Một số biện pháp chung 1.Biện pháp 1

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 143 - 151)

THUỶ SẢN QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.3.1. Một số biện pháp chung 1.Biện pháp 1

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÚC TIN THƯƠNG MI

Khách hàng và thị trường xuất khẩu là những yếu tố đầu ra vô cùng quan trọng, quyết định đến sự sống còn của công ty, chính vì thế công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công ty. Việc quá phụ thuộc vào một hai thị trường hoặc một hai khách hàng chính sẽ đem lại nhiều rủi ro cho công ty khi có những biến động bất ngờ trên các thị trường cũng như việc thay đổi các nhà cung cấp của các khách hàng lớn.

Nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, công ty cần làm tốt một số vấn đề sau:

q Xây dng b phn marketing

Bộ phận marketing bao gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong nghiên cứu tình hình từng thị trường cụ thể, trên cơ sở đó hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp từ khâu đảm bảo nguyên liệu sản xuất đến đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, của khách hàng.

q Đẩy mnh thương mi đin t trong hot động kinh doanh.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thương mại điện tử ngày càng có điều kiện phát triển và ngày càng chứng tỏ khả năng ưu việt của nó trong họat động kinh doanh, nhất là trong thương mại quốc tế. Đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, vào năm 2003 công ty đã lập website riêng song chưa khai thác được hiệu quả của website này nên không còn duy trì nữa. Trong thời gian tới, công ty nên khôi phục lại hoạt động của website hoặc thiết lập website mới, bởi suy cho cùng, chi phí duy trì hoạt động của website rất rẻ so với việc thành lập, duy trì văn phòng đại diện.

Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ những yếu kém của website trước công ty nên xin tư vấn của các chuyên gia thiết kế mạng để website đẹp mắt, tiện dụng và có sức hấp dẫn đối với khách hàng, khai thác tốt hiệu quả của thương mại điện tử.

q Tăng cường chào hàng đến khách hàng truyn thng và khách hàng mi.

Công tác chào hàng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay chủ yếu xoay quanh việc giới thiệu các sản phẩm hiện đang được sản xuất chế biến và rất ít khi giới thiệu mặt hàng mới trừ phi khách hàng có nhu cầu hỏi đặt mẫu hàng mới. Điều này sẽ hạn chế việc mở rộng cơ cấu mặt hàng cũng như phát triển các mối quan hệ với khách hàng. Vì vậy, công ty cần tích cực đẩy mạnh công tác chào hàng đến các khách hàng của mình, hướng đến hai đối tượng sau:

+Đối vi khách hàng truyn thng:

Thông thường, hoạt động chào hàng của công ty chỉ chủ yếu giới thiệu các sản phẩm hiện tại hoặc đã từng sản xuất chế biến nên không tạo được sự hấp dẫn mới lạ với khách hàng. Vì thế, công ty cần chủ động nắm bắt các nhu cầu của thị trường cũng như chiến lược phát triển của khách hàng trong tương lai để đề ra các chiến lược sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

+Đối vi khách hàng mi:

Không như các khách hàng truyền thống đã có một quá trình hợp tác làm ăn lâu dàu với công ty, việc chào hàng với các khách hàng mới cần phải chuần bị kỹ lưỡng hơn. Đồng thời công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chào hàng, lựa chọn các khách hàng có khả năng thanh toán tốt, có uy tín tại Việt Nam cũng như tại nước họ, muốn hợp tác làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Công tác chào hàng cần được chuẩn bị một cách chu đáo, giới thiệu đến khách hàng về công ty, về các sản phẩm, thiết bị công nghệ sản xuất, các chứng chỉ chất lượng đã đạt được cũng như giá cả để tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Thư chào hàng cần ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện thiện chí hợp tác của công ty.

q Duy trì mi quan h vi Hip hi chế biến thu sn xut khu, Phòng thương mi và công nghip, thiết lp quan h vi các Cc xúc tiến thương mi các nước, văn phòng Tham tán thương mi Nht, Trung Quc và Tham tán thương mi Vit Nam ti các nước này.

