BẢNG 2.32: CƠ CẤU MẶT HÀNG TÔM XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT 2004-2005 Năm 2004 Năm

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 105 - 114)

II-TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CPXNK THUỶ SẢN QUẢNG NINH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ

BẢNG 2.32: CƠ CẤU MẶT HÀNG TÔM XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT 2004-2005 Năm 2004 Năm

Chỉ tiêu Số khách hàng Khối lượng (kg) Giá trị (USD) Đơn giá bình quân (USD/kg) Tỉ trọng (%) Số khách hàng Khối lượng (kg) Giá trị (USD) Đơn giá bình quân (USD/kg) Tỉ trọng (%) Tôm HOSO 2 7.496,53 40.967,64 5,47 10,8 2 590,30 3.539,35 6,00 7,1 Tôm HLSO 2 58.743,47 338.362,36 5,76 89,2 2 7.409,70 46.310,65 6,25 92,9 Tổng cộng 2 66.240,00 379.330,00 5,72 100 2 8,00 49.850,00 6,23 100

Nhận xét:

Sản phẩm xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản hoàn toàn là mặt hàng sơ chế đông lạnh, không có hàng chế biến sẵn. Hàng sơ chế đông lạnh được nhập khẩu vào Nhật Bản chiếm 80% tổng khối lượng tôm nhập khẩu vào nước này hàng năm. Chính vì thế cơ cấu mặt hàng tôm xuất khẩu của công ty hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên tiêu dùng các mặt hàng giá trị gia tăng đang có xu hướng tăng cao tại nước này, do đó công ty cần nghiên cứu và có kế hoạch sản xuất thử nghiệm cũng như chào hàng tới các khách hàng Nhật Bản nhằm khai thác tiềm năng nhu cầu to lớn này.

Tôm đông lạnh của công ty xuất khẩu cho 2 khách hàng chính là SOZITZ và ITOCHU. Năm 2004 công ty xuất khẩu cho 2 khách hàng này với tổng khối lượng xuất khẩu là 66.240 kg, giá trị xuất khẩu là 379.330 USD với đơn giá bình quân là 5,72 USD/kg. Cụ thể:

+Tôm vỏ đông lạnh nguyên con (HOSO):

Năm 2004 có hai khách hàng mua mặt hàng này với tổng khối lượng là 7.496,53kg, tổng giá trị xuất khẩu là 40.967,60 USD với đơn giá xuất khẩu bình quân là 5,47 USD/kg. Mặt hàng này chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu tôm đông lạnh, chiếm 10,8%.

Năm 2005 tình hình xuất khẩu mặt hàng tôm nói chung và tôm HOSO nói riêng sụt giảm đáng kể, chỉ chiếm tỉ trọng 7,1% tổng giá trị tôm xuất khẩu 2005. Khối lượng xuất khẩu đạt 590,3 kg, giá trị xuất khẩu là 3.539,35 USD, đơn giá bình quân là 6,00 USD/kg. Sản phẩm này thường là tôm các size cỡ nhỏ : 41/50, 51/60, 61/70, 71/90.

Nếu so sánh giá tôm vỏ nguyên con đông lạnh của công ty với các size 51/60, 61/70, 71/90 với giá nhập khẩu tôm vỏ nguyên con đông lạnh bình quân của Nhật năm 2005 ta thấy:

BẢNG 2.33: SO SÁNH GIÁ XUẤT KHẨU TÔM HOSO CỦA CÔNG TY VỚI GIÁ NHẬP KHẨU BÌNH QUÂN TÔM HOSO CỦA NHẬT

(tính theo giá nhập khẩu tôm HOSO bình quân tháng 9/2005)

Tôm HOSO Công ty CP XNK thủy sản QN NK BQ của Nhật Bản Chênh lệch (%) Giá bình quân 6,00 6,30 -4,7

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu & Trung tâm tin học Bộ thủy sản, trang web fistenet.org, bài “Thị trường tôm Nhật Bản tháng 9/2005”,15/9/2005.

