Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 87 - 115)

XUẤT NHẬP KHẨU THUỶSẢN QUẢNG NINH THỜI GIAN QUA

II- TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP XNK THUỶ SẢN QUẢNG NINH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ

2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.1.3. Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản

2.1.3.1.Kim ngch xut khu và tc độ tăng kim ngch xut khu ca công ty sang th trường Nht Bn

Thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chính của công ty trong nhiều năm qua. Tuy đây là một thị trường tương đối dễ tính so với các thị trường khác như Mỹ, EU nhưng Nhật Bản ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng hàng thuỷ sản nhập khẩu cũng như vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Kim ngạch xuất khẩu của công ty có xu hướng tăng qua các năm song kể từ năm 2005, xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm đáng kể.

BẢNG 2.23: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 2001-2005

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

1.KNXK sang Nhật

(1000USD) 417,84 68,42 1.073,00 1.151,18 650,97

2.KNXK toàn công ty

(1000USD) 15.724,59 23.136,20 9.015,29 6.390,27 7.831,32 3.Tỉ trọng KNXK Nhật/Tổng

KNXK công ty (%) 2,7 0,3 11,9 18,0 8,6

4.Tốc độ tăng KNXK sang

Nhật (%) - -83,6 +1.468,3 +175,5 -43,4

5.Tốc độ tăng KNXK của công

ty (%) - +47,1 -61,0 -29,1 +17,9

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty 2001-2005

Qua bảng trên ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty giảm mạnh trong năm 2002, giảm 83,6% so với năm 2001 và tăng cực mạnh trong hai năm 2003, 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 triệu USD. Song sang năm 2005, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giảm mạnh, chỉ còn 650,97 ngàn USD, tương đương giảm 43,4% so với năm 2004.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản có xu hướng trái ngược so với tốc dộ tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tốc độ giảm kim ngạch bình quân của công ty là -25% trong khi tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân trên thị trường Nhật Bản là +379,2%. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản được thực hiện tương đối tốt so với các thị trường khác của công ty. Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản giảm sút là do khó khăn về nguồn nguyên liệu, đây cũng là khó khăn chung của toàn ngành thuỷ sản.

BẢNG 2.24: TỈ TRỌNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN SO VỚI TỔNG GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2003-2005

Năm

KNXK của công ty sang Nhật Bản (1000 USD)

KNXK của Việt Nam sang

Nhật Bản (1000 USD)

KNNK của Nhật Bản (1000 USD)

Tỉ trọng KNXK công ty/ Tổng KNXKcủa Việt Nam sang Nhật

Bản (%)

Tỉ trọng KNXK của công ty/Tổng

KNNK Nhật Bản (%)

2003 1.073,00 654.314 14.803.386 0,164 0,0072

2004 1.151,18 769.545 15.750.000 0,15 0,0073

2005 650,97 785.876 16.920.000 0,083 0,0038

Tc độ tăng gim (%)

2004/2003 +7,3 +17,6 +6,4 -8,5 +1,4

2005/2004 -43,4 +2,1 +7,4 -44,7 -47,9

Tc độ tăng gim

bình quân (%) -18,05 +9,85 +6,9 -26,6 -23,25

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty & Bộ Thủy sản & Báo cáo của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF)

Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của cụng ty trờn thị trường Nhật so với tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản:

Năm 2004, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giảm mạnh -44,7% so với năm 2004.

Như vậy, tỉ trọng của công ty trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã giảm mạnh trong 3 năm qua, tốc độ giảm bình quân là 26,6%. Điều này là do kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm, tốc độ giảm bình quân là -18,05% trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân +9,85%. Tỉ trọng giảm chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đang gia tăng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong khi xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản có chiều hướng đi xuống, do đó trong thời gian tới công ty cần phải tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, giữ vững được thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty.

Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của cụng ty trờn thị trường Nhật Bản so với tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Nhật:

Nhật Bản được xem là quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, không chỉ phục vụ cho nhu cầu người dân Nhật mà phần lớn làm nguyên liệu sản xuất hàng giá trị gia tăng. Trong 3 năm qua, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản không ngừng gia tăng, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu thủy sản bình quân giai đoạn 2003-2005 là 6,9%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật có xu hướng giảm, tốc độ giảm bình quân là -18,05%. Như vậy, có thể thấy tỉ trọng của công ty trên thị trường Nhật Bản là rất nhỏ (dưới 0,01%) và có xu hướng giảm mạnh trong thời gian qua, tốc độ giảm bình quân tỉ trọng của công ty trên thị trường Nhật là -23,25%.

Như vậy, qua phân tích kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản ta thấy xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản của công ty ngày một giảm đi.

Trước tình hình đó, công ty cần có chiến lược cụ thể để giữ vững và tăng trở lại tỉ trọng của công ty trên thị trường rộng lớn này.

2.1.3.2.Cơ cu sn phm xut khu sang th trường Nht Bn

BẢNG 2.25: CƠ CẤU SẢN PHẨM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 2003-2005

Tổng số

Tôm đông Mực đông Cá đông

Chỉ tiêu KL (tn)

Gtr (1000USD)

T trng

(%) KL (tn)

Gtr (1000USD)

T trng (%)

ĐGBQ (USD/kg)

KL (tn)

Gtr (1000USD)

T trng (%)

ĐGBQ (USD/kg)

KL (tn)

Gtr (1000USD)

T trng (%)

ĐGBQ (USD/kg)

2003 215,78 1.073,00 100 63,46 418,10 39,0 6,58 144,06 634,03 59,1 4,40 8,26 20,87 1,9 2,52

2004 221,41 1.151,18 100 66,24 379,33 33,0 5,72 130,98 664,01 57,7 5,07 24,19 107,84 9,3 4,46

2005 122,25 650,97 100 8,00 49,85 7,7 6,23 86,29 472,92 72,6 5,48 27,96 128,20 19,7 4,59 Tc độ

tăng/gim(%)

2004/2003 +2,6 +7,3 +4,4 -9,3 -13,1 -9,1 +4,7 +15,2 +192,9 +416,7 +77,0

2005/2004 -44,8 -43,5 -87,9 -86,9 +8,9 -34,1 -28,8 +8,1 +46,0 +15,6 +2,9

Tc độ tăng/gim

bình quân(%)

-21,1

-18,1

-41,75 -48,10

-2,1 -21,6 -12,05

+11,65 +301,7 +104,25

+39,95

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu 2003-2005

Nhận xét:

-Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty trên thị trường Nhật Bản ta thấycó 3 chủng loại sản phẩm chính là tôm, cá, mực và tất cả đều là hàng đông lạnh. Trong đó mực đông là mặt hàng chủ lực của công ty, chiếm trên 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty trên thị trường này.

-Trong thời gian qua, mực đông lạnh đang có xu hướng giảm cả về số lượng cũng như giá trị xuất khẩu qua các năm, tốc độ giảm bình quân về khối lượng xuất khẩu là -21,6%, tốc độ giảm bình quân về giá trị xuất khẩu là -12,05%. Tuy nhiên đơn giá bán bình quân lại có xu hướng tăng lên, tốc độ tăng giá bán bình quân là 11,65%.

-Sau mực đông lạnh, tôm đông lạnh chiếm vị trí quan trọng thứ hai (chiếm trên 30%). Trong 3 năm qua, từ 2003-2005, tôm đông lạnh có xu hướng giảm mạnh cả về khối lượng, giá trị lẫn đơn giá bán xuất khẩu. Cụ thể: tốc độ giảm bình quân số lượng tôm đông xuất khẩu là -41,75%, tốc độ giảm bình quân giá trị tôm đông xuất khẩu là -48,10%, tốc độ giảm bình quân giá bán là -2,1%.

-Cá đông lạnh chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty (dưới 20%). Tuy vậy, cá đông xuất khẩu đang có xu hướng tăng nhanh cả về giá trị lẫn kim ngạch xuất khẩu.Tốc độ tăng bình quân khối lượng cá đông xuất khẩu là +104,25%, tốc độ tăng bình quân giá trị cá đông xuất khẩu là +217,8% đồng thời giá bán cá đông lạnh xuất khẩu có xu hướng tăng, tốc độ tăng giá bán bình quân là 39,95%. Điều này chứng tỏ hoạt động xuất khẩu cá của công ty trên thị trường Nhật tiếp tục ổn định và tăng trưởng.

a.Tình hình xut khu mc đông lnh ca công ty sang Nht Bn i)Tình hình thị trường mực Nhật Bản

Cũng như các loài thủy hải sản khác, mực là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người. Tại Nhật Bản, mực được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là với món sushi truyền thống. Người Nhật rất quan tâm đến độ tươi cũng như tính nguyên vẹn, không bị dập nát của sản phẩm. Dưới đây là tình hình nhập khẩu mực đông lạnh của Nhật Bản thời gian qua:

