1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức
- Các phép biến đổi câu.
- Các phép tu từ cú pháp.
b. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.
c. Thái độ:
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: :
Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu b. Chuẩn bị của HS:
Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới.
Đọc bài và soạn bài.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a, Kiểm tra bài cũ: 4’
Kiểm tra sự chẩn bị ở nhà của học sinh * Giới thiệu bài: (1’)
Để giúp các em rèn kĩ năng đọc các văn bản nghị luận cho đúng, cho hay, bài học hôm nay...
b. Dạy nội dung bài mới : 37’
?
?
?
?
Thế nào là rút gọn câu ?
Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì ?
Thế nào là trạng ngữ của câu?
Nhân xét gì về vị trí của trạng ngữ?
A. Ôn tập tiếng việt:
I. Về phép biến đổi câu 1. Thêm bớt thành phần câu a. Rút gọn câu:
- Khi nói hoặc viết có thể bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
Khi rút gọn câu cần chú ý:
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc khiếm nhã.
b. Mở rộng câu:
- Trạng ngữ được thêm vào trong câu dể xác định thời gian, nơi chốn nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương tiện diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu hay giữa câu.
?
?
?
?
?
?
Trạng ngữ có những công dụng gì ?
Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ?
Những thành phần câu nào có thể được mở rộng?
Thế nào là câu chủ động?
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
Có mấy cách chuyển đổi là những cách nào?
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu
* Trạng ngữ có những công dụng như sau:
- Xác định hoàn cảnh điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
* Trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống cảm xúc nhất định người ta có thể tách trạng ngữ đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu thành những câu riêng.
* Khi nói hoặc viết có thể dùng cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường gọi là cụm C – V làm thành phần câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
* Các thành phần câu như chủ ngữ vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm DT cụm động từ, cụm tính từ đề có thể được cấu tạo bằng cụm C – V.
2. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
* Câu chủ động là câu có CN chỉ người vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. (chủ thể của hoạt động )
* Chuyển đổi ... nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch thống nhất.
-> Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Chuyển đối tượng của hoạt động lên đầu câu (Cánh màn điều ...) đồng thời thêm từ bị hoặc được vào sau cụm từ ấy.
- Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ ấy.
?
?
?
?
Thế nào là điệp ngữ ?
Có mấy dạng điệp ngữ là những dạng nào ?
Thế nào là liệt kê ?
Có mấy kiểu liệt kê? Là những kiểu nào?
4. Các phép tu từ đã học.
a. Điệp ngữ
* Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( Hoặc cả một câu ) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ được lặp đi lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Điệp ngữ có nhiều dạng : Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( vòng tròn )
b. Liệt kê:
* Là sự sắp xếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn sâu hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm.
* Xét theo cấu tạo : Phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
* Xét theo ý nghĩa : Có thể phân biệt liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
- Sử dụng phép liệt kê tăng tiến cần sắp xếp các thành tố sao cho đúng trình tự tăng dần theo tiêu chí lựa chọn.
TIẾT 2
B. Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp. (45’) 1. Về phần văn:
- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản tác phẩm được học trong chương trình ngữ văn 7 tập II
- Nắm nội dung của các bài nghị luận: tục ngữ, tình thần yêu nước… sự giầu đẹp của … Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chương
- Truyện ngắn Việt nam, văn bản nhật dụng, vở chèo.
- Văn bản nghị luận thấy được vẻ đẹp của các trang văn lập luận ( luận điểm, luận cứ, cách thức lập luận chặt chẽ, ngắn gọn, sáng sủa, giàu sức thuyết phục..
- Truyện ngắn Việt nam đầu thế kỉ XX: sống chết mặc bay, những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu. nghệ thuật miêu tả , châm biếm của hai ngòi bút tiêu biểu cho văn xuôi Việt Nam những năm 20 của thế Kỉ XX.
- Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương: một di sản văn hoá tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc đó là một vẻ đẹp tinh thần giàu có và phong phú cần trân trọng, bảo tồn, gìn giữ và phát triển.
- Vở chèo Quan âm thị Kính: thể hiện phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ ..
2. Về phần Tiếng Việt:
- Đặc điểm của các loại câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động và câu bị động.
- Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê.
- Cách mở rộng câu bằng cụm C- V và trạng ngữ.
- Công dụng của các dấu câu : dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang 3. Về Tập làm văn
- Nắm được một số vấn đề chung về văn nghị luận :
+ Thế nào là văn nghị luận, mục đích và tác dụng của văn nghị luận + Bố cục của bài văn nghị luận
+ Các thao tác lập luận: chứng minh, Giải thích.
- Cách làm bài nghị luận:
+ Giải thích chứng minh về một vấn đề chính trị xã hội + Giải thích, chứng minh về một vấn đề văn học
- Nắm được nội dung khái quát về văn bản hành chính + Đặc điểm văn bản hành chính
+ Cách làm một văn bản đề nghị, báo cáo + Các lỗi thường mắc về các loại văn bản trên.
c. Củng cố và luyện tập:1’
Yêu cầu các em ôn tập kỹ chương trình ngữ văn đã học trong chương trình kì II và tất cả các thể loại....
d. Hướng dẫn HS tư học ở nhà: (1’) - Học bài, hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị tiết chương trình địa phuơng.
RÚT KINH NGHIỆM
-Thời gian:………...………...
………...……….
- Kiến thức :………...………....
...
- Phương pháp:....
...
=====================
Ngày soạn : Ngày giảng:
Tiết :131- 132: