Khung cảnh gia đình Thị Kính

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (11) (Trang 199 - 208)

QUAN ÂM THỊ KÍNH

1. Khung cảnh gia đình Thị Kính

?

?

?

?

?

với chống được thể hiện qua những chi tiết nào ?

Trước thái độ cử chỉ đó em thấy tình cảm nàng dành cho chồng ntn ?

Trong những cử chỉ chăm sóc chồng của Thị Kính có 1 chi tiết làm ta đặc biệt chú ý đó là chi tiết nào ?

Vì sao Thị Kính lại làm như vậy ?

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của Thi Kính trong đoạn này ?

Qua đó em thấy khung cảnh của gia đình Thị Kính trong đoạn đầu này ntn ?

- ….. dọn kỷ …. quạt cho chồng ….

- Là một cô gái nhà nghèo nhưng đức hạnh nết na, nàng kết duyên cùng Thiện Sĩ con nhà giàu có chăm chỉ đọc sách mong ngày đỗ đạt. Những cử chỉ hành động của nàng cho thấy đây là người vợ yêu thương chồng hết mực, quan tân đến chồng bằng những cử chỉ ân cần dịu dàng.

- Chăm chú nhìn dưới cằm … râu … mọc ngược … dao bén … xén tày … - Nàng băn khoăn vì sự dị hình chẳng lành chính chi tiết … “ dao bén … xén tày” có vẻ ngẫu nhiên mà lại rất có lý.

Xuất phát từ lòng thương chồng lo cho chồng Thị Kính mới băn khoăn lo sợ râu mọc ngược trên cằm Thiên Sĩ. Từ đó dẫn đến cử chỉ vô tình bất cẩn của nàng, khơi nguồn là mở đầu tiên cho mâu thuẫn vở chèo.

- Ngôn ngữ độc thoại thể hiện ra làn điệu nói sử.

- Đó là cảnh sinh hoạt ấm cúng tuy không phổ biến và gần gũi với nhân dân như cảnh “ thiếp nón chàng tơi” hay “ chồng cày vợ cấy” những cũng là ước mơ hạnh phúc gia đình của nhân dân đó là : Êm đềm, ấm cúng, hạnh phúc.

- Nổi bật trong khoảng cách ấy là người vợ thương chồng vì chồng một cô gái dịu dàng đoan trang thương yêu chồng hết mức như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng Thị Kính phải chịu một nỗi oan khuất, nỗi oan đó ra sao chúng ta cùng tìm hiểu sang phần

8’

?

?

?

?

?

?

Trước cử chỉ chăm sóc ân cần của vợ Thiện Sĩ có thái độ ntn ?

Điều đó đã đẩy Thị Kính đễn sự việc gì?

Chi tiết nào chứng tỏ điều đó ? Sau khi khép Thị Kính vào tội giết chồng Sùng bà có hành động ntn với cô?

Em có nhận xét gì về hành động của Sùng bà với Thị Kính ?

Hành động tàn nhẫn thô bạo lời nói của Sùng bà với Thị Kính ra sao (về gia đình Sùng bà, về gia đình Thị Kính) ? Có ý kiến cho rằng trong lời nói của mình Sùng bà luôn có ý so sánh đối chiếu để phân biệt đẳng cấp giữa 2 gia đình em thấy ý kiến đó có đúng không ?

2 :

2. Nỗi oan hại chồng :

- Trong giấc ngủ mơ màng, chợt Thiện Sĩ giật mình choàng giấc thức dậy hốt hoảng nắm lấy dao kêu lên : Hỡi cha ….

mẹ xóm làng . Đêm khuya khoắt bỗng làm sao thấy sự bất thường.

- Sùng bà vừa nghe con trai kêu: Thấy dao kia kề cổ đã buộc tội ngay cho Thị Kính giết chồng. Mâu thuẫn kịch bắt đầu được xây dựng.

- … mày định giết con bà à ?

- Hành động : Dúi đầu … ngã … dúi tay ngã khuỵ xuống.

- từ những ý nghĩ lạnh lùng vô căn cứ Sùng bà đã đối sử với Thị Kính bằng cử chỉ hành động rất tàn nhẫn thô bạo. mụ dúi đầu Thị Kính xuống bắt Thị Kính ngửa mặt lên không cho Thị Kính phân bua giải thích mụ lấp liếm vừa nói vừa hát bằng giọng điệu cay độc cuối cùng mụ dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵ xuống rồi bỏ vào nhà -> hành động của mụ thật tàn nhẫn, thô bạo.

Nhà mình Nhà Thị Kính - Giống phượng - Mèo mả gà đông.

giống công.

- Cao môn lệnh - Con nhà cua ốc.

lộc.

- Trứng rồng … - Lịu địu nở … nở rồng. liu điu.

-> Lời nói của Sùng bà dựng lên một loạt hình ảnh tạo vật trái ngược nhau, tô đậm sự đối lập tính xung đột của câu chuyện.

?

?

?

?

Hãy phân tích để thấy rõ điều đó ?

Lời nói của bà có phải chỉ nhằm mục đích phân biệt đẳng cấp giữa 2 gia đình hay còn mục đích nào khác nữa ?

Xuất phát từ quan niệm đó bà đã luận tội Thị Kính ntn (theo Sùng bà Thị Kính giết chống vì lý do gì ) ?

Em hiểu trên “ trên dâu dưới bộc” nghĩa là ntn ?

Lời lẽ của mụ thật phong phú đa dạng nhưng đều tập trung ở một thời gian phân biệt cao thấp giàu nghèo. Theo quan niệm xưa chim phượng, chim công là loài chim quí hiếm đẹp dẽ để bà cho rằng giống nhà mình là giống phượng giống công dòng giống rất giàu có và cao quí mượn thành ngữ : Mèo mả gà đồng khinh thường nhà Thị Kính, là người vô lại thiếu giáo dục. Mụ cho rằng nhà mình là “cao môn lệch tộc” rất giàu có quyền thế trái lại nhà Thị Kính chỉ là con nhà tầm thường : Cua ốc, dòng dõi cao quí mà nhà xứ giàu có tiếp nối nhau, dòng dõi nhà Thị Kính hèn hạ thấp hèn.

- Ngoài mục đích phân biệt đẳng cấp giữa 2 gia đình còn bộc lộ quan hệ đối lập mẹ chồng nàng dâu vốn là quan hệ rất căng thẳng trong xã hội xưa. Mâu thuấn giữa gia đình Sùng bà và gia đình Thị Kính chỉ là mâu thuẫn trong hôn nhân gia đình nhưng có ý nghĩa phản ánh mâu thuẫn trong giai cấp XHPK. Những kẻ giàu có thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến khinh rẻ những người thuộc tầng lớp lao động nghèo khó. Thị Kính tuy có đủ đức hạnh như lễ giáo phong kiến qui định nhưng vẫn không được gia đình Sùng bà chấp nhận vì nàng không thuộc nguồn gốc giống phượng giống công.

….. trót say hoa đắm nguyệt

….. trên dâu dưới bộc

….. gái say trai ….

- Xuất phát từ điển tích xưa những ruộng dâu ở bãi sông bộc thuộc tỉnh Sơn Đông.

?

?

?

?

?

?

Em có nhận xét gì về cách luận tội của Sùng bà ?

Qua phân tích em thấy Sùng bà là người ntn ?

Với Thị Kính là vậy còn với chồng và con trai mình mụ có lời nói và hành động ntn ? Đến đây giúp em hiểu thêm gì về nhân vật Sùng bà ?

Theo em Sùng bà thuộc loại nhân vật nào trong chèo cổ ?

Theo dõi nhân vật Thị Kính khi bị oan nàng đã làm gì ?

- Trung Quốc là nơi trai gái nước Triệu và nước Vệ thường hẹn hò nhau tình tự -> chỉ cuộc tình bất chính.

- Bà tự nghĩ ra tội để gán cho Thị Kính (hay nói khác đi là vu khống ) mỗi lần cụ cất lời Thị Kính lại thêm tội. Xia xói Thị Kính là cả gan là kẻ hư hỏng “ say hoa đắm nguyệt”, “ trên dâu dưới bộc” những tội tày đình với người phụ nữ nhất là những phụ nữ trong XHPK vì thế mà mụ đòi : “ Chém bổ băm vằm” xỉ vả Thị Kính gái mặt trơ nhơ mặt thớt không biết tam tòng tứ đức không sợ gươm trời búa nguyệt.

- Tàn nhẫn, độc ác, thô bạo, giọng điệu kiêu kỳ, khinh thị người nghèo khó.

- Mắng : Lúc nào cũng rượu …. say ăn nói lèm bèm.

- Ra lệnh : Vào mà rửa mặt … lấy cho dăm vợ.

-> Dường như Sùng bà là kẻ tạo ra luật lệ gia đình chỉ huy tất cả bắt tất cả từ chồng đến con trai phải theo ý mình phải nể sợ phải tôn trọng lời nói và hành động của mình.

- Nhân vật Sùng bà chỉ ra trò xuất hiện trong một lớp kịch một tình huống truyện nhưng rất tiêu biểu cho một loại vai chèo cổ : Vai mụ ác ở nhân vật này tập trung cao độ tính cách của kẻ hợm của khoe dòng giống tàn nhẫn độc ác. Lúc nào mụ cũng lấy mình làm chuẩn để tỏ rõ phép nhà.

- Chỉ biết kêu oan.