Như vậy ta có thể thấy giá tôm HOSO của công ty với các size như trên thấp hơn giá bình quân của tôm HOSO nhập khẩu vào thị trường Nhật là -4,7%, chứng tỏ công ty không có lợi thế về giá trong xuất khẩu năm 2005.

+Tôm vỏ bỏ đầu đông lạnh (HLSO):

Tôm HLSO là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, chiếm tỉ trọng trên 90% tổng giá trị xuất khẩu tôm đông lạnh. Hai khách hàng SOZITZ và ITOCHU là những khách hàng mua mặt hàng này thường xuyên qua các năm. Năm 2004 tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này là 58.743,47 kg, giá trị xuất khẩu là 338.362,36 USD, giá bán bình quân là 5,76 USD/kg. Năm 2005 tổng khối lượng xuất khẩu là 7.409,70 kg, giá trị xuất khẩu là 46.310,65 kg, đơn giá bình quân là 6,25 USD/kg. Như vậy, mặt hàng này giảm đáng kể cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu, tuy nhiên giá bán bình quân tăng đáng kể là do giá nguyên liệu tăng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm giá xuất bán tăng.

Đối với loại tôm này, giá bán bình quân so với đối thủ và giá nhập khẩu bình quân của thị trường Nhật là:

BẢNG 2.34: SO SÁNH GIÁ XUẤT KHẨU BÌNH QUÂN TÔM HLSO CỦA CÔNG TY VỚI GIÁ NHẬP KHẨU BÌNH QUÂN TÔM HLSO CỦA NHẬT

TẠI THỜI ĐIỂM THÁNG 9/2005 Tôm HLSO Công ty CP XNK thủy sản Quảng Ninh Công ty XK thủy sản II Quảng Ninh Nhập khẩu BQ của Nhật Bản Giá bình quân 6,25 6,23 6,7

Nguồn: Phòng kinh doanh & trang web fistenet.org, bài “Thị trường tôm Nhật Bản tháng 9/2005”, 15/9/2005

Như vậy, với loại tôm HLSO giá xuất khẩu bình quân của công ty cao hơn so với giá xuất khẩu bình quân tôm HLSO cùng loại của công ty khác, chứng tỏ công ty có lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh về giá. Có được điều này là do công ty có mối quan hệ khá tốt với các bạn hàng truyền thống nên giá xuất khẩu có phần cao hơn.Tuy nhiên, nếu so sánh với giá nhập khẩu bình quân sản phẩm cùng loại trên thị trường Nhật Bản thì thấp hơn nhiều, đây cũng là tình trạng chung của thủy sản Việt Nam. Vì vậy, vấn đềđặt ra trong thời gian tới đây là làm sao để nâng cao giá bán cũng như vị thế cạnh tranh của công ty nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung trên thị trường Nhật Bản, nhằm giữ vững và phát triển

thị trường chủ lực này, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm đông lạnh sơ chế-là mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản trong nhiều năm qua.

c.Tình hình xut khu mt hàng cá đông lnh sang th trường Nht Bn

i)Nhu cầu về mặt hàng cá đông lạnh của thị trường Nhật Bản

Người dân Nhật Bản coi cá là thực phẩm thiết yếu hàng ngày. Không chỉ bởi sản phẩm cá phù hợp với khẩu vị của đại bộ phận người tiêu dùng Nhật Bản mà còn bởi cá là nguồn thực phẩm lành mạnh chứa nhiều DHA và EDA. Người dân Nhật không quan tâm đến việc cá họ mua là sản phẩm trong nước hay nhập khẩu mà chú trọng nhiều đến độ tươi, kích cỡ của cá cũng như giá cả. Nhờ lượng hàng nhập khẩu lớn hàng năm, dân Nhật có thể mua loại cá mình ưa thích tại nhiều thời điểm trong năm, không phụ thuộc vào mùa nguyên liệu.

Các nước cung cấp cá cho Nhật năm 2004 theo tỉ lệ % 28.1 8.9 3.1 7.4 2.6 4.2 8.1 3.7 3.2 6.1 4.3 2.9 17.4 Indonesia Đài Loan Singapore Việt Nam Guam Thái Lan Úc

Tây Ban Nha Micronesia Srilanka Fiji PNG

Các nước khác

BIỂU ĐỒ 2.10: CÁC NƯỚC CUNG CẤP CÁ CHO NHẬT BẢN NĂM 2004 THEO TỈ LỆ PHẦN TRĂM

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 1000 USD Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Kim ngch xut khu cá đông lnh Vit Nam sang th trường Nht Bn

BIỂU ĐỒ 2.11 :KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁ ĐÔNG LẠNH CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

(Nguồn: fistenet.com.vn)

Cùng với Mỹ và EU, Nhật Bản là một trong những thị trường lớn nhất về sản phẩm cá đông lạnh và cũng đồng thời là nước xuất khẩu các sản phẩm cá mạnh nhất. Mặc cho sự suy yếu của nền kinh tế, thị trường Nhật Bản đang thể hiện nhu cầu khá cao cho sản phẩm cá đông lạnh. Indonesia và Đài Loan là những nước dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, tuy nhiên trong thời gian gần đây, xuất khẩu các nước này có xu hướng giảm trong khi các nước khác như Singapore, Úc, Srilanka, Việt Nam lại có xu hướng gia tăng xuất khẩu cá đông lạnh vào thị trường Nhật.

Qua hai biểu đồ trên ta có thể nhận thấy tình hình xuất khẩu cá đông lạnh của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản tương đối tốt, thị phần của nước ta khá cao so với các nước khác (7,4%). Trong vòng 3 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu cá của Việt Nam liên tục tăng, thể hiện việc xuất khẩu cá đông lạnh của nước ta vào thị trường Nhật Bản vẫn tiếp tục ổn định.

ii)Tình hình xuất khẩu cá của công ty theo cơ cấu mặt hàng và theo khách hàng.

Trước nhu cầu tiêu thụ cá của thị trường Nhật Bản, trong nhiều năm qua công ty coi việc xuất khẩu cá sang Nhật Bản là một trong những hoạt động chủ lực của công ty.

BẢNG 2.35: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY SANG NHẬT BẢN 2004-2005 Chỉ tiêu Khối lượng (kg) Giá trị (USD) Đơn giá bình quân (USD/kg) Tỉ trọng (%) Năm 2004 24.185,3 107.840 4,46 100 1.Khách hàng SUNWORD 15.686,8 70.302,8 4,48 65,2 cá đổng cờ nguyên con 5.504,1 23.447,5 4,26 33,4

cá đổng quéo nguyên con 3.681,5 15.214,3 3,94 21,6

cá đổng cờ filê 6.501,2 31.641 4,82 45,0

2.Khách hàng KANEFUKU 8.498,5 37.537,2 4,42 34,8

cá đổng cờ nguyên con 5.787,1 26.251,4 4,54 69,9

cá đổng quéo nguyên con 2.711,4 11.285,8 4,16 30,1

Năm 2005 27.957,4 128.200 4,59 100

1.Khách hàng SUNWORD 18.411,6 84.329,4 4,58 65,8

cá đổng cờ nguyên con 6.521,6 27.479,8 4,21 32,6

cá đổng quéo nguyên con 533,4 2.186,9 4,1 2,9

cá đổng cờ fillet 8.420,5 41.597,0 4,94 49,0

cá đổng quéo filê 2.936,1 13.065,7 4,45 15,5

2.Khách hàng KANEFUKU 8.223,9 36.873,3 4,48 28,7

cá đổng cờ nguyên con 5.416,5 24.438,2 4,51 66,3

cá đổng quéo nguyên con 2.807,4 12.435,1 4,43 33,7

3.Khách hàng KYOKO 1.321,9 6.997,3 5,29 5,5 cá đổng cờ filê 1.321,9 6.997,3 5,29 5,5 Chênh lệch 2005/2004 (%) +15,6 +18,9 +2,9 SUNWORD +17,4 +20,0 +2,2 KANEFUKU -3.2 -1,8 +1,4 KYOKO - - -

Nguồn: Tài liệu theo dõi xuất khẩu của công ty 2004-2005

¥Nhn xét v khách hàng:

Qua bảng trên ta thấy khách hàng của công ty trong xuất khẩu cá đông lạnh là SUNWORD, KANEFUKU và KYOKO. Trong đó SUNWORD là khách hàng chính, mua với số lượng lớn, giá trị chiếm tỉ trọng rất cao.