Khi lượng mc nhp khu ca Nht

0 20 40 60 80 100 120 140

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005 tấn

BIỂU ĐỒ 2.5: KHỐI LƯỢNG NHẬP KHẨU MỰC ĐÔNG LẠNH CỦA NHẬT BẢN 2001-2005

(Nguồn: Infofish)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000tấn

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Khối lượng mực Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

BIỂU ĐỒ 2.6: KHỐI LƯỢNG MỰC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT 2003-2005 (Nguồn: Fistenet ,Mục ”Thông tin thị trường Nhật Bản”)

BIỂU ĐỒ 2.7: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỰC ĐÔNG LẠNH CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

(Nguồn: Fistenet, Mục “Thông tin thị trường Nhật Bản”) Qua ba biểu đồ trên ta thấy khối lương nhập khẩu mực đông lạnh của Nhật Bản có xu hướng giảm trong thời gian qua song khối lượng xuất khẩu mực đông lạnh của Việt Nam vào Nhật Bản có xu hướng tăng mạnh. Thị trường Nhật Bản đang chuyển hướng gia tăng tiêu thụ các sản phẩm giá trị gia tăng nên tuy giảm về khối lượng nhập khẩu nhưng giá trị nhập khẩu lại tăng lên. Kim ngạch lẫn khối lượng mực xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua chứng tỏ xuất khẩu mực đông lạnh của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản đang tiếp tục ổn định và tăng trưởng, năm 2005 Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trong số các nước xuất khẩu mực vào Nhật Bản.

ii)Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu mực đông lạnh của công ty sang thị trường Nhật so với tổng kim ngạch nhập khẩu mực đông lạnh của Nhật Bản

Với điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, nằm ngay trong vùng nguyên liệu dồi dào của vịnh Bắc Bộ, công ty CP XNK thủy sản Quảng Ninh có lợi thế về nguồn lợi thủy sản khá phong phú, trong đó mặt hàng mực được đánh giá rất cao, không chỉ về độ tươi mà độ “ngọt”, đậm đà của sản phẩm hơn hẳn ở một số vùng biển khác.Đây không chỉ là nhận định của người tiêu dùng trong nước mà còn được các khách hàng nước ngoài đặc biệt ưa chuộng.

Giá tr xut khu mc đông lnh ca Vit Nam

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1000 USD

BẢNG 2.26: TỈ TRỌNG KHỐI LƯỢNG MỰC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN SO VỚI TỔNG KHỐI

LƯỢNG MỰC ĐÔNG LẠNH NHẬP KHẨU CỦA NHẬT

Năm

Khối lượng mực nhập

khẩu của Nhật (tấn)

Khối lượng mực

Việt Nam xuất khẩu sang Nhật

(tấn)

Tỉ trọng KLXK Việt

Nam/Tổng KLNK củaNhật Bản

(%)

Khối lượng xuất khẩu của

công ty sang thị trường

Nhật (tấn)

Tỉ trọng KLXK của công ty/ Tổng

KLXK của Việt Nam

(%)

Tỉ trọng KLXK của

công ty/

Tổng KLNK Nhật

Bản (%)

2003 51.300 4.500 6,77 144,06 3,20 0,17

2004 60.700 5.300 8,73 130,98 2,47 0,22

2005 64.300 5.900 9,18 86,29 1,46 0,13

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu & Fistenet & Infofish BẢNG 2.27: TỐC ĐỘ TĂNG GIẢM TỈ TRỌNG KHỐI LƯỢNG MỰC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SO VỚI KHỐI LƯỢNG MỰC NHẬP KHẨU CỦA THỊ

TRƯỜNG NHẬT BẢN 2003-2005 Năm

Tỉ trọng KLXK của Việt Nam/

Tổng KLNK của Nhật Bản (%)

Tỉ trọng KLXK của công ty/

KLXK của Việt Nam (%)

Tỉ trọng KNXK của công ty/Tổng

KLNK của Nhật (%)

2003 6,77 3,20 0,17

2004 8,73 2,47 0,22

2005 9,18 1,46 0,13

Tc độ tăng gim (%)

2004/2003 +28,95 -22,81 +29,41

2005/2004 +5,15 -40,89 -40,91

Tc độ tăng gim bình quân (%)