Việc duy trì quan hệ với các cơ quan hỗ trợ chuyên ngành trong nước và quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cung cấp thông tin về các thị trường xuất khẩu, cập nhật các chính sách kinh tế thương mại của các nước, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu nhập khẩu thủy sản hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Đồng thời đây cũng mở ra các cơ hội tiếp xúc với các nhà nhập khẩu lớn tại các thị trường, giúp công ty mở rộng các mối quan hệ.

qTích cc hưởng ng kêu gi ca Hip hi chế biến xut khu thy sn Vit Nam nhm xây dng mt thương hiu chung cho sn phm thy sn Vit Nam.

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đang tích cực kêu gọi các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản phối hợp cùng với Chính phủ và các Bộ ban ngành có liên quan xây dựng một thương hiệu chung cho thủy sản Việt Nam. Đây là một việc làm hết sức cần thiết và mang ý nghĩa to lớn vì khi thủy sản Việt Nam đã có thương hiệu trên thị trường thế giới, tạo lập được uy tín trên các thị trường nhập khẩu thì sức cạnh tranh cũng như giá cả sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ được tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, công ty cần hưởng ứng tích cực lời kêu gọi này, không chỉ để góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho thủy sản Việt Nam mà còn là con đường phát triển cho công ty trong thời gian tới, cố gắng thiết lập thương hiệu riêng của công ty.

3.3.1.2.Bin pháp 2

TO NGUN NGUYÊN LIU N ĐỊNH VÀ ĐẢM BO CHT LƯỢNG CHO NHU CU SN XUT KINH DOANH

Nguyên liệu thuỷ sản là yếu tố đầu vào đầu tiên và quan trọng nhất đối với ngành kinh doanh chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Nhu cầu thị trường về mặt hàng thuỷ sản ngày càng tăng cao, cung không đủ đáp ứng cầu nên thu hút ngày càng nhiều càng doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, làm cho nguyên liệu thuỷ sản trở nên khan hiếm và đẩy giá nguyên liệu lên cao. Mặt khác, chất lượng nguyên liệu không được đảm bảo do dịch bệnh, dư lượng kháng sinh

cao, tạp chất nhiều đang là vấn đề mà công ty rất quan tâm. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được tiến hành thường xuyên và ổn định, các biện pháp nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng cho nhu cầu sản xuất là vô cùng cần thiết.

Công ty nên chú ý tới một số vấn đề như sau để có thể đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầy đủ, chất lượng cao:

q Thiết lp mng lưới các nhà cung cp nguyên liu vi cht lượng đảm bo, cung cp thường xuyên và đều đặn cho công ty vi chính sách hp tác, đôi bên cùng có li

Để đảm bảo chất lượng nguyên liệu thủy sản thì việc lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín là rất quan trọng. Dựa trên việc đánh giá tình hình thu mua nguyên liệu của công ty với các nhà cung cấp thời gian qua, công ty có thể có được danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, khả năng cung cấp thường xuyên, ổn định chất lượng nguồn hàng. Việc đánh giá có thể dựa trên một số tiêu chí như sau:

-Tần suất cung cấp nguyên liệu -Khối lượng nguyên liệu cung cấp -Mặt hàng cung cấp

-Giá cả thu mua bình quân

-Phương tiện vận chuyển, bảo quản nguyên liệu -Chất lượng nguyên liệu: độ tươi, sạch.

Trên cơ sở danh sách các nhà cung cấp lựa chọn, công ty chủ động thỏa thuận hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp, trong đó lưu ý:

+Về phía công ty:

-Công ty có trách nhiệm cung cấp các thông tin về thị trường và sản phẩm, cập nhật các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để thông báo đến nhà cung cấp để họ có kế hoạch thu mua nguyên liệu kịp thời, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng nguyên liệu.

-Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho nhà cung cấp trong quá trình thu mua và thanh toán, hỗ trợ các thiết bị vận chuyển, bảo quản nguyên liệu nếu cần thiết.

-Tăng cường hợp tác công ty-ngư dân nhằm thực hiện tốt công tác truy suất nguồn gốc, giảm được rủi ro do cạnh tranh về nguồn nguyên liệu.

-Đảm bảo mối quan hệ hợp tác lâu dài, khối lượng tiêu thụ ổn định giúp ngư dân yên tâm khai thác, nuôi trồng.

+Về phía nhà cung cấp:

-Các đại lý phải có trách nhiệm thông báo đến ngư dân những thông tin về yêu cầu chất lượng nguyên liệu một cách kịp thời.

-Cung cấp các thông tin cho công ty để đảm bảo thực hiện tốt công tác truy nguyên nguồn gốc.

-Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, thực hiện tốt công tác thu gom nguyên liệu.

q Tiếp tc hoàn thin và nâng cao hiu qu ca h thng truy nguyên ngun gc sn phm.

Người tiêu dùng tại các thị trường lớn trên thế giới như Nhật Bản, EU ngày càng có nhu cầu cao trong việc tìm hiểu xuất xứ của sản phẩm thủy sản, mong muốn có đầy đủ các thông tin về sản phẩm từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra. Chính vì vậy, việc thực hiện công tác truy nguyên nguồn gốc ngày càng có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo độ tin cậy cũng như tính an toàn của sản phẩm. Đứng trước những đòi hỏi của thị trường, trong thời gian qua công ty đã chủ động áp dụng hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm nhằm cung cấp đến người tiêu dùng những thông tin về sản phẩm thủy sản. Trong phạm vi năng lực của mình, để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, công ty cần chú ý làm tốt một số mặt sau:

-Thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa công ty và các nhà cung cấp, đặc biệt là tăng cường hợp tác với các chủ đầm nuôi và các hộ ngư dân để có các thông tin chính xác và kịp thời về nguồn nguyên liệu.

-Yêu cầu các chủ đầm nuôi có nhật ký nuôi trồng, trong đó quan tâm nhiều đến nguồn gốc con giống và thức ăn nuôi thủy sản. Sau đó các chủ đầm nuôi sẽ có trách nhiệm chuyển giao đến công ty khi công tác thu mua hoàn tất.

-Công ty tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình chế biến nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm kể từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khi lưu kho thành phẩm.

-Hiện nay việc lưu trữ thông tin truy nguyên nguồn gốc của công ty được thực hiện khá thủ công, toàn bộ hồ sơ lưu trữ bằng giấy tờ gây tốn kém về thời gian và công sức. Công ty nên chủ động tìm hiểu và có kế hoạch áp dụng hệ thống mã vạch, máy quét mã vạch trong thời gian để hiện đại hóa công tác truy nguyên nguồn gốc cũng như tạo thuận lợi trong việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

q Tăng cường đội ngũ thu mua c v s lượng cũng như nâng cao trình độ hiu biết, kinh nghim nhm nâng cao cht lượng lô nguyên liu.

Hiện nay, đội ngũ thu mua của công ty còn tương đối mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, nhất là vào những thời gian cao điểm. Chính vì vậy, thời gian tới công ty cần có kế hoạch bổ sung lao động hợp lý nhằm khai thác tốt hiệu quả của đội ngũ thu mua cũng như đảm bảo tiến độ sản xuất. Bên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ này cũng cần được nâng cao bởi nó quyết định lớn đến chất

lượng của nguyên liệu thu mua. Trong thời gian tới, công ty cần làm tốt hơn nữa một số việc sau:

-Có chế độ bồi dưỡng cho cán bộ thu mua để nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm về thủy sản.

-Bổ sung cán bộ thu mua.

-Thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm hạn chế những tiêu cực trong quá trình thu mua.

qCi thin công tác thu mua đảm bo chn tt lô nguyên liu theo đúng yêu cu sn xut

Thu mua nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu sản xuất là việc làm quan trọng đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Trong thời gian qua, công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác thu mua song vẫn còn xảy ra tình trạng nguyên liệu lẫn tạp chất, nhiễm kháng sinh, vi sinh, bị dập nát, vì vậy công ty cần phải làm tốt hơn nữa một số mặt sau đây:

-Tăng cường trao đổi với nhà cung cấp về phương thức bảo quản bảo quản nguyên liệu trong quá trình vận chuyển, hạn chế thất thoát và làm giảm phẩm cấp nguyên liệu.

-Thực hiện tốt kiểm tra bằng cảm quan cũng như bằng thiết bị chuyên dùng, tránh nhập nguyên liệu nhiễm tạp chất, vi sinh, kháng sinh cấm.

-Tiếp nhận nguyên liệu và nhập kho nhanh chóng, tránh bị dập nát nguyên liệu.

3.3.1.3.Bin pháp 3:

DUY TRÌ MI QUAN H VI BN HÀNG XUT KHU

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc duy trì mối quan hệ tốt với bạn hàng là yêu cầu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của công ty. Duy trì tốt mối quan hệ với bạn hàng xuất khẩu giúp ổn định thị trường tiêu thụ và làm tăng doanh số bán hàng của công ty. Bên cạnh đó, mối quan hệ lâu bền giữa công ty và khách hàng là cơ sở cho việc trao đổi các thông tin đáng tin cậy về thị trường cũng như sản phẩm, giảm thiểu các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Để thực hiện tốt mục tiêu đó, công ty cần phát huy những mặt sau:

q Tìm hiu văn hoá kinh doanh cũng như vn dng tt các kiến thc kinh doanh vào trong quan h vi các khách hàng.

Mỗi quốc gia theo đuổi một đường lối chính trị khác nhau, một mục tiêu phát triển khác nhau, cho nên văn hóa trong kinh doanh của các nước cũng có nhiều khác biệt. Công ty cần tìm hiểu kỹ lưỡng tập quán kinh doanh của các nước nhập khẩu

cũng như vận dụng một cách sáng tạo, hiểu biết các kiến thức về kinh doanh trong khi giao tiếp, đàm phán với khách hàng nhằm tránh những sai lầm đáng tiếc.

q Chăm sóc khách hàng tt, to thin cm vi khách hàng.

Công tác chăm sóc khách hàng là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào. Công ty cần có chính sách chăm sóc khách hàng thỏa đáng, đây vừa là công cụ marketing hình ảnh của công ty vừa thể hiện thái độ hợp tác đầy thiện chí của công ty với khách hàng. Thời gian tới công ty cần phát huy một số mặt sau:

-Thường niên tổ chức hội nghị khách hàng.

-Quan tâm kịp thời đến khách hàng vào những ngày Lễ, Tết, ngày kỉ niệm thành lập công ty tạo mối thiện cảm với khách hàng.

-Có thái độ lắng nghe và đáp ứng tốt nhất có thể nhu cầu của khách hàng.

-Mời khách hàng đến thăm công ty và viếng thăm khách hàng nếu có điều kiện.

-Thực hiện chiết khấu % với những khách hàng mua với số lượng lớn, thường xuyên.

q Nâng cao cht lượng hàng hoá cũng như thc hin tt công tác xut khu, giao hàng đúng hn.

Như đã nói ở trên, chất lượng hàng hóa là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty, quyết định mối quan hệ của công ty với khách hàng có tồn tại lâu dài hay không. Thực hiện tốt công tác xuất khẩu trong đó đảm bảo chất lượng hàng hóa và giao hàng đúng hạn giúp giữ vững uy tín của công ty đối với khách hàng của mình.

q Mi tho thun gia hai bên đều được quy định bng văn bn chính thc tránh tranh chp xy ra.

Tuy công ty và khách hàng có mối quan hệ tốt đẹp song “thương trường chính là chiến trường”, không có gì có thể đảm bảo nhất là lại ảnh hưởng đến vấn đề lợi nhuận, quyền lợi của mỗi bên. Vì thế mọi thỏa thuận giữa hai bên đều phải được quy định bằng văn bản chính thức, làm bằng chứng cho mọi tranh chấp sau này.

3.3.1.4.Bin pháp 4:

ĐẢM BO NGUN VN ĐÁP NG CHO HOT ĐỘNG SN XUT KINH DOANH

Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên và đều đặn yêu cầu tình hình tài chính của công ty phải lành mạnh, đặc biệt là nguồn vốn kinh doanh phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hiện tại của công ty. Hiện nay, nhu cầu về vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng tăng song

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 143 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)