+Khách hàng SUNWORD: Năm 2004, khách hàng SUNWORD mua với khối lượng 15.686,8 kg với tổng giá trị mua hàng là 70.302,8 USD và giá mua bình quân là 4,48 USD/kg , chiếm tới 65,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cá sang thị trường Nhật Bản. Năm 2005, khối lượng mua hàng là 18.411,6 kg, giá trị mua hàng là 84.329,4 USD, giá mua bình quân là 4,58 USD/kg, chiếm 65,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cá đông lạnh. Như vậy trong năm qua, SUNWORD đã tăng mua hàng này của công ty, cụ thể là tăng 17,4% về khối lượng, 20,0% về giá trị mua, tăng 2,2% về giá bán. Có thể thấy rằng tình hình xuất khẩu của công ty với khách hàng này khá thuận lợi, tuy giá bán tăng nhưng khách hàng vẫn tiếp tục gia tăng mua hàng cả về khối lượng lẫn giá trị mua hàng.

+Khách hàng KANEFUKU: Năm 2004, khối lượng mua hàng của KANEFUKU là 8.498,5 kg, giá trị mua hàng là 37.537,2 USD với giá mua bình quân là 4,42 USD/kg, chiếm tỉ trọng 34,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của công ty. Năm 2005, khối lượng mua hàng của khách hàng này là 8.223,9 kg, giá trị mua hàng là 36.873,3 USD/kg với giá mua bình quân là 4,48 USD/kg, chiếm tỉ trọng 28,7%. Như vậy trong năm 2005 KANEFUKU giảm việc mua hàng của công ty nhưng lượng giảm không lớn, cụ thể giảm 3,2% về khối lượng, giảm 1,8% về giá trị tuy nhiên giá bán vẫn tăng 1,4%.

+Khách hàng KYOKO: Đây là khách hàng mới của công ty, xuất hiện trong năm 2005. Khối lượng mua hàng là 1.321,9 kg với giá trị mua hàng là 6.997,3 USD và giá mua bình quân là 5,29 USD/kg., chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật. Tuy chiếm tỉ trọng không lớn nhưng sự có mặt của khách hàng mới này hứa hẹn nhiều cơ hội hợp tác làm ăn mới của công ty.

¥Cơ cu mt hàng xut khu:

Tương tự như mặt hàng tôm, mặt hàng cá đông lạnh xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật hoàn toàn là hàng sơ chế đông lạnh gồm: cá đổng cờ nguyên con, cá đổng quéo nguyên con, cá đổng cờ file, cá đổng quéo filê. Có thể nói rằng cơ cấu mặt hàng cá đông lạnh của công ty còn rất ít, chưa có các mặt hàng chế biến sẵn và cơ cấu mặt hàng vẫn cốđịnh trong thời gian qua, chưa có các mặt hàng mới. Năm 2005, tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng cá tăng 15,6%, tổng giá trị xuất khẩu tăng 18,9% đồng thời giá xuất khẩu tăng 2,9%. Điều này là do:

+Khách hàng SUNWORD: vốn là khách hàng chiếm tỉ trọng mua hàng cao của công ty đã gia tăng việc mua hàng. Năm 2004, SUNWORD chỉ mua 3 loại cá sơ chế là cá đổng cờ nguyên con (33,4%), cá đổng quéo nguyên con (21,6%), cá đổng cờ filê (45%) thì sang năm 2005 lại mua tới 4 loại cá sơ chế là cá đổng cờ nguyên

con (32,6%), cá đổng quéo nguyên con (2,9%), cá đổng cờ filê (49,0%), cá đổng quéo filê (15,5%). Như vậy cơ cấu mặt hàng cá sơ chếđông lạnh đã được mở rộng.

