1. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA:
- Kiểm tra quá trình nhận thức của các em sau khi học xong lý thuyết về văn lâp luận.
- Rèn kỹ năng viết bài hoàn chỉnh từ mở bài, thân bài, kết bài và cách dùng từ đặt câu.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG ĐỀ:
Đề lớp 7A:
Ít lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập . Em hãy viết một bài văn để thuyết phục các bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Đề lớp 7C:
Dân gian ta có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại cho rằng: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM :
*Đáp án : Lập dàn ý 1
a. Mở bài:
- thực tế có nhiều bạn lơ là học tậpI,
- Từ xưa đến nay ông cha ta rất chú trọng việc học tập. Đó là vấn đề hàng đầu trong cuộc sống. Vì thế mà sách giáo khoa đã nhận định: “Nếu khi còn trẻ mà ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề trên
II, Thân bài
1, Vì sao khi còn trẻ chúng ta phải học tập
- Tuổi trẻ có trách nhiệm và nhà nước có quy định phải đến trường để học tập.
- Tuổi trẻ là vô tư, trong sáng, ít bị ràng buộc bởi các mối quan hệ. Nến có thể tập trung học được nhiều
- Rất thông minh nên dễ tiếp nhận những kiến thức của nhà trường.
-Tuổi trẻ khỏe, tràn đầy sức sống, nhiều ước mơ cao đẹp
- Tuổi trẻ học tập để sau này có kiến thức, chọn cho mình nghề nghiệp để lập thân, xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
2, Nếu không học thì chẳng làm được việc gì.
- Không học thì không có kiến thức
- Không có kiến thức thì không thể lập nghiệp, không có công ăn việc làm ổn định, con người sẽ trở nên lêu lổng, ăn chơi.
- Từ sự ăn chơi ấy mà có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực trong xã hội: nghiện hút ma túy, cờ bạc rượu chè, gây lộn, đánh cãi nhau làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
- Không học là con người thiếu văn hóa, giao tiếp kém, ứng xử kém, bị mọi người coi thường
3, Có thể thêm phần dẫn chứng về người có học thì thành đạt, người không học trở thành con người có những điểm tiêu cực.
III, Kết luận
- Bên cạnh một số bạn còn lơ là học tập thì trong học sinh chúng ta có rất nhiều các bạn ham mê học tập, đạt thành tích cao. Tấm gương ấy đã thực sự làm em chuyển tiến về quan điểm học tập: Phải chăm học thật sự, học đam mê, thích thú để bản thân mình có kiến thức thật sự, nắm bắt cơ hội lập nghiệp, thành đạt trong cuộc sống. Chúng ta có học sẽ đem trí tuệ xây dựng đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, xánh vai với các cường quốc năm châu.
* Dàn ý 2 A. Mở bài:
- Nêu mối quan hệ giữa môi truờng xã hội với việc hình thành nhân cách của con người. Đó là một kinh nghiệm quí báu trong cuộc sống
B. Thân bài:
1. Giải thích chung:
- Dùng hình ảnh “ mực”, “đen” để nêu lên một kinh nghiệm: gần người tốt thì sẽ học được điều tốt, gần người xấu thì sẽ học theo cái xấu. Điều này đúng cho đại đa số trong cuộc sống.
- Tuy nhiên có trường hợp cá biệt: gần mực chưa chắc đã đen, gần đền chưa chắc đã rạng.
2. Chứng minh nội dung: gần người tốt thì sẽ học được điều tốt, gần người xấu thì sẽ học theo cái xấu.
+ Dẫn chứng xưa: truyện “Mẹ hiền dạy con”
+ Dẫn chứng nay: Những thanh thiếu niên bị kẻ xấu dụ dỗ, rủ rê vào con đường nghiện hút.
+ Dẫn chứng trong thơ văn:
Chơi cùng đứa dại nên bầy dại Kết mấy ngừơi khôn học nết khôn.
3.Chứng minh trường hợp gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng:
+ Dẫn chứng ngày nay: Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn ơn sống trong chế độc Mĩ Nguỵ. Bị dụ dỗ, mua chuộc hoặc bị tra tấn dã man nhưng vẫn kiên định lí tưởng cách mạng.
+ Dẫn chứng thơ văn:
Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
C. Kết bài: mọi ngừoi nên có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trưòng xã hội với việc hình thành nhân cách con ngừoi. Kin nghiệm quí báu này giúp ta xác lập một thế đứng trước những tác động tiêu cực môi trường chung quanh.
2. Biểu điểm :
- Điểm 10: Bài viết bố cục rõ ràng, luận điểm phù hợp, luận cứ xác thực, chon lọc, tiêu biểu phù hợp vấn đề nghị luận. Lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. Chữ viết sạch, trình bày đẹp.
- Điểm 8 : Bài viết có bố cục rõ ràng, đưa ra lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm. Bài viết chặt chẽ, có sức thuyết phục, mắc từ 3 - 4 lỗi chính tả.
- Điểm 6 : Bài viết có bố cục rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh song đôi chỗ chưa rõ ràng, lý lẽ dẫn chứng còn thiếu, còn mắc 5- 6 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Điểm 4: Bố cục có chỗ chưa rõ ràng, luận điểm chưa phù hợp, luận cứ sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, không đầy đủ. Luận điểm chưa phù hợp, hoặc chưa biết viết câu nêu luận điểm, luận cứ sơ sài, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Các điểm còn lại dựa theo thang điểm đã cho.
* Nhận xét tiết học – thu bài. (1’)
3. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra( có tiết trả bài) RÚT KINH NGHIỆM
-Thời gian:………...………...
………...……….
- Kiến thức :………...………....
...
- Phương pháp:....
...
=====================
Ngày soạn : Ngày giảng:
Tiết 97: