,9 5,11 3,6 5,5 10,1 16,0 Th trường khác 20,5 20,65 10,1 24,28 22,19 28,41 27,36 24,8 Tng cng 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản

BẢNG 2.22: CƠ CẤU MẶT HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO NHẬT BẢN 2003-2005

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Mặt hàng Giá tr (1000USSD) % Giá tr (1000USD) % Giá tr (1000USD) % -Tôm đông lạnh -Cá đông lạnh (trừ cá ngừ) -Mực đông lạnh -Bạch tuộc đông lạnh -Mực khô -Cá khô -Ruốc khô -Cá ngừđông lạnh -Hàng khác 388.541 43.288 35.534 20.421 10.766 1.609 2.005 10.778 69.896 66,7 7,5 6,1 3,5 1,8 0,2 0,3 1,8 12,0 521.427 50.527 46.173 29.295 20.255 4.315 2.582 8.360 88.991 67,5 6,5 6,0 3,8 2,6 0,6 0,3 1,2 11,5 571.831 53.621 50.573 27.247 17.225 7.537 1.865 13.027 111.842 65,9 6,8 6,5 3,4 2,2 1,0 0,2 1,7 14,2 Tng cng 582.838 100 772.195 100 785.876 100

Nguồn: Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, vasep.org.vn

-Tôm đông lạnh hiện đang là mặt hàng xuất khẩu giữ vị trí chủ lực trong nhiều năm qua, chiếm trên 65,9% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (2005) và là sản phẩm có giá trị bán cao hơn so với các mặt hàng khác.

-Cá đông lạnh giữ vị trí thứ hai trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, tuy nhiên tỷ trọng khá nhỏ so với mặt hàng tôm, chỉ chiếm trên 6,5% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (chưa kể cá ngừ). Trong đó mặt hàng cá ngừ đông lạnh được ưa chuộng hơn cả do giàu hàm lượng dinh dưỡng, chứa nhiều DHA tốt cho trí não và sự phát triển của cơ thể, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ chiếm 1,7% tổng giá trị xuất khẩu năm 2005.

-Mực đông lạnh giữ vị trí thứ 3 trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, tăng cả về giá trị xuất khẩu cũng như tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đạt 50.573 ngàn USD và chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005.

Mặt hàng cá đông lạnh và mực đông lạnh có xu hướng vươn lên thay thế mặt hàng tôm đông lạnh, đây là tín hiệu đáng mừng vì xuất khẩu thủy sản Việt Nam

sang Nhật Bản được mở rộng, giảm bớt sự tập trung vào mặt hàng tôm đông lạnh, làm giảm bớt rủi ro nếu thị trường nhập khẩu tôm biến động.

-Bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu thời gian qua có gia tăng nhẹ về số lượng cũng như tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu.

-Các mặt hàng khô như các khô, mực khô, ruốc khô chiếm tỉ trọng nhỏ (dưới 4%) trong cơ cấu hàng xuất khẩu và có xu hướng giảm trong 3 năm qua.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chưa đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu vào tôm, cá, mực, trong đó phần lớn là hàng sơ chế nên giá trị chưa cao.

Sau đây xin đi vào xem xét cụ thể tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản:

2.1.3.Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản

2.1.3.1.Kim ngch xut khu và tc độ tăng kim ngch xut khu ca công ty sang th trường Nht Bn

Thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chính của công ty trong nhiều năm qua. Tuy đây là một thị trường tương đối dễ tính so với các thị trường khác như Mỹ, EU nhưng Nhật Bản ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng hàng thuỷ sản nhập khẩu cũng như vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Kim ngạch xuất khẩu của công ty có xu hướng tăng qua các năm song kể từ năm 2005, xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm đáng kể.

BẢNG 2.23: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 2001-2005 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1.KNXK sang Nhật (1000USD) 417,84 68,42 1.073,00 1.151,18 650,97 2.KNXK toàn công ty (1000USD) 15.724,59 23.136,20 9.015,29 6.390,27 7.831,32 3.Tỉ trọng KNXK Nhật/Tổng KNXK công ty (%) 2,7 0,3 11,9 18,0 8,6 4.Tốc độ tăng KNXK sang Nhật (%) - -83,6 +1.468,3 +175,5 -43,4 5.Tốc độ tăng KNXK của công ty (%) - +47,1 -61,0 -29,1 +17,9

Qua bảng trên ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty giảm mạnh trong năm 2002, giảm 83,6% so với năm 2001 và tăng cực mạnh trong hai năm 2003, 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 triệu USD. Song sang năm 2005, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giảm mạnh, chỉ còn 650,97 ngàn USD, tương đương giảm 43,4% so với năm 2004.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản có xu hướng trái ngược so với tốc dộ tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tốc độ giảm kim ngạch bình quân của công ty là -25% trong khi tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân trên thị trường Nhật Bản là +379,2%. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản được thực hiện tương đối tốt so với các thị trường khác của công ty. Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản giảm sút là do khó khăn về nguồn nguyên liệu, đây cũng là khó khăn chung của toàn ngành thuỷ sản.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 82 - 89)