+Khách hàng KANEFUKU: Là khách hàng mua với tỉ trọng đứng thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá đông lạnh sang thị trường Nhật Bản. Mặt hàng cá sơ chế của KANEFUKU bao gồm cá đổng cờ nguyên con và cá đổng quéo nguyên con, trong đó cá đổng cờ nguyên con là mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho khách hàng này.

+Khách hàng KYOKO: Do là khách hàng mới nên cơ cấu mua hàng của khách hàng này còn rất ít, mang tính chất thăm dò cao. Khách hàng này chỉ mua duy nhất mặt hàng cá đổng cờ filê trong năm 2005, chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá của công ty sang thị trường Nhật Bản.

Như vậy, hiện nay khách hàng SUWORD là khách hàng chủ lực của công ty và đóng một vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu các mặt hàng cá đông lạnh sơ chế của công ty vào Nhật Bản. Công ty cũng có chính sách giá ưu đãi hơn cho khách hàng này bằng cách áp dụng giá thấp hơn KANEFUKU. Tuy nhiên với số lượng khách hàng khá ít như hiện nay thì một điều khó khăn trong hoạt động của công ty là sự phụ thuộc khá cao vào các khách hàng của mình. Tuy nhiên, với các khách hàng truyền thống và có tiềm lực như SUNWORD, KANEFUKU thì công ty nên tiếp tục giữ vững quan hệ với khách hàng này bằng cách đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng trong khả năng cho phép, cũng như tiếp tục đầu tư nghiên cứu sản xuất các mặt hàng chế biến sẵn để chào hàng thử với họ. Ngoài ra, việc tiếp tục tìm kiếm thêm khách hàng mới mà điển hình là khách hàng KYOKO trong năm 2005 là rất quan trọng nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

2.1.3.3.Tình hình thc hin hp đồng xut khu vi khách hàng Nht Bn thi gian qua:

a.S lượng hp đồng thc hin:

Năm 2004 công ty ký kết được 27 hợp đồng có tổng giá trị là 1.151.180 USD với 5 khách hàng Nhật Bản, trong đó KAHNAM, SOZITZ, ITOCHU là những khách hàng lớn và chủ lực của công ty.

Năm 2005 công ty chỉ ký được 20 hợp đồng với tổng giá trị là 650.970 USD, tương đương giảm 43,5% về giá trị so với năm 2004 và có thêm một khách hàng mới là KYOKO trong xuất khẩu cá đông lạnh sang Nhật. KAHNAM vẫn tiếp tục giữ vị trí khách hàng chủ lực của công ty chiếm tỉ trọng 72,6% trong tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu của công ty với khách hàng Nhật Bản. SUWORD vươn lên là khách hàng lớn thứ hai của công ty với giá trị hợp đồng chiếm 12,9% so với tổng giá trị

hợp đồng trong năm, điều này là do SUNWORD gia tăng nhập khẩu các mặt hàng cá đông lạnh của công ty.

b.Phương thc thanh toán:

Việc thanh toán đối với khách hàng Nhật Bản được thực hiện qua hai phương thức L/C và TTR. Trong năm 2004, giá trị hợp đồng thanh tóan theo phương thức L/C chiếm 58,5% tổng giá trị hợp đồng. Năm 2005, thanh tóan theo L/C chiếm 45,6% tổng giá trị hợp đồng, tương đương giảm 55,9%. Điều này là do các khách hàng SOZITZ và ITOCHU giảm việc mua hàng của công ty trong khi những khách hàng này thanh toán 100% theo L/C, chính vì vậy giá trị hợp đồng thanh toán theo L/C giảm rõ rệt trong năm qua.

Năm 2004 giá trị hợp đồng thanh toán theo TTR chiếm 41,5% tổng giá trị hợp đồng thực hiện trong năm và năm 2005 thanh toán theo phương thức này là 54,5%. Có sự gia tăng về tỉ trọng như vậy là do khách hàng KAHNAM phần lớn thanh toán bằng TTR và khách hàng này vẫn tiếp tục giữ vị trí khách hàng chủ lực của công ty.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 105 - 114)