TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 143 - 145)

II-TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CPXNK THUỶ SẢN QUẢNG NINH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠ

Khách hàng và thị trường xuất khẩu là những yếu tố đầu ra vô cùng quan trọng, quyết định đến sự sống còn của công ty, chính vì thế công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công ty. Việc quá phụ thuộc vào một hai thị trường hoặc một hai khách hàng chính sẽ đem lại nhiều rủi ro cho công ty khi có những biến động bất ngờ trên các thị trường cũng như việc thay đổi các nhà cung cấp của các khách hàng lớn.

Nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, công ty cần làm tốt một số vấn đề sau:

q Xây dng b phn marketing

Bộ phận marketing bao gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong nghiên cứu tình hình từng thị trường cụ thể, trên cơ sởđó hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp từ khâu đảm bảo nguyên liệu sản xuất đến đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, của khách hàng.

q Đẩy mnh thương mi đin t trong hot động kinh doanh.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thương mại điện tử ngày càng có điều kiện phát triển và ngày càng chứng tỏ khả năng ưu việt của nó trong họat động kinh doanh, nhất là trong thương mại quốc tế. Đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, vào năm 2003 công ty đã lập website riêng song chưa khai thác được hiệu quả của website này nên không còn duy trì nữa. Trong thời gian tới, công ty nên khôi phục lại hoạt động của website hoặc thiết lập website mới, bởi suy cho cùng, chi phí duy trì hoạt động của website rất rẻ so với việc thành lập, duy trì văn phòng đại diện. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ những yếu kém của website trước công ty nên xin tư vấn của các chuyên gia thiết kế mạng để website đẹp mắt, tiện dụng và có sức hấp dẫn đối với khách hàng, khai thác tốt hiệu quả của thương mại điện tử.

q Tăng cường chào hàng đến khách hàng truyn thng và khách hàng mi.

Công tác chào hàng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay chủ yếu xoay quanh việc giới thiệu các sản phẩm hiện đang được sản xuất chế biến và rất ít khi giới thiệu mặt hàng mới trừ phi khách hàng có nhu cầu hỏi đặt mẫu hàng mới. Điều này sẽ hạn chế việc mở rộng cơ cấu mặt hàng cũng như phát triển các mối quan hệ với khách hàng. Vì vậy, công ty cần tích cực đẩy mạnh công tác chào hàng đến các khách hàng của mình, hướng đến hai đối tượng sau:

+Đối vi khách hàng truyn thng:

Thông thường, hoạt động chào hàng của công ty chỉ chủ yếu giới thiệu các sản phẩm hiện tại hoặc đã từng sản xuất chế biến nên không tạo được sự hấp dẫn mới lạ với khách hàng. Vì thế, công ty cần chủ động nắm bắt các nhu cầu của thị trường cũng như chiến lược phát triển của khách hàng trong tương lai đểđề ra các chiến lược sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

+Đối vi khách hàng mi:

Không như các khách hàng truyền thống đã có một quá trình hợp tác làm ăn lâu dàu với công ty, việc chào hàng với các khách hàng mới cần phải chuần bị kỹ lưỡng hơn. Đồng thời công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chào hàng, lựa chọn các khách hàng có khả năng thanh toán tốt, có uy tín tại Việt Nam cũng như tại nước họ, muốn hợp tác làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Công tác chào hàng cần được chuẩn bị một cách chu đáo, giới thiệu đến khách hàng về công ty, về các sản phẩm, thiết bị công nghệ sản xuất, các chứng chỉ chất lượng đã đạt được cũng như giá cả để tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Thư chào hàng cần ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện thiện chí hợp tác của công ty.

q Duy trì mi quan h vi Hip hi chế biến thu sn xut khu, Phòng thương mi và công nghip, thiết lp quan h vi các Cc xúc tiến thương mi các nước, văn phòng Tham tán thương mi Nht, Trung Quc và Tham tán thương mi Vit Nam ti các nước này.

Việc duy trì quan hệ với các cơ quan hỗ trợ chuyên ngành trong nước và quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cung cấp thông tin về các thị trường xuất khẩu, cập nhật các chính sách kinh tế thương mại của các nước, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu nhập khẩu thủy sản hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Đồng thời đây cũng mở ra các cơ hội tiếp xúc với các nhà nhập khẩu lớn tại các thị trường, giúp công ty mở rộng các mối quan hệ.

qTích cc hưởng ng kêu gi ca Hip hi chế biến xut khu thy sn Vit Nam nhm xây dng mt thương hiu chung cho sn phm thy sn Vit Nam.

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đang tích cực kêu gọi các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản phối hợp cùng với Chính phủ và các Bộ ban ngành có liên quan xây dựng một thương hiệu chung cho thủy sản Việt Nam. Đây là một việc làm hết sức cần thiết và mang ý nghĩa to lớn vì khi thủy sản Việt Nam đã có thương hiệu trên thị trường thế giới, tạo lập được uy tín trên các thị trường nhập khẩu thì sức cạnh tranh cũng như giá cả sản phẩm của các doanh nghiệp sẽđược tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, công ty cần hưởng ứng tích cực lời kêu gọi này, không chỉ để góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho thủy sản Việt Nam mà còn là con đường phát triển cho công ty trong thời gian tới, cố gắng thiết lập thương hiệu riêng của công ty.

3.3.1.2.Bin pháp 2

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 143 - 145)