1. MỤC TIÊU:
a, Kiến thức
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đạc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưỏng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số kiến thức liên quan đến đọc- hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
- Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.
b, Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
- Nhận diện và phân tích đuợc luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.
- Trình bày, lập luận có lí, có tình.
c, Thái độ:
- Yêu cái hay cái đẹp , yêu văn chương, bồi dưỡng tâm hồn.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a, Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của HS : Chuẩn bị bài mới. Soạn bài
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a, Kiểm tra bài cũ: ( 4p’)
* Câu hỏi : Nêu giá trị đặc sắc về nội dung của văn bản ý nghĩa văn chương ?
* Đáp án : Qua bài văn tác giả đã làm sáng tỏ 3 nội dung chính : . Nguồn gốc của văn chương bắt nguồn từ tình thương.
. Nhiệm vụ phản ánh và sáng tạo cuộc sống.
. Công dụng :
+ Nuôi dưỡng và bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho con người.
+ Làm đẹp làm giàu cho cuộc sống.
+ Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
-> Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
*Giới thiệu bài: (1’)
Để củng cố lại nội dung và nghệ thuật của một số văn bản nghị luận. Đó là nội dung bài học hôm nay ...
b. Dạy nội dung bài mới: ( 37')
1.Tóm tắt lại nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học.
STT Tên bài Tác giả Đề tài nghị luận
Luận điểm P2 lập luận 1 Tinh thần
yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của DT VN
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là một truyền thồng quí báu của DT.
Chứng minh
2 Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp một thứ tiếng hay.
CM kết hợp giải thích
3 Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác giản dị
trong mọi
phương diện:
Bữa cơm, cái nhà, lối sống,
Giải thích, bính luận
nói, viết.
4 ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn
chương và ý nghĩa của nó với con người
Nguồn gốc của văn chương là ở
tình thương
người thương muôn loài vật ...
Giải thích kết hợp bình luận
2. Tóm tắt đặc điểm nghệ thuật của các bài nghị luận đã học.
- Bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta : Bố cục chặt chẽ dẫn chứng chọn lọc toàn diện sắp xếp hợp lý, hình ảnh so sánh đặc sắc
- Bài : Sự giàu đẹp của Tiếng Việt: Bố cục mạch lạc kết hợp giải thích và chứng minh luận cứ xác đáng toàn diện chặt chẽ.
- Bài : Đức tính giản dị của Bác Hồ : Dẫn chứng cụ thể xác thực toàn diện. Kết hợp giữa chứng minh với giải thích và bình luận, lời văn giản dị giàu cảm xúc. - - - Bài : ý nghĩa văn chương : Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn giản dị sáng sủa kết hợp với cảm xúc văn giàu hình ảnh.
3.
a. Hãy chọn cột b bên phải những yếu tố có trong mỗi thể loại ở cột bên trái rồi ghi vào vở.
Thể loại Yếu tố
Truyện Nhân vật cốt truyện, nhân vật kể chuyện Ký Nhân vật kêt chuyện, nhân vật
Thơ tự sự Nhân vật, nhân vật kể chuyện, cốt chuỵên, vần nhịp Tuỳ bút Nhân vật kể chuyện
Nghị luận Luận cứ, luận điểm Thơ trữ tình Vần nhịp
a. Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình.
- Các thể loại tự sự như truyện, ký chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật hiện tượng con người, câu chuyện.
- Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tính chất cảm xúc qua các hình ảnh nhịp điệu vần điệu.
- Các thể loại tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, hình tượng tự nhiên, đồ vật.
- Khác với các thể loại tự sự và trữ tình văn nghị luận củ yếu dùng phương thức lập luận bằng lý lẽ dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ xác đáng.
* Lưu ý : Sự phân chia các kiểu căn bản và thể loại chỉ có tính tương đối. Các thể loại có thể xâm nhập vào nhau. Xác đinh một văn bản thuộc loại nào là dựa vào một phương thức chủ yếu được sử dụng trong đó.
d. Những câu tục ngữ nói chung có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt.
- Vì tục ngữ thiên về trí tuệ tổng kết những kinh nghiệm của nhân dân. Tục ngữ có lối diễn đạt chặt chẽ, tường minh. Tục ngữ có lối nói khách quan khái quát không bộc lộ cảm xúc khi trình bày vấn đề.
c. Củng cố và luyện tập: (2’)
? Qua các bài “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ và bài “Cháu nhớ Bác Hồ” của Thanh Hải em thấy tình cảm của anh đội viên Vệ Quốc và em thiếu niên miền Nam đối với Bác Hồ như thế nào.
- Cách làm tương tự những đề trên.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ( 1') - Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài : Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.
RÚT KINH NGHIỆM
-Thời gian:………...………...
………...……….
- Kiến thức :………...………....
...
- Phương pháp:....
...
=====================
Ngày soạn : Ngày giảng:
Tiết 102 :