1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức
Giúp HS hiểu được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
b. Kĩ năng:
Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi nói và viết c. Thái độ:
Có ý thức dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy có hiệu quả
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a, Chuẩn bị của GV: :Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ví dụ trên bảng phụ máy chiếu.
b, Chuẩn bị của HS: :Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a, Kiểm tra bài cũ: (3’)
* Câu hỏi : Thế nào là liệt kê ? Cho ví dụ ?
* Trả lời : Liệt kê là sắp xếp nổi tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
VD : Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
*Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
Để nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy từ đó biết cách sử dụng 2 loại dấu này. Đó là nội dung bài học hôm nay …..
b. Dạy bài mới : 15’
?
?
Học sinh đọc vd sgk tr.121.
Trong các câu trên dấu chấm lửng được dùng để làm gì ?
I. Dấu chấm lửng :
* Ví dụ : sgk
a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ….
b. ……….
- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi ! c. Cuốn tiểu thuyết được viết trên … bưu thiếp.
- ở VD a : Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê hết.
- ở VD b : Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
- ở ví dụ c : Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “ bưu thiếp” (một tấm bưu
?
15’
Qua tìm hiểu và phân tích 3 ví dụ trên em hãy rút ra công dụng của dấu chấm lửng ?
Học sinh đọc ví dụ sgk.
thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của cuốn tiểu thuyết ).
* Dấu chấm lửng được dùng để :
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết. (muốn dùng dấu chấm lửng trong trường hợp này cần liệt kê ít nhất là 2 sự việc, hiện tượng. Trong chức năng này dấu chấm lửng có thể dùng sau ký hiệu v…v…v biểu thị sự tương đối trong liệt kê).
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng. (vì một lý do tâm lý nào đó, các nhà văn thường dùng dấu chấm lửng để thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn của nhân vật).
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
VD :
- Nói nói không đến được. Nó bận lắm, bận …. ngủ.
- Tin mới đây. Tin mới là … chẳng có gì mới cả.
* Lưu ý : Ngoài tác dụng trên dấu chấm lửng còn dùng để biểu thị việc lược bỏ nhiều từ, ngữ thậm chí cả câu cả đoạn của một lời dẫn trực tiếp. Khi dấu chấm lửng được đặt vào giữa 2 dấu móc { ….}
II. Dấu chấm phẩy :
* VD :
a. Cốm không phải thức quà của người vội
; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
b. Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng thể hiện lên như sau
?
?
?
?
?
15’
?
Phân tích cấu tạo của câu văn ở VD a dấu chấm phẩy được dùng để làm gì ?
ở VD b dùng biện pháp nghệ thuật gì ? Liệt kê mấy tiêu chuẩn đặc điểm của con người mới ?
Dấu chấm phẩy trong trường hợp này được dùng để làm gì
?
Có thể dùng dấu phẩy thay thế được không ? Vì sao ?
Qua tìm hiểu VD, em biết được những công dụng náo của dấu chấm phẩy ?
Xác định công dụng của dấu chấm lửng trong các câu sau ?
: …. có tinh thần quốc tế vô sản.
- câu a, là câu ghép có 2 vế câu. Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp (về thứ 2 đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức).
- Biện pháp liệt kê :
-> Câu b dùng phép liệt kê rất phức tạp để nêu ra 9 tiêu chuẩn đạo đức của con người mới.
- Để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp nhằm giúp người đọc hiểu được các tầng bậc.
- ở câu này không thể dùng dấu phẩy thay thế dấu chấm phẩy được bởi vì trong nội bộ của nhiểu bộ phận liệt kê đã xuất hiện dấu chấm phẩy.
Chỉ dùng dấu chấm phẩy thì các ý mới trở lên rõ ràng.
* Dấu chấm phẩy được dùng để:
- Đỏnh dấu ranh giới giữa cỏc vế của một cõu ghộp cú cấu tạo phức tạp
- Đỏnh dấu ranh giới giữa cỏc bộ phận trong một phộp liệt kờ phức tạp .
III. Luyện tập : Bài 1 :
a. Dấu chấm lửng dùng để biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãI, lúng túng (dạ, bẩm …).
b. Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở (ý chưa nói hết điều định nói).
c. Dấu chấm lửng biểu thị sự liệt kê cưa đầy đủ (chưa liệt kê hết những điều gây ra sự bó buộc).
?
?
Nêu rõ cộng dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu sau
?
Viết đoạn văn về ca Huế có dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ?
- Gợi ý: Có thể dùng dấu chấm lửng khi liệt kê một vài điệu hò. Dùng dấu chấm phẩy khi viết những câu giới thiệu về đặc điểm của các điệu ca xứ Huế.
Bài 2 :
- Câu a và b đều là câu ghép gồm 2 vế, ranh giới của chúng là dấu chấm phẩy.
- Câu c là một câu mà cấu tạo của nó chứa 2 thành phần phụ ngữ có cấu tạo phức tạp và giống nhau.
(1). Từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp.
(2). Từ khi cú người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng … suối nghe mới hay.
-> Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách 2 thành phần trên.
Bài 3 :
- Đoạn văn mẫu: Đến Huế thật là may mắn khi được nghe những điệu hò, điệu lý,…
ngay trên một con thuyền bồng bềnh trên sông Hương. Huế là quê hương của hò đối đáp, hò giã gạo, hò xay lúa …. Huế cũng là nơi có nhiều điệu lý: Lý con sáo, lý hoài xuân, lý hoài nam và rất nhiều làn điệu dân ca khác: Nam ai, nam bình, nam xuân
… Trong âm điệu của ca Huế có bao nhiêu ý tình của người dân cố đô. Có bài thì sôi nổi, tươi vui; có bài bâng khuâng tha thiết; lại cũng có bài nghe tiếc thương, ai oán … Có lẽ vì thế mà có người nói rằng đến Huế mà không nghe ca Huế thì cũng là chưa biết gì về Huế.
-> Dấu chấm phẩy có tác dụng diễn giải chứng minh về ca Huế
c. Củng cố và luyện tập (2’)
* Lưu ý : Ngoài tác dụng trên dấu chấm lửng còn dùng để biểu thị việc lược bỏ nhiều từ, ngữ thậm chí cả câu cả đoạn của một lời dẫn trực tiếp. Khi dấu chấm lửng được đặt vào giữa 2 dấu móc { ….}
- Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Đặc biệt là dấu chấm lửng
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
- Học bài, nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phảy - Hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị tiết dấu gạch ngang
RÚT KINH NGHIỆM
-Thời gian:………...………...
………...……….
- Kiến thức :………...………....
...
- Phương pháp:....
...
=====================
Ngày soạn : Ngày giảng:
Tiết 120 :