1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức :
- Nhận biết một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
b. Về kỹ năng :
- Đọc đúng và viết đúng các cặp âm, thanh, vần dễ lẫn: ch/tr, s/x, l/n, r.d/gi, đ/l, b/v, thanh hỏi/ thanh ngã, vần â/au, uyn/in,…
c. Thái độ:
- Có ý thức nói đúng, viết đúng chính tả tiếng Việt.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV:
Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu b. Chuẩn bị của HS:
Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới.
Đọc bài và soạn bài.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
A. Kiểm tra bài cũ: Không * Giới thiệu bài : (1’)
Để giúp các em rèn kĩ năng đọc, viết đúng chính tả, bài hôm nay………
b. Dạy nội dung bài mới : I. Nội dung luyện tập:
Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi: Tr/ ch; s/x; r/d/gi ;l/n
II. Luyện tập:
1.Viết bài:
a. Nghe viết: giáo viên đọc mẫu cho học sinh viết một đoạn trong văn bản : ý nghĩa văn chương.
- Học sinh viết bài- nhận xét- kiểm tra lẫn nhau và sửa chữa nếu có.
b. Nhớ viết: học sinh tự nhớ và viết lại một đoạn có độ dài khoảng 100 chữ - Tự kiểm tra và chữa lại nếu sai.
2. Làm bài tập chính tả a. Điền vào chỗ trống
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống;
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: chân lí , chân châu, trân trọng, chân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc ngã : mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử , mẩu bút chì .
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống: Giành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập
+ điền các tiếng sĩ, sỉ vào chỗ trống thích hợp: liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả b. Tìm từ theo yêu cầu
- Từ chỉ sự vật hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất
+ chạy, chập choạng, chấp chới, chậm chạp, chăm chỉ, chắt chiu, chững chạc, chếnh choáng.
+ Trối trăng, trà trộn, trong trặn, tròn trịa, trai tráng, trầm trồ, trăn trở, trằn trọc.
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi, thành ngã:
Bỗ bã, báng bổ, sợ hãi, hốt hoảng, xúi bẩy, đổ bể, bỏ ngỏ, gạ gẫm, giở giọng, hứa hão, lã chã, lả tả, lảm nhảm, mũm mĩm, bất nhã, nông nổi, vớ vẩn, nghỉ ngơi, quẩn quanh,…
- tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm cho sẵn: tốt- xấu, nóng- lạnh, đen – trắng, nhỏ- to, cấo- thấp, ngược –xuôi..
+ Thật thà- giả dối, thật- giả..
- Đặt câu với mỗi từ lên, nên + Tôi lên lớp
+ Không nên thế
- Đặt câu với mỗi từ vội, dội
+ mẹ thì vội vàng, mà sao con cứ vội vàng thế + Không bao giờ cứu vãn được dĩ vãng
+ Người thì dùng dằng chưa muốn về kẻ thì lại vùng vằng đòi về.
+ Đừng vì câu chữ đắc địa mà ăn nói độc địa.
+ Rừng bạt ngàn là nguồn lợi bạc ngàn.
+ Trăng sáng vằng vặc trên con đường thiên lí dằng dặc.
+ Ngay cả khi vãn cảnh, vẫn còn khách vãn cảnh.
+ Truyện ngụ ngôn ấy được viết bằng thơ ngũ ngôn
+ Những bước chân rậm rịch trên con đường rậm rịt cây cối + Những buổi chiều thu man mác, lòng em buồn man mác.
+ Truy quét mạnh thì bọn đánh bạc sẽ bị đánh bạt đi.
+ Vì sợ hãi nên nó hớt hải kêu cứu.
+ Sự việc đổ bể làm công việc bị bỏ bễ.
+ Sao không đóng cửa mà lại bỏ ngỏ thế này.
+ Người lịch lãm không bao giờ nói năng lảm nhảm
+ Không nên bất nhã mà nói năng chớt nhả trước các bạn gái.
+ Vì em quá nông nổi nên mới ra nông nỗi này đó.
HẾT TIẾT 1- CHUYỂN TIẾT 2:
Hoạt động 1: Tập phát âm đúng các cặp âm dễ lẫn (13’)
1.1: Đọc nhanh, phát âm đúng các cặp âm dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
Nhóm cặp đôi sửa cho nhau. Một vài HS đọc, cả lớp nhận xét, đánh giá và sửa những chỗ bạn đọc chưa đúng.
- Ch/tr: chả trách, trạch trấu, chạm trán, chân trời, chuẩn trị, chấn chỉnh, chầu trời, chết trôi, chi trả, chỉ trích, chính trị, chính trực, chủ trì,...
- X/s: xác suất, xấu số, xuân sắc, xuất sắc, xuất siêu, xử sự, xứ sở, xương sống, sản xuất, sắp xếp, sau xám, sốt rét,..
Hoạt động 2: Tập phân biệt và đọc các vần dễ lẫn (16’)
1.2: đọc đúng và phân biệt rõ ràng các vần trong các tiếng sau:
Nhóm cặp đôi sửa cho nhau. Một vài HS đọc, cả lớp nhận xét, đánh giá và sửa những chỗ bạn đọc chưa đúng.
a) iêm/in: tìn nhiệm, chiêm tinh, chiếm hữu,...
b) uôi/ui: chuôi dao, lầm lũi, đen đủi,...
c) it/ich: tít mít, mù mịt,...
d) iết/êt: lẫm liệt, triệt để, tầng trệt,...
Hoạt động 3: Nghe – viết chính tả: (14’)
GV đọc cho HS nghe – viết. Sau đó HS đổi bài tự chấm theo dãy bàn cho nhau theo nội dung bài viết lên bảng, HS dùng bút chì gạch chân những tiếng, từ viết sai.
GV: Đọc cho Hs viết đoạn văn về sông đà ( trích” Sóng dậy Đà giang” của Nguyễn Đức Lợi, tạp chí Suối reo. Hội Văn học – nghệ thuật Sơn La, 2006) tr. 73.
c.Củng cố và luyện tập. (1p’)
GV khái quát lại nội dung chính của 2 tiết học.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’) - Tiếp tục tập đọc thêm ở nhà.
- Luyện viết chính tả
- Chuẩn bị tiét trả bài kiểm tra
RÚT KINH NGHIỆM
-Thời gian:………...………...
………...……….
- Kiến thức :………...………....
...
- Phương pháp:....
...
=====================
Ngày soạn : Ngày giảng:
Tiết139, 140: