1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến
- Kiểm tra tổng hợp kiến thức của học sinh trong học kì 2 b. Kĩ năng:
Luyện tập rèn kĩ năng:
- Tổng hợp khái quát kiến thức
- ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
c. Thái độ:
- Có ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV:
Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu b. Chuẩn bị của HS:
Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới.
* X©y dùng ma trËn:
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao
Chủ đề 1:
Ý nghĩa văn chương
Nhận biết giá trị nghệ thuật và nội dung
tác phẩm Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ %:
1 1 10%
1 1 10%
Chủ đề 2:
Sống chết mặc bay
Nhận biết và tóm tắt được các sự việc chính trong tác
phẩm Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ %:
1 1 10%
1 1 10%
Chủ đề 3:
Chuyển đổi câu
Nhận biết khái niệm câu chủ
chủ động thành câu bị động
động, câu bị động và cách chuyển
đổi câu chủ động thành câu bị động Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ %:
1 1 10%
1 1 10%
Chủ đề 4:
Liệt kê
Nhận biết kiểu liệt kê của hai trường hợp cụ thể đề bài cho Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ %:
1 1 10%
1 1 10%
Chủ đề 5:
Văn nghị luận giải thích
Nhận biết đúng yêu cầu của đề bài về thể loại, đối
tượng giải thích.
Hiểu được vai trò quan trọng của lời
nói và cách nói năng trong đời
sống
Biết vận dụng kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý trong quá trình làm bài.
Biết vận dụng kỹ năng viết bài
văn NLGT hoàn chỉnh.
Số câu Số điểm
Tỷ lệ % 1
10%
1 10%
1 10%
3 30%
1 6 60%
T. số câu T. Số điểm Tỷ lệ %
4 5 50%
1/3 1 10%
1/3 1 10%
1/3 3 30%
5 10 100%
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (1 điểm)
Trình bày khái quát giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.
Câu 2: ( 1điểm)
Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện ngắn “Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn trong khoảng từ 8 đến 10 dòng.
Câu 3: ( 1điểm)
a. Thế nào là câu chủ động, câu bị động ?
b. Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành câu bị động theo hai cách khác nhau:
Nhiều độc giả yêu thích bài thơ“Quê hương” của tác giả Tế Hanh.
Câu 4: (1 điểm)
Xác định phép liệt kê trong mỗi câu sau và cho biết kiểu liệt kê trong mỗi trường hợp đó ?
a) Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.
( Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh) b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
( Hồ Chí Minh) Câu 5: (6 điểm)
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy ? 3. Đáp án
Câu 1: (1 điểm) Giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.
- Nghệ thuật: Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc và hình ảnh.
(0,25 điểm)
- Nội dung: Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
(0,75 điểm) Câu 2: ( 1điểm)
HS tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện ngắn “Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn trong khoảng từ 8 đến 10 dòng:
Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên rất to. Khúc đê làng X, phủ X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm nghìn người dân ra sức chống chọi với nước để bảo vệ đê. Thế mà tại một ngôi đình vững chãi cách đó chừng bốn năm trăm thước, quan phụ mẫu vẫn ung dung đánh tổ tôm cùng các quan. Khi có người trong đám dự đoán đê sẽ vỡ, ngài gắt “mặc kệ” và tiếp tục chơi bài. Đến khi người dân quê vào báo đê đã vỡ, quan quát mắng rỗi thản nhiên chơi tổ tôm tiếp. Cuối cùng, khi quan thắng lớn, ván bài kết thúc cũng là lúc khắp nơi miền đó nước lênh láng xoáy thành vực sâu, nhà cửa ngập hết, lúa má trôi băng, kẻ sống không có chỗ ở, người chết không có chỗ chôn.
Câu 3: (1 điểm)
a. - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) (0,25 điểm)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động) (0,25 điểm)
b. Chuyển đổi câu chủ động đã cho thành câu bị động theo hai cách khác nhau:
- Cách 1: Bài thơ “Quê hương” của tác giả Tế Hanh được nhiều độc giả yêu thích. (0,25 điểm)
- Cách 2: Bài thơ “Quê hương” của tác giả Tế Hanh được yêu thích. (0,25 điểm)
Câu 4: (1 điểm)
a) Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng (0,25 điểm)
-> Liệt kê không theo cặp, không tăng tiến. (0,25 điểm)
b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (0,25 điểm)
-> Liệt kê theo cặp, không tăng tiến. (0,25 điểm) Câu 5: (6 điểm)
I/ Mở bài:
- Giới thiệu về truyền thống tương thân tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu và trích dẫn câu ca dao.
II/ Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, Nhiễu điều phủ lấy giá gương: tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: mọi người phải đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết, thương yêu là truyền thống của dân tộc.
2. Tại sao phải sống sống đoàn kết, thương yêu nhau ?
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán,…
- Để cùng chống giặc ngoại xâm,…
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam,…
3. Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, làng xóm,...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện,...
4. Liên hệ bản thân:
- Là HS, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ? (Yêu thương đoàn kết với bạn bè trong trường, lớp; tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp,…)
III/ Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài ca dao: thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
RÚT KINH NGHIỆM
-Thời gian:………...………...
………...……….
- Kiến thức :………...………....
...
- Phương pháp:....
...
=====================
Ngày soạn : Ngày giảng:
Tiết 133 - 134