ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (11) (Trang 239 - 243)

1. MỤC TIÊU:

a, Kiến thức

- Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.

- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.

b, Kĩ năng:

- Khái quát hoá, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.

- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.

c, Thái độ:

Học tập nghiêm túc nắm vững nội dung ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kỳ theo đề của phòng.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a, Chuẩn bị của GV: :

Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu b, Chuẩn bị của HS:

Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới.

Đọc bài và soạn bài.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

a, Kiểm tra bài cũ: 5p’

* Câu hỏi: Trình bày đặc điểm của văn bản báo cáo ? * Đáp án:

Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay của một tập thể.

* Giới thiệu bài: (1’)

Để củng cố kiến thức về việc dùng cụm C – V để mở rộng câu. Bước đầu biết cách mở rộng câu bằng cụm CV. Đó là nội dung giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này ...

b. Dạy nội dung bài mới : Tiết 1:

I. Văn biểu cảm :

Câu 1 : (5’) Các bài văn xuôi được học trong chương trình lớp 7 là : - Cổng trường mở ra ( Lý Lan).

- Mẹ tôi ( Et - môn - đô - đơ A – mixi).

- Một thứ quà của lúa non : Cốm (Thạch Lam).

- Sài Gòn tôi yêu ( Minh Hương).

- Mùa xuân của tôi ( Vũ Bằng).

Câu 2 : (12’) Bài : “ Một thứ quà lúa non : Cốm” thể hiện khá rõ đặc điểm tâm hồn và ngòi bút của Thạch Lam. Đó là nét tinh tế nhạy cảm, tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong từng cảm xúc thông qua sự quan sát và nhận xét của tác giả.

- Tác giả đã tả hương vị đặc sắc của lúa non để gợi nhớ đến cốm và nêu sự hình thành của cốm từ những tinh tuý của thiên nhiên cũng như sự khéo léo của con người. Tác giả cũng đã nêu lên nhân xét về tục lệ dùng cốm làm đồ sôi tốt của nhân dân ta.

- Màu sắc :

. Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạnh quí.

. Màu đỏ thắm của hồng như ngọc lụa già.

- Hương vị : Một thử thách thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau.

- Cuối cùng tác giả bàn về việc thưởng thức một món quà bình dị với một cái nhìn thấu đáo và một thái độ văn hoá. Cốm không phải thứ quà của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy cái mùi thơm phức của lúa non “ Cốm”.

Ta thấy văn biểu cảm có những đặc điểm như sau : . Biểu đạt được tình cảm, cảm xúc.

. Thể hiện sự đánh giá của con người với hiện thực khách quan.

. Khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.

Câu 3: (3’)Trong văn biểu cảm, yếu tố miêu tả là một biện pháp có vai trò thể hiện tình cảm tình cảm thái độ suy nghĩ của mình đối với đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người,....

Câu 4 : (3’) Trong văn biểu cảm, yếu tố tự sự là một biện pháp có vai trò ý nghĩa tương tự như yếu tố miêu tả. Tất cả đều góp phần khơi gợi và bộc lộ tình cảm, thái độ suy nghĩ của người viết chứ không nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả sự vật một cách đơn thuần.

Câu 5 : (3’) Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì chúng ta phải miêu tả kể chuyện về người và vật ấy.

Câu 6 : (7’) Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ.

* Trong bài : Mùa xuân của tôi tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh thể hiện qua các câu văn sau :

- Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần …..

. Dùng phép liệt kê :

Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thuơng gió ….

* Trong bài : “ Sài Gòn tôi yêu” tác giả cũng sử dụng các biện pháp tu từ.

- So Sánh : Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vấn ôm ấp mối tình đầu chứa nhiều ngang trái…

- So sánh và nhân hoá : Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tỏ đang độ nõn và đang trên đà thay da đổi thịt.

- Dùng phép liệt kê : Tôi yêu Sài Gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm ….

Câu 7 : (5’) Kẻ bảng và điền vào ô trống : Nội dung văn

biểu cảm

- Người viết khai thác các đặc điểm tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người … để nói lên tình cảm thái độ suy nghĩ của mình.

Mục đích - Thể hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ đánh giá của người viết đối với người và sự việc ngoài đời.

