VĂN BẢN BÁO CÁO

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (11) (Trang 230 - 234)

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

Giúp HS nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo : Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản báo cáo này.

b. Kĩ năng:

- Nhận biết văn bản báo cáo - Viết văn bản váo cáo dúng quy cách

- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo

* Kỹ năng sống:

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản báo cáo.

- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản báo cáo.

- Thực hành viết văn bản, báo cáo phù hợp với đối tượng hoàn cảnh giao tiếp.

c. Thái độ:

Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a, Chuẩn bị của GV:

Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu b, Chuẩn bị của HS:

Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới.

Đọc bài và soạn bài.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

a, Kiểm tra bài cũ: 5p’

* Câu hỏi: Nêu đặc điểm của văn bản đề nghị ? * Đáp án:

Trong cuộc sống sinh hoạt, học tập, khi xuất hiện một nhu cầu nguyện vọng chính đáng nào đó của rmột cá nhân hay một tập thể (thường là tập thể ) thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị ) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.

* Giới thiệu bài: (1’)

Để nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo và cách làm loại văn bản này. Đó là nội dung bài học hôm nay ……….

b. Dạy nội dung bài mới : 15’

?

?

?

?

?

?

?

HS đọc 2 văn bản báo cáo trong sgk?

VB1 là báo cáo về nội dung gì của ai gửi cho ai ?

VB2 nội dung báo cáo có gì khác ?

Viết báo cáo để làm gì (mục đích của văn bản báo cáo) ?

Khi viết báo cáo phải chú ý những yêu cầu gì ?

Nêu một số trường hợp phải viết văn bản báo cáo ?

Trong các tình huống sau tình huống nào phải viết báo cáo ?

Qua các bài tập trên hãy rút ra nhân xét của em về đặc

I. Đặc điểm của văn bản báo cáo :

* VD 1 : SGK VB1:

- Báo cáo của tập thể lớp 7B gửi cho BGH trường THCS Trấn Quốc Toản.

-> Báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20 / 11.

VB2:

- Báo cáo của Lớp 7A2 gửi Tổng phụ trách Đội trường THCS Nguyễn văn Trỗi.

-> Báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ các HS vùng lũ lụt.

- Mục đích của văn bản báo cáo là trình bày nội dung và kết quả công việc của một cá nhân hay một tập thể.

-Viết báo cáo phải chú ý những yêu cầu sau :

. Về nội dung : Phải cụ thể, số liệu, rõ ràng…

. Về hình thức : Trình bày theo một số mục qui định sẵn.

- Báo cáo thành tích học tập của cá nhân, tập thể.

- Báo cáo tổng kết năm học của tập thể.

* VD 2:

- Tình huống b cần viết báo cáo. Đó là báo cáo về tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong 2 tháng cuối năm của ban cán sự lớp gửi BGH nhà trường.

- Hai trường hợp còn lại : Một trường hợp

18’

?

?

?

?

?

?

điểm của văn bản báo cáo ?

Các mục trong văn bản báo cáo trên được trình bày theo thứ tự nào ?

Điểm giống nhau và khác nhau ở 2 văn bản trên là gì ? Những mục nào là quan trọng và không thể thiếu được trong văn bản báo cáo ?

Qua tìm hiểu ví dụ trên em rút ra kết luận gì trong cách làm văn bản báo cáo ?

Tên báo cáo thường được viết ntn ?

Hình thức, khoảng cách giữa các mục ra sao ?

phải viết văn bản đề nghị (a) một trường hợp phải viết đơn xin nhập học (c).

* Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.

II. Cách làm văn bản báo cáo :

1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo : - Gồm 7 mục trình bày theo thứ tự sau:

. Quốc hiệu và tiêu ngữ.

. Địa điểm làm văn bản báo cáo và ngày tháng.

. Tên văn bản báo cáo.

. Nơi nhận báo cáo.

. Người (tổ chức) báo cáo.

. Nêu lý do, sự việc và các kết quả đã làm được.

. Ký tên.

- Giống : Về cách trình bày các mục.

- Khác : ở nội dung cụ thể.

- Các mục quan trọng cần chú ý trong một văn bản báo cáo là : Báo cáo của ai ? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn

?

- Bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số mục qui định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau : Báo cáo của ai ? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn ? 2. Lưu ý :

- Tên báo cáo cần viết chữ in hoa chữ khổ to.

- Trình bày báo cáo cần sáng sủa, cân đối:

?

?

5’

?

Những mục nào cần chú ý trong văn bản báo cáo ? Các kết quả báo cáo cần trình bày ntn ?

Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một bản báo cáo nào đó ? (chie ra các nội dung, hình thức, phần, mục được trinmhf bày trong văn bản đó?)

Các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung báo cáo mỗi phần cách nhau 2 -> 3 dòng. Không viết sát lề giