BẢNG 2.11: TỐC ĐỘ TĂNG GIẢM KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG QUA CÁC NĂM

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 60 - 64)

e- Đúc rút kinh nghiệm

BẢNG 2.11: TỐC ĐỘ TĂNG GIẢM KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG QUA CÁC NĂM

Thị trường 2002/2001 (%) 2003/2002 (%) 2004/2003 (%) 2005/2004 (%) Tốc độ tăng giảm bình quân (%) 1.Nhật Bản -83,6 +1.468,3 +175,5 -43,4 +379,2 2.Trung Quốc +53,1 -65,8 -33,4 +27,2 -4,7 3.Hồng Kông - - - - - 4.Singapore - - - - - 5.Khu chế xuất - - - - - Toàn công ty +47,1 -61,0 -29,1 +17,9 -6,3

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu 2001-2005

Qua hai bảng số liệu trên ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty có xu hướng giảm mạnh. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 15,72 triệu USD tăng lên 23,13 triệu USD năm 2002, tức tăng 47,1%. Năm 2002 là năm có tổng kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các năm và cũng là năm có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất giai đoạn 2001-2005.

Các năm sau, tổng kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng giảm mạnh so với các năm trước. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của công ty có sự biến động lớn, giảm xuống chỉ còn 9,01 triệu USD, tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu là -61%. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu ở mức thấp nhất, chỉđạt 6,39 triệu USD, giảm 29,1% so với năm 2003. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 7,53 triệu USD, tương đương tăng 17,9% so với năm 2004. Đây cũng là một cố gắng cuả công ty trong việc duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu của mình. Tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu bình quân trên các thị trường của công ty giai đoạn 2001-2005 là -6,3%.

Nguyên nhân dẫn tới việc giảm kim ngạch xuất khẩu là do thị trường nguyên liệu ngày càng khan hiếm, công ty phải cử người thu mua tại nhiều địa phương trong cả nước để có đủ nguyên liệu làm hàng. Nhất là mặt hàng mực, chủ yếu là đánh bắt tự nhiên nên càng gặp nhiều khó khăn trong khi đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Mặt khác, kể từ sau năm 2002, tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty có chiều hướng suy giảm do vấp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu khác cũng như các cơ sở chế biến nhỏ lẻ khiến công ty mất đi lượng khách hàng đáng kể. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm sút.

Xét c th:

Ta có thể thấy rõ rằng công ty chủ yếu xuất khẩu sang hai thị trường lớn là Nhật Bản và Trung Quốc, còn các thị trường khác như Singapore, Hồng Kông, Hà Lan, khu chế xuất ở Cần Thơ số lượng và giá trị xuất khẩu không lớn, không mang tính thường xuyên và ổn định.

-Thị trường Nhật Bản và Trung Quốc là hai thị trường chủ lực của công ty. Trong đó xét về doanh số thì thị trường Trung Quốc chiếm phần lớn, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 23,03 triệu USD, chiếm tới 99,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nhìn chung, tốc độ kim ngạch xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm qua các năm, tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu bình quân là -4,7%.

-Thị trường Nhật Bản là thị trường chủ lực của công ty, các mặt hàng xuất sang Nhật chủ yếu là hàng đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật có xu hướng tăng dần, từ 417,84 ngàn USD (2001) tới 1,15 triệu USD (2004) và năm 2005 còn là 650,97 ngàn USD, tương đương với tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn công ty là 2,7% (2001) tới 18,0% (2004) và giảm còn 8,6% (2005).Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có xu hướng tăng, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân là +379,2%.

FNhư vậy, ta có thể nhận thấy rằng thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty là hai thị trường Nhật Bản và Trung Quốc. Do đó, việc giữ vững và phát triển các thị trường xuất khẩu chính của công ty đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.

2.3.2.2.Mc độ cnh tranh trong xut khu thy sn trên các th trường chính ca công ty vi các doanh nghip trong tnh Qung Ninh

BẢNG 2.12: SO SÁNH KHỐI LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VỚI TOÀN TỈNH QUẢNG NINH TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT VÀ TRUNG QUỐC

BA NĂM QUA ĐVT: Tấn 2003 2004 2005 Thị trường Công ty Quảng Ninh % Công Ty Quảng Ninh % Công ty Quảng Ninh % Nhật Bản 215,78 890 24,2 221,41 1.200 18,5 122,25 505 24,2 Trung Quốc 1.942,02 4.710 41,2 1.118,91 3.530 31,7 1.992,26 2.300 86,6

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty & Sở thủy sản Quảng Ninh

BẢNG 2.13 : TỐC ĐỘ TĂNG KHỐI LƯỢNG XUẤT KHẨU TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY VÀ TOÀN TỈNH

QUẢNG NINH

ĐVT: %

Nhật Bản Trung Quốc

Thị trường

Công ty Quảng Ninh Công ty Quảng Ninh

2004/2003 +2,6 +34,8 -42,4 -25,1

2005/2004 -44,8 -57,9 +78,0 -34,8

Tc độ tăng gim bình quân

-21,1 -11,55 +17,8 -29,95

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty & Sở thuỷ sản Quảng Ninh

*Đối vi th trường Nht Bn:

Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Cũng như các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong cả nước, các doanh

nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Quảng Ninh coi Nhật Bản là thị trường truyền thống của mình. Khối lượng thủy sản xuất khẩu toàn tỉnh trên thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 20% tổng khối lượng xuất khẩu của tỉnh.

