CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO TRUNG QUỐC NĂM

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 117 - 123)

II-TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CPXNK THUỶ SẢN QUẢNG NINH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ

CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO TRUNG QUỐC NĂM

18.5 9.2 4.7 6.3 20.6 3.4 2.3 11 3.71.22.4 16.7 Nhật Mỹ Hàn Quốc EU Nga Hồng Kông Việt Nam Peru Canada Đài Loan Chilê Nước khác

BIỂU ĐỒ 2.14: CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC NĂM 2004 TÍNH THEO TỈ LỆ PHẦN TRĂM

(Nguồn: aquachallenge.org)

Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây. Hai nước có nhiều đường biên giới chung nên biên mậu rất phát triển, góp phần to lớn vào việc ổn định chính trị và phát triển kinh tế các tỉnh biên giới. Đối với Việt Nam, xuất khẩu hàng hóa tại các tỉnh này đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, trong đó xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc chiếm vị trí quan trọng sau nguyên liệu (như than đá, cao su, dầu thô), nông sản (ngũ cốc, chè, hạt điều). Để sự hợp tác kinh tế, thương mại tương xứng với tiềm năng và mong muốn cả hai bên, hai nước đã đồng ý xây dựng các hành lang kinh tế và ký kết các hiệp định thương mại quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.

2.2.1.2.Th hiếu người Trung Quc đối vi hàng thu sn

Trong số những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm cây công nghiệp và khoáng sản, nhưng hầu hết ở dạng thô. Kể từ năm 1995 rở lại đây, cùng với hàng dệt may, thuỷ sản Việt Nam bắt đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc không chỉ là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới mà còn là nước láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng về tiêu dùng và văn hoá với Việt Nam. Đây là thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Trung Quốc mới đạt 10 triệu USD, đến nay đã đạt gần 200 triệu USD.

Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp so với nhiều nước khác trong khu vực Đông Á. Theo số liệu năm 2005, mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người của Trung Quốc là 25,5 kg trong khi của Malaixia là 55,7 kg, của Thái Lan là 32,4 kg, Singapore 32,5 kg…

Phần lớn người dân Trung Quốc rất ưa chuộng các món ăn thuỷ sản, chiếm trên 80% dân số. Do cách biệt về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng miền trong nước (chẳng hạn người dân ở Miền Tây thu nhập chưa đến 300 USD/người/năm trong khi ở các thành phố mức thu nhập lên tới 20.000USD/người/năm) nên nhu cầu của người tiêu dùng tương đối đa dạng, nhìn chung khá dễ tính. BẢNG 2.37: MỨC TIÊU THỤ TRUNG BÌNH HÀNG NĂM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN Ở CÁC VÙNG KHÁC NHAU CỦA TRUNG QUỐC 2005 Vùng Dân số (tỉ người) Tỉ trọng dân số so với cả nước (%) Tỉ trọng tiêu thụ thủy sản so với cả nước (%) Min Đông 0,514 39,7 80 Khu vc gia 0,482 37,3 18 Min Tây 0,298 23,0 2

Nguồn: Aquachallenge.org,”ZhangXiang report, Shanghai Fisheries University, P.R.China”

Người tiêu dùng ở thành thị có mức chi cho mua thuỷ sản cao hơn nhiều so với ở nông thôn. Họ quan tâm đến chất lượng thuỷ sản là hàng đầu, sau đó mới đến giá cả, còn ở nông thôn thì ngược lại. Người tiêu dùng ở các thành phố ven biển như Shanghai, Guangzhou, Dalian, Quingdao có mức chi tiêu trung bình trên tổng thu nhập cho sản phẩm thủy sản cao hơn nhiều so với người dân ở các thành phố nằm sâu trong đại lục như Beijing, Chengdu và Chongqing.

BẢNG 2.38: MỨC CHI TIÊU BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI CHO SẢN PHẨM THỦY SẢN TÍNH THEO TỔNG THU NHẬP NĂM 2004 ĐVT:% Tên thành phố

Shanghai Guanzhou Dalian Quingdao Beijing Chengdu Chongquing

% theo theo thu nhập

18 9 12 11 5 3 3

Nguồn:College of Economics&Trade, Shanghai Fisheries University

Tuy nhiên xét trên bình diện chung, người Trung Quốc yêu cầu hàng thuỷ sản phải có độ tươi và độ ngon, ưa chuộng hàng chưa qua chế biến.

Kích cỡ của sản phẩm cũng là điều mà người tiêu dùng quan tâm, thông thường trọng lượng thuỷ sản cả con hay đóng gói khoảng 1kg thường dễ bán và bán được với giá hời hơn.

2.2.2.Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Quốc thời gian qua:

2.2.2.1.Kim ngch xut khu ca công ty sang th trường Trung Quc

Bên cạnh thị trường chủ lực Nhật Bản, trong những năm qua thị trường Trung Quốc có thể coi là một trong những thị trường chính của công ty, đem lại doanh thu xuất khẩu rất lớn (trên 80% doanh thu xuất khẩu).

