ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (11) (Trang 31 - 35)

1. MỤC TIÊU:

a.Kiến thức :

- Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.

b.Kĩ năng:

- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản.

- Biết xây dựng luận điểm, luan cứ và triển khai lập luận cho một đề bài . c.Thái độ:

- Có ý thức xây dựng luận điểm đúng đắn.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a, Chuẩn bị của GV: : Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị VD trên bảng phụ máy chiếu

b. Chuẩn bị của HS : Chuẩn bị bài mới. Soạn bài

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

a, Kiểm tra bài cũ:

* Câu hỏi: Thế nào là văn bản nghị luận ? Đọc một đoạn văn nghị luận mà em sưu tầm được

* Đáp án: Văn bản nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó...

*Đặt vấn đề vào bài mới: (1)

Trong bài văn nghị luận gồm có những yếu tố cơ bản nào, mối quan hệ nào của chúng với nhau ra sao ? Đó là nội dung bài học hôm nay

b, Dạy nội dung bài mới:

23’

?

?

HS đọc lại bài văn: Chống nạn thất học.

Cho biết luận điểm chính của bài văn là gì?

Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và diễn đạt thành câu văn nào?

I. Luận điểm, luận cứ và lập luận:

1. Luận điểm:

VD: Văn bản chống nạn thất học.

- Luận điểm chính là vấn đề: Chống nạn thất học

- Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng câu khẳng định nhiệm vụ chung: Chống nạn thất học.

- Được trình bày cụ thể:

- Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi ... Biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

-> Như vậy trong bài văn: Chống nạn thất học luận điểm thể hiện ngay trong nhan đề dưới dạng câu khẳng địn nhệm vụ chung là luận điểm chính của bài và luận điểm phụ trong bài là câu: Mọi người Việt Nam ... phải biết ... chữ quốc ngữ.

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?

Trong bài văn nghị luận luận điểm thường được diễn đạt như thế nào ?

Luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn ?

Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì ?

Hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản thất học

Vậy chống nạn thất học như thế nào ?

- Có những căn cứ để Bác đề ra n/v chống nạn thất học ?

Em có nhận xét gì về luận cứ Bác nêu ra ở trên ?

Bác đưa ra những dẫn chứng nào ? Để làm gì ?

Những lý lẽ dẫn chứng trên gọi

* Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn được nêu ra dưới dạng hình thức câu khẳng định hay phủ định. Được diễn đạt sáng tỏ dễ hiểu nhất quán.

- Luận điểm là linh hồn của bài viết.

Nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.

- Luận điểm phải đúng đắn chân thực đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

-> Vào thời điểm lịch sử lúc bấy giờ dân ta 95% là mù chữ nên chống nạn thât học là cần thiết đáp ứng nhu cầu thực tế.

2. Luận cứ:

- Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ, thất học, nước Việt Nam không tiến bộ được.

- Nay chúng ta đã dành được độc lập muốn tiến bộ thì cấp tốc nâng cao dân trí để xây dựng nước nhà. Do đó người Việt Nam phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

- Có 2 căn cứ để Bác đề ra n/v chống nạn thất học:

-> Đồng thời 2 nhiệm vụ đó chính là 2 lý lẽ. Từ 2 lý lẽ đó Bác đã đề ra nhiệm vụ chống nạn thất học: Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình... phải biết đọc, biết viết...

- Đúng đắn tiêu biểu có sức thuyết phục, chống nạn thất học là việc cần kíp việc có thể làm được.

- Bác đưa ra hàng loạt dẫn chứng:

+ Những người đã biết chữ dạy cho người chưa biết.

+ Những người chưa biết hãy gắng sức mà học cho biết đi, vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo...

+ Phụ nữ cần phải học.

=> Các dẫn chứng này làm cơ sở cho

?

?

?

?

?

? 15’

là luân cứ ? Em hiểu thế nào là luận cứ ?

Luận cứ phải đảm bảo yêu cầu gì ?

Hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản: Chống nạn thất học ?

Em có nhận xét gì về trình tự lập luận của văn bản: Chống nạn thất học

Trình tự sắp xếp như vậy gọi là lập luận ? Em hiểu lập luận là gì? Nó phải đảm bảo yêu cầu gì

?

Tìm hiểu văn bản trên, em thấy bài văn nghị luận này có các yếu tố nào ?

Qua tìm hiểu văn bản trên em thấy bài văn nghị luận cần có các yếu tố nào ?

luân điểm và làm sáng tỏ luận điểm.

- Luận cứ là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

=> Như vậy: Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

3. Lập luận:

- Giáo viên nhắc lại: Pháp với cộng sản ngu dân để bóc lột đồng bào ta.

-> 95% dân số thất học mù chữ, như thế không thể xây dựng đất nước được.

=> 2 lý do trên chính là lý do:

- Vì sao phải chống nạn thất học?

- Chống nạn thất học để làm gì ? - Tư tưởng chống nạn thất học ?

=> Chống nạn thất học để nâng cao dân trí và xây dựng nước nhà. Nhưng chỉ nêu tư tưởng thì chưa trọn vẹn người ta sẽ hỏi.

- Chống nạn thất học bằng cách nào ?

=> Phần tiếp theo của bài đã giải quyết việc đó bằng hàng loạt các dẫn chứng Bác đã nêu: Người biết dạy người chưa biết... tất cả các dẫn chứng này đề dẫn đến luận điểm: Chống nạn thất học.

-> Trình tự rõ ràng, chặt chẽ, hợp lý.

=> Như vậy lập luận trong bài văn chống nạn thất học rất rõ ràng, chật chẽ, hợp lý thì ta mới hiểu được luận điểm.

- Lập luận là nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Em có nhận xét gì về trình tự lập luận của Bác ?

- Lập luận phải chặt chẽ hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục.

-> 3 yếu tố: Luận điểm, luận cứ và lập luận không thể thiếu trong một bài văn nghị luận.

- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.

II. Luyện tập:

?

?

?

?

?

HS đọc thầm lại bài văn.

Hãy cho biết luận điểm của bài văn ?

Xác định luận cứ ?

Em hãy nhắc lại các quá trình lập luận của bài văn đã tìm hiểu ?

Em có nhận xét gì về tính thuyết phục của văn bản ?

Bài văn: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

* Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

-> Câu cuối cùng của văn bản: Mỗi người mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp văn minh cho xã hội .

* Luận cứ: Có thói quen tốt và thói quen xấu.

+ Giải thích thế nào là thói quen tốt (dẫn chứng...)

+ Giải thích thế nào là thói quen xấu (dẫn chứng...)

=> Kèm theo các lý lẽ này có các dẫn chứng thực tế minh hoạ cho các vấn đề đã giải thích.

* Lập luận:

- Luận cứ 1: Có thói quen tốt...xấu.

- Luận cứ 2: Giải thích thói quen...tốt.

- Luận cứ 3: Giải thích thói quen...xấu.

=> Luận điểm (gv đọc chậm luận điểm ở phần kết bài).

- Tất cả các luận cứ này đếu pv cho ->

luận điểm ở cuối bài.

=> Trong bài văn cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ hợp lý đưa ra 2 thói quen trái ngược và giải thích cụ thể 2 thói quen đó và nhận xét khái quát.

- Văn bản này có tính thuyết phục cao vì tác giả đã nêu ta những nhận xét chính xác, những dẫn chứng rất cụ thể, rất thực tế luôn diễn ra trong đời sống chúng ta.

c.Củng cố và luyện tập:(1’)

- Phân biệt được luận điểm luận cứ là yếu tố quan trọng trong văn nghị luận d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1p)

- Học bài, nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận.

- Hoàn thành các bài tập.

- Đọc bài “ đề văn nghị luận và cách làm bài văn nghị luận”.

RÚT KINH NGHIỆM

-Thời gian:………...………...

………...……….

- Kiến thức :………...………....

...

- Phương pháp:....

...

=====================

Ngày soạn : Ngày giảng:

Tiết 80:

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (11) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(264 trang)
w