- Năm lần Thị Kính kêu oan trong 5 lần ấy thì 4 lần tiếng kêu hướng về chồng và

?

?

?

?

Mấy lần Thị Kính kêu oan đối tượng hướng tới những ai ?

Những lời kêu oan đó của Thị Kính đã được chồng và mẹ chồng đáp lại ntn ?

Em hãy hình dung thân phận Thị Kính trong hoàn cảnh này ntn ?

Khi nào lời kêu oan của cô mới được cảm thông ? Em có

mẹ chồng.

. Giời ơi … oan … con lắm mẹ ơi ! . Oan … con lắm mẹ ơi !

. Oan thiếp lắm chàng ơi ! . Oan con lắm mẹ ơi ! . Oan con lắm cha ơi !

- Chồng : Im lặng Thị Kính kêu oan với Thiện Sĩ nhưng vô ích Thiện Sĩ đớn hèn và nhu nhược anh ta hoàn toàn bỏ mặc người vợ đã từng yêu thương gắn bó với mình lúc này Thiện Sĩ chỉ là một nhân vật vô thức trên sân khấu. Lời van xin của Thị Kính với Sùng bà chỉ là thứ lửa đổ thêm dầu càng bùng lên ngọn lửa khinh ghét tức tối càng nối dài những lời đay nghiến.

. Lần 1 : Lấp liếm bà nói tiếp : Mày cứ thú với bà.

. Lần 2 : Lại còn oan à.

. Lần 3 : Hãy còn oan à.

- Giữa gia đình nhà chồng người phụ nữ đức hạnh ấy hoàn toàn cô độc đau khổ không lấy một người nào cảm thông chia với cô từ người gần gũi nhất là chồng, mẹ chồng, cha chồng thì cũng a dua theo vợ.

- Chỉ đến lần cuối cùng lần thứ 5 kêu oan với cha Thị Kính mới nhận được sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông đau và bất lực.

- Bị vu oan là cầm dao hại chồng, kêu oan chẳng ai thấu. Đúng như Nguyễn Du đã từng nói : “ Oan này còn một kêu trời nhưng xa”> Nỗi oan mà Thị Kính phải qua là nỗi oan bi thảm và bế tắc của người phụ nữ trong XHPK.

?

?

?

6’

?

nhận xét gì về sự cảm thông đó ?

Có phải chỉ dừng lại ở đây trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng ông, Sùng bà còn làm điều gì ác đức nữa ?

Xung đột trong đoạn trích thể hiện cao nhất ở chỗ nào ? Vì sao đây là xung đột kịch tập trung cao nhất?

Trước khi ra khỏi nhà chồng Thị Kính có hành động lời nói ra sao ?

- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng ông, Sùng bà còn dựng lên màn kịch tàn ác. Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu nhưng kỳ thực là bắt Mãng ông sang nhận con về. Chúng có thú vui làm điều ác làm cho cha Thị Kính phải nhục nhã ê chề.

- Sùng ông dúi ngã Mãng ông … bỏ vào nhà Thị Kính vội lại giữ cha …

-> Bởi lúc này Thị Kính như bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau. Nỗi đau oan ức nỗi đau tình vợ chồng tan vỡ giờ lại thêm nỗi đau trước cảnh người cha già thân yêu. Người mà bầy lâu nay Thị Kính mong được bào đền công dưỡng dục bị chính cha chồng khinh bỉ hành hạ.

-> Lúc này trên sân khấu chỉ còn lại hai cha con Thị Kính lẻ loi. Hình ảnh 2 cha con ôm nhau khóc là hình ảnh những con người chịu oan ức đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Cảnh Sùng bà qui kết và đổ tội cho Thị Kính diễn ra chóng vánh dồn dập, còn cảnh 2 cha con Thị Kính ôm nhau than khóc kéo dài trên sân khấu. Sự bố trí xô đẩy dồn dập kéo dài và những tình tiết kịch của sân khấu dân gian ở đây thật có ý nghĩa.

3. Kết cục nỗi oan :

* Hành động :

- Theo cha … dừng lại …. thở than … nhìn kỷ sách … thúng khâu … cầm … áo bóp chặt …

* Lời nói :

- Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo Bỗng … làm chăn gối lẻ loi

…. nỡ bẻ phím đồng làm đôi

?

?

?

?

?

Hành động, lời nói của nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì (tại sao Thị Kính quay lại nhìn kỷ sách, tại sao nói : Bấy lâu

…) ?

Em hình dung tâm trạng Thị Kính lúc này ntn ?

Cuối cùng Thị Kính đã lựa chọn ntn ?

Tại sao Thị Kính lại lựa chọn như vậy ?

Đó có phải là con đường tốt nhất giúp cho nhân vật thoát khỏi khổ đau trong XH không ?

- Hành động quay lại nhìn chiếc kỷ, thúng khâu, cầm chiếc áo. Đó tất cả là những bằng chứng của tình cảm thuỷ chung hiền dịu của người vợ.

-> Sự bịn rịn quyến luyến của Thị Kính là bằng chứng cho thấy Thị Kính vô tội.

- Điều sử rầu nói thảm bấy lâu … sắt cầm tinh hảo … bỗng chăn gối lẻ loi.

Một bên là thời gian dài lâu của kỷ niệm hạnh phúc bên kia là khoảnh khắc chớp nhoáng của sự tan vỡ một bên là hình ảnh của tình vợ chồng hoà hợp bên kia là hình ảnh chia lìa.

- Thị Kính đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời, đang nhớ lại những hồi ức, những nỗi đau và đang đứng trước một cuộc lựa chọn đi đâu về đâu. Đời người phụ nữ trong XHPK đúng là:

Thân em như hạt mưa xa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng lầy.

- Quyết …. trá hình nam tử trước đi tu hành.

-> Nàng không chịu oan sai, muốn được sống nơi trong sạch để tỏ rõ người đoan chính, Thị Kính tìm cách giải thoát bằng sự khổ hạnh tu tâm, nhẫn nhục chịu đựng mâu thuẫn kịch được mở nút.

- Chọn con đường đó là vì : Thị Kính cho rằng mình khổ là do số kiếp do phận hẩm duyên ôi. Sự lựa chọn ấy không phải là sự lựa chọn tốt để nhân vật thoát khỏi khổ đau. Nếu như Tiên Dung (Chử Đồng Tử) , Tấm ( Tấm Cám) họ đã dũng cảm bảo vệ hạnh phúc của mình trong vở chèo này Thị Kính chưa đủ sức, chưa đủ

?

5’

?

3’

?

Nếu như Sùng bà thuộc vai mụ ác trong chèo cố Thị Kính thuộc loại nhân vật nào ?

Em hãy khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn trich ?

Em hiểu ntn về thành ngữ “ Oan Thị Kính ?

bản lĩnh vượt lên trên hoàn cảnh. Cả sau này trong án hoang thai của Thị Màu Kính tâm cuộc đời thứ 2 của người đàn bà bất hạnh Thị Kính vẫn buông xuôi nhẫn nhục chờ “ nhật nguyệt sáng soi”.

- Đối lập với Sùng bà Thị Kính là nhân vật nữ chính đức hạnh nết na, những trong xã hội cũ họ là người phụ nữ nghèo hèn, bạc phận. Nguyễn Du đã từng phải thốt lên :

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

- Ngày nay người phụ nữ dưới chế độ XHCN đã được hưởng sự công bằng họ là những con người giỏi việc nước đảm việc nhà. Chúng ta hãy cố gắng hoàn thành để xứng đáng với các bà, các mẹ, các chị

III. Tổng kết – ghi nhớ :

- Nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn kịch:

Bắt đầu từ sự việc xây dựng mâu thuẫn tăng mâu thuẫn đến đỉnh điển và mở nút cho mâu thuẫn. Xây dựng tính cách nhân vật qua ngôn ngữ và hành động.

- Phẩm chất tốt đẹp nỗi oan của người phụ nữ sự đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong XHPK.

IV. Luyện tập :

- Nói về nỗi oan ức quá mức cùng cực không thể nào giãi bày được.

c.Củng cố và luyện tập. ( 2’)

Nếu như Sùng bà thuộc vai mụ ác trong chèo cố Thị Kính thuộc loại nhân vật nào ?

=> Đối lập với Sùng bà Thị Kính là nhân vật nữ chính đức hạnh nết na, những trong xã hội cũ họ là người phụ nữ nghèo hèn, bạc phận. Nguyễn Du đã từng phải thốt lên :

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

- Ngày nay người phụ nữ dưới chế độ XHCN đã được hưởng sự công bằng họ là những con người giỏi việc nước đảm việc nhà. Chúng ta hãy cố gắng hoàn thành để xứng đáng với các bà, các mẹ, các chị

Em hiểu thế nào là oan thị Mầu?

=> Không oan, oan giả vờ để giăng bẫy, lừa bịp quyến rũ và trắng trợn.

d. Hướng dẫn HS tự .học ở nhà: (1’) - Học bài, hoàn thành các bài tập.

- Phân tích tác phẩm. Học nghi nhớ - Chuẩn bị tiết ôn tập

RÚT KINH NGHIỆM

-Thời gian:………...………...

………...……….

- Kiến thức :………...………....

...

- Phương pháp:....

...

=====================

Ngày soạn : Ngày giảng:

Tiết 119 :

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (11) (Trang 199 - 208)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(264 trang)
w