BẢNG 2.39: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 2001-2005 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1.KNXK sang TQ (1000USD) 15.044,54 23.032,71 7.866,17 5.239,09 6.665,89 2.KNXK toàn công ty (1000USD) 15.724,59 23.136,20 9.015,29 6.390,27 7.831,32 3.T trng KNXK

TQ/toàn công ty(%) 95,7 99,5 87,3 82,0 88,5

4.Tc độ tăng KNXK

sang TQ(%) - +53,1 -65,8 -33,4 +27,2

5.Tc độ tăng KNXK

toàn công ty(%) - +47,1 -61,0 -29,1 +17,9

Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty trên thị trường Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc so với toàn công ty là rất lớn, chiếm trên 80%, tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần qua các năm.Trong hai năm 2001, 2002 kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Quốc khá lớn, riêng năm 2002 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lên tới 23.032,71 ngàn USD (tăng 53,1% so với 2001). Kể từ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh, chỉ còn 6.390,27 ngàn USD (năm 2004), sang đến 2005 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 7.831,32 ngàn USD, tương đương tăng 27,2% so với 2004. Tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu bình quân trên thị trường Trung Quốc là -4,7%. Nguyên nhân là do có một số doanh nghiệp khác đưa ra mức giá ưu đãi hơn, lôi kéo khách hàng của công ty, lượng khách hàng giảm sút kéo theo số lượng hợp đồng thực hiện ít đi, số lượng và giá trị xuất khẩu cũng vì vậy mà giảm đi đáng kể. Đáng mừng là kể từ năm 2005 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bắt đầu tăng trở lại. đạt 6.665,89 ngàn USD, tăng 27,2% so với năm2004. Vấn đềđặt ra hiện nay là làm thế nào để thị trường Trung Quốc vốn là một trong các thị trường chính của công ty được tiếp tục giữổn định và tăng trở lại trong thời gian tới.

2.2.2.2.Cơ cu sn phm xut khu trên th trường Trung Quc:

Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, sản phẩm chủ yếu là mực khô, các sản phẩm khác (tôm khô, cá khô, điệp, bạch tuộc, hải sản khác) chỉ xuất hiện trong hai năm 2001, 2002, còn sau đó gần như ngừng hẳn, đồng thời số lượng xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu rất nhỏ (khoảng 1%). Vì thế có thể coi mực khô là mặt hàng gần như chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Quốc những năm gần đây.

BẢNG 2.40: TỈ TRỌNG THEO GIÁ TRỊ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MỰC KHÔ CỦA CÔNG TY SO VỚI TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MỰC KHÔ

VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Chỉ tiêu

KNXK của công ty sang Trung

Quốc (USD)

KNXK của Việt Nam sang Trung Quốc (USD)

Tỉ trọng của KNXK của công

ty/KNXK VN sang Trung Quốc

(%) Năm 2003 7.966.170 57.080.033 13,78 Năm 2003 7.966.170 57.080.033 13,78 Năm 2004 5.239.090 65.420.451 8,00 Năm 2005 6.199.310 75.292.960 8,23 Tc độ tăng gim (%) 2004/2003 -33,4 +14,6 -41,9 2005/2004 +18,3 +17,3 +2,9 Tc độ tăng gim bình quân (%) -7,55 +15,95 -19,5

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty & trang web smenet.com

So sánh kim ngạch xuất khẩu mực khô của công ty so với tổng kim ngạch xuất khẩu mực khô cả nước

7 9 6 6 5 3 2 9 6 1 9 9 5 7 0 3 8 6 5 4 2 0 7 5 2 9 3 0 20000 40000 60000 80000 100000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1000USD

KNXK của công ty KNXK của Việt Nam

BIỂU ĐỒ 2.15: SO SÁNH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MỰC KHÔ CỦA CÔNG TY VỚI TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MỰC KHÔ CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Kim ngạch xuất khẩu mực khô của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2003 là 57.080.033 USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu mực khô của công ty là 7.966.170 USD, tức chiếm 13,78%. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mực khô của Việt Nam sang thị trường này là 75.292.960 USD, tăng 14,6% so với năm 2003 trong khi kim ngạch xuất khẩu mực khô của công ty trong năm này là 5.239.090 USD, giảm 33,4% so với năm 2003 khiến thị phần của công ty trong tổng kim ngạch xuất khẩu mực khô của nước ta chỉ còn 8,0%, tương đương giảm 41,9% so với năm 2003.

Sang năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu mực khô của nước ta sang thị trường Trung Quốc đạt 75.292.960 USD, tăng 17,3% so với năm 2004, còn kim ngạch xuất khẩu mực khô của công ty là là 6.199.310 USD, tăng 18,3% so với năm trước, đưa thị phần của công ty trong tổng kim ngạch xuất khẩu mực khô của nước ta lên 8,23%, tức tăng 2,9% so với năm 2004. Như vậy, tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu mực khô của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc là +15,95% trong khi tốc độ giảm bình quân kim ngạch xuất khẩu mực khô của công ty trên thị trường này là -7,55%, điều này khiến tốc độ giảm thị phần của công ty trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta là -19,5%.

Thị phần của công ty trong tổng kim ngạch xuất khẩu mực khô của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là khá cao, chiếm khoảng 1/10, đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu mặt hàng này của nước ta vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng như thị phần của công ty trong tổng kim ngạch xuất khẩu mực khô của Việt Nam vào thị trường này có xu hướng giảm trong thời gian qua.. Đây là điều rất đáng quan tâm vì như vậy có nghĩa là công ty đang dần mất thị phần so với các doanh nghiệp khác. Trước sự giảm sút trên, công ty cần nghiên cứu các biện pháp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng hiện tại cũng như tích cực tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường này. Có như vậy, tình hình xuất khẩu sang Trung Quốc của công ty mới có đủ vị trí vững chắc và đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 117 - 123)