Phương tiện biểu cảm

- Dùng phương thức tự sự và miêu tả để thể hiện tình cảm thái độ của người viết.

Câu 8 : (3’) Bố cục bài văn biểu cảm :

* Mở bài : Nêu sự vật hiện tượng và lý do biểu cảm.

* Thân bài : Nêu đặc điểm, phẩm chất của sự vật hiện tượng khơi gợi tình cảm thái độ của người.

* Kết bài : Nêu tình cảm sâu sắc nhất của bài viết về sự vật hiện tượng đó.

Tiết 2:

II. Văn nghị luận : Câu 1 : (5’)

- Các bài văn nghị luận đã học trong chương trình lớp 7 là : . Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh.

. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Đặng Thai Mai.

. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm văn Đồng.

. ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh.

Câu 2 : (5’)

Trong đời sống và trên báo chí và cả trong sgk :

Văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nhằm phát biểu các nhận định tư tưởng suy nghĩ, thái độ của con người trước một vấn đề đặt ra, dưới dạng những ý kiến nêu ra trong các cuộc họp, các bài xã luận bình luận nhằm biểu cảm nghĩ, bày tỏ những suy nghĩ của người viết.

VD :

1. Giữ gìn nếp sống văn minh đường phố.

2. Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ.

3. Giứ gìn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

- > Các bài văn này thường yêu cầu giải thích, chứng minh.

Câu 3 : (9’)

Trong bài văn nghị luận có 3 yếu tố cơ bản :

4. Luận điểm : Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng đinh (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ dễ hiểu nhất quán. Luận điểm là hình hồn của bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn chân thật đáp ứng nhu cầu thực tế.

5. Luận cứ : Là lý lẽ dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật đúng đắn tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

6. Lập luận : Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục

-> Trong 3 yếu tố trên thì yếu tố luận điểm là chủ yếu.

Câu 4 : (5’)

Xác định luận điểm trong các câu sau :

7. Câu a, d là luận điểm : Thường có hình thức câu trần thuật với từ là hoặc từ có.

8. Câu b là câu cảm thán.

9. Câu c là một cụm danh từ mới chỉ nêu một vấn đề nó tương ứng với một luận đề mà chưa phải là luận điểm.

Câu 5: (5’)

Nói như vậy không đúng. để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chững, còn phả có thêm lí lẽ để phân tích dẫn chứng. Cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng. Luận điểm phải rõ ràng, có tính khái quát, phù hợp với luận điểm lớn của toàn bài. Ngoài ra. Dẫn chứng phải tiêu biểu, có sức thuyết phục.

Câu 6: (8’)

Cách làm hai đề đã cho:

* Giống nhau: đều có phần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ đã cho.

* Khác nhau:

- đề 1: sau khi giải thích, phải dùng lí lẽ để làm rõ thêm hai nội dung: tại sao phả thực hiện lời dạy trong câu tục ngữ này? và thực hiện như thế nào ?

- đề 2: Dùng dẫn chững để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

c.Củng cố và luyện tập:(2p’)

Luận điểm : Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng đinh (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ dễ hiểu nhất quán.

Luận điểm là hình hồn của bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.

Luận điểm phải đúng đắn chân thật đáp ứng nhu cầu thực tế.

Luận cứ : Là lý lẽ dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật đúng đắn tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

Lập luận : Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục

-> Trong 3 yếu tố trên thì yếu tố luận điểm là chủ yếu.

Có ý kiến cho rằng’ trong một bài văn chứng minh không cần sử dụng lý lẽ và ngược lại, trong một bài văn giải thích không cần đến dẫn chứng.Hãy trao đổi lại ý kiến trên?

=> Như thế chưa đúng mà trong bài văn giải thích hay chứng minh thì cần sử dụng dẫn chứng và lý lẽ sao cho phù hợp.

d.Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà: (1p) - Học bài, hoàn thành các bài tập.

- Chuẩn bị tiết 129- 130 Tiếng Việt.

RÚT KINH NGHIỆM

-Thời gian:………...………...

………...……….

- Kiến thức :………...………....

...

- Phương pháp:....

...

=====================

Ngày soạn : Ngày giảng:

Tiết 129+130

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (11) (Trang 239 - 243)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(264 trang)
w