+17,05 -31,85 -5,75

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu & Fistenet & Infofish Qua hai bảng số liệu trên ta rút ra một số nhận xét sau:

§ Tỉ trọng khối lượng mực đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Nhật so với tổng khối lượng mực đông lạnh nhập khẩu của Nhật:

Tỉ trọng khối lượng mực đông lạnh Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật so với tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản năm 2004 là 8,73%, tăng 28,95% so với

năm 2003. Năm 2005 tỉ trọng này là 9,18%, tăng 5,15% so với năm 2004. Như vậy có thể thấy hoạt động xuất khẩu mực của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản diễn ra tương đối tốt và có xu hướng tăng trong thời gian qua, tốc độ tăng bình quân tỉ trọng khối lượng xuất khẩu mực đông lạnh của Việt Nam so với tổng khối lượng nhập khẩu của Nhật Bản là 17,05%.

§Tỉ trọng khối lượng mực đông lạnh xuất khẩu của công ty so với tổng khối lượng mực đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản:

Năm 2004, tỉ trọng khối lượng mực đông lạnh công ty so với tổng khối lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Nhật Bản là 2,47%, giảm 22,81%

so với năm 2003. Điều này tương đối dễ hiểu vì tổng khối lượng xuất khẩu năm 2004 của Việt Nam tăng 17,8% so với năm 2003 do các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu mực sang thị trường Nhật Bản trong khi khối lượng xuất khẩu của công ty năm 2004 giảm 9,1% so với năm 2003.

Năm 2005, tỉ trọng này tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn 1,46% tương đương giảm 40,89% so với năm 2004. Trong năm 2005, hoạt động xuất khẩu của công ty gặp khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu vì mặt hàng này hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên liệu tự nhiên, ảnh hưởng lớn đến khối lượng cũng như giá trị xuất khẩu của công ty.

§Tỉ trọng khối lượng mực đông lạnh xuất khẩu của công ty so với tổng khối lượng mực đông lạnh nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản:

Như vậy, tỉ trọng về khối lượng xuất khẩu của công ty so với các tổng khối lượng nhập khẩu mực đông lạnh trên thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm trong thời gian qua, tốc độ giảm bình quân là -5,75%. Cụ thể, năm 2003 tỉ trọng này là 0,17%, năm 2004 tỉ trọng là 0,22%, tăng 29,41% so với năm 2003, năm 2005 tỉ trọng này chỉ còn 0,13%, giảm tới 40,91% so với năm 2003.

Qua phân tích trên có thể thấy rằng xuất khẩu mực đông lạnh trên thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm trong thời gian qua. Mặt hàng mực là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty chính vì vậy hoạt động xuất khẩu mực đông lạnh sang thị trường Nhật Bản suy giảm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.

Trong thời gian tới, công ty cần phải có các biện pháp nhằm ổn định nguồn nguyên liệu đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành thường xuyên và ổn định, làm cơ sở cho việc phát triển thị trường Nhật Bản vốn là thị trường chủ lực của công ty.

iii)Cơ cấu mặt hàng mực đông lạnh xuất khẩu của công ty và sự biến động nhu cầu khách hàng

Không giống như phần lớn các doanh nghiệp chế biến mặt hàng mực đông lạnh sơ chế, công ty tập trung vào chế biến mặt hàng giá trị gia tăng đem lại giá trị cao. Sau đây là tình hình xuất khẩu mặt hàng mực theo cơ cấu sản phẩm của công ty thời gian qua.

BẢNG 2.28: CƠ CẤU MẶT HÀNG MỰC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU SANG NHẬT NĂM 2004-2005

Chỉ tiêu Khối lượng (kg)

Giá trị (USD)

Đơn giá bình quân

(USD/kg)

Tỉ trọng (%)

Năm 2004 130.980 664.010 5,07 100

Mc ng nguyên con 85.310,4 428.604,5 5,02 64,5

Mc ng ct khoanh 15.011,5 76.580,4 5,1 11,5

Mc ng sashimi 2.955,6 23.053,7 7,8 3,5

Mc ng sushi 6.519,2 46.150,8 7,08 7,0

Mc ng filê 9.792,5 72.565,8 7,41 10,9

Đầu IQF 11.390,8 17.054,8 1,5 2,6

Năm 2005 86.290 472.920 5,48 100

Mc ng nguyên con 59.041,5 311.824 5,28 65,9

Mc ng ct khoanh 8.171,6 42.897,7 5,25 9,1

Mc ng sashimi 2.563 20.523,6 8,01 4,3

Mc ng sushi 4.762,8 33.924,5 7,12 7,2

Mc ng filê 7.206,5 54.117,4 7,5 11,4

Đầu IQF 4.544,6 9.632,8 2,12 2,1

Chênh lệch 2005/2004 (%) -34,1 -28,8 +8,1

Nguồn: Tài liệu theo dừi xuất khẩu 2004-2005

¤Nhận xét về khách hàng nhập khẩu:

Trong thời gian qua, khách hàng mua mặt hàng mực đông lạnh của công ty chỉ có duy nhất khách hàng KAHNAM, chiếm 100% tỉ trọng xuất khẩu của công ty.

Như vậy hoạt động xuất khẩu mực của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng này. Trong năm 2004, KAHNAM mua hàng với tổng khối lượng là 130.980 kg, giá trị mua hàng là 664.010 USD với giá mua bình quân là 5,07 USD/kg. Trong năm

2005, khách hàng này mua với tổng khối lượng hàng là 86.290 kg, tổng giá trị mua hàng đạt 472.920 USD với giá mua bình quân là 5,48 USD/kg. Như vậy, năm 2005 khách hàng KAHNAM đã giảm việc mua hàng của công ty, cụ thể giảm 34,1% về khối lượng, giảm 28,8% về giá trị mua hàng nhưng đơn giá mua bình quân lại tăng 8,1%. Như vậy chứng tỏ việc tăng giá nguyên liệu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty và ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng của khách hàng truyền thống này.

¤Nhận xét về cơ cấu mặt hàng mực đông lạnh xuất khẩu:

Xét về cơ cấu mặt hàng mực đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản ta có thể nhận thấy công ty hoàn toàn xuất khẩu mặt hàng giá trị gia tăng, gồm: mực ống nguyên con, mực ống cắt khoanh, mực ống sashimi, mực ống sushi, mực ống file, đầu mực IQF. Trong 2 năm qua, cơ cấu mặt hàng mực không có sự thay đổi, nếu so sánh với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu khác thì còn tương đối ít.

Nếu xét về tỉ trọng mặt hàng ta nhận thấy mặt hàng mực ống nguyên con chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mực sang thị trường Nhật. Cụ thể năm 2004 mặt hàng này chiếm tỉ trọng 64,5%, năm 2005 chiếm tỉ trọng 65,9%. Mặt hàng mực ống sashimi chiếm tỉ trọng nhỏ (3,5% năm 2004) nhưng có xu hướng tăng trong năm qua (4,3%). Tương tự là mặt hàng mực ống sushi (chiếm tỉ trọng 7,0% năm 2004, tăng nhẹ lên 7,2% năm 2005), mực ống filê (chiếm 10,9% tổng kim ngạch xuất khẩu mực 2004 và chiếm 11,4% tổng kim ngạch xuất khẩu mực năm 2005). Mặt hàng mực ống cắt khoanh và đầu mực IQF có xu hướng giảm nhẹ trong năm qua, cụ thể mặt hàng mực ống cắt khoanh chiếm tỉ trọng 11,5% năm 2004 giảm xuống còn 9,5% năm 2005; mặt hàng đầu mực IQF chiếm tỉ trọng 2,6% năm 2004 giảm xuống còn 2,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mực sang Nhật Bản năm 2005.

Như vậy ta có thể thấy hoạt động xuất khẩu mực đông lạnh của công ty trên thị trường Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng KAHNAM. Với số lượng khách hàng ít ỏi như hiện nay thì một điều khó khăn trong mọi hoạt động của công ty vì sự phụ thuộc rất cao vào các khách hàng của mình, công ty sẽ gặp rủi ro rất lớn nếu khách hàng này không tiếp tục mua hàng của công ty nữa. Chính vì vậy trong thời gian tới đây bên cạnh việc tiếp tục duy trì mối quan hệ với khách hàng chủ lực này công ty cần tìm kiếm thêm khách hàng mới để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

b.Tình hình xut khu tôm đông lnh sang Nht:

Trước khi đi vào phân tích tình hình xuất khẩu tôm đông lạnh của công ty vào thị trường Nhật Bản, ta khảo sát sơ bộ tình hình nhập khẩu và tiêu thụ mặt hàng này tại Nhật Bản.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 87 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)