Đối với công ty CP XNK thủy sản Quảng Ninh, đây là thị trường chủ lực của công ty. Năm 2003, khối lượng xuất khẩu của công ty trên thị trường này là 215,78 tấn, chiếm 24,2% khối lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh. Năm 2004 khối lượng xuất khẩu của công ty tăng 2,6% trong khi khối lượng xuất khẩu của tỉnh tăng mạnh so với năm 2003, tốc độ tăng là 34,8%. Khối lượng xuất khẩu năm 2004 vẫn tăng song chỉ chiếm 18,5% tổng khối lượng xuất khẩu toàn tỉnh. Điều này cho thấy các doanh nghiệp khác đang gia tăng xuất khẩu vào thị trường này, chứng tỏ mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong tỉnh ngày càng trở nên gay gắt. Năm 2005, khối lượng xuất khẩu của công ty giảm mạnh, chỉ còn 122,25 tấn, tức giảm -44,8% trong khi khối lượng xuất khẩu của toàn tỉnh là 505 tấn, tức giảm -57,9%, đưa thị phần của công ty đạt mức 24,2% so với toàn tỉnh.

Tốc độ giảm bình quân hàng năm của công ty trên thị trường Nhật Bản là -21,1%, của toàn tỉnh là -11,55% thấp hơn so với công ty. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của công ty có xu hướng giảm so với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, công ty cần có các biện pháp cụ thể trong thời gian tới như tăng cường công tác chào hàng cũng như giới thiệu các sản phẩm mới đến khách hàng nhằm nâng cao vị thế của công ty trong toàn tỉnh.

*Đối vi th trường Trung Quc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do điều kiện địa lý tự nhiên giáp với Trung Quốc nên khối lượng hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh biên giới chiếm một phần quan trọng trong tổng khối lượng xuất khẩu toàn tỉnh. Thị trường Trung Quốc là thị trường truyền thống và có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn nhất của tỉnh trong các năm qua, chiếm trên 60% tổng khối lượng xuất khẩu.

Trong năm 2003, xuất khẩu sang Trung Quốc của công ty đạt 1.942,02 tấn chiếm 41,2% tổng khối lượng xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh. Năm 2004, xuất khẩu sang Trung Quốc của công ty là 1.118,91 tấn, giảm 42,4% so với năm 2003; trong khi xuất khẩu cả tỉnh đạt 3.530 tấn, giảm 25,1% so với năm trước. Sang năm 2005, xuất khẩu của công ty sang Trung Quốc tăng 78,0% so với năm 2004 trong khi tổng khối lượng xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh giảm 34,8% so với năm 2004. Điều này chứng tỏ xuất khẩu của công ty trên thị trường Trung Quốc được duy trì ổn định trong thời gian qua.

Tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu bình quân của công ty trên thị trường Trung Quốc là 17,8% cao hơn rất nhiều so với toàn tỉnh (-29,95%). Điều này cho thấy sức

cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp khác đang ngày một tăng lên, công ty đang nắm vị thế trong việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc so với các doanh nghiệp trong tỉnh.

Như vây, xét một cách tổng thể, công ty CP XNK thủy sản Quảng Ninh vẫn là một doanh nghiệp xuất khẩu khá mạnh và có uy tín của tỉnh, chiếm tỉ trọng khá cao có tính chất chi phối trong việc xuất khẩu sang các thị trường chủ lực của toàn tỉnh, đặc biệt là trên thị trường Trung Quốc.

2.3.3.Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty

Trong những năm cuối thập kỉ 70, khi còn là Phân xưởng đông lạnh trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, công ty chủ yếu làm tôm he đông lạnh xuất khẩu. Theo thời gian, các mặt hàng dần trở nên phong phú hơn, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng với khoảng 25 mặt hàng như tôm, cá, mực, sò, ghẹ, cua, rau câu, bạch tuộc…được chế biến xuất khẩu dưới dạng hàng đông lạnh và hàng khô. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, sản phẩm của công ty chủ yếu chế biến từ các loại cá, tôm, mực, các sản phẩm này được xuất khẩu dưới dạng hàng đông lạnh.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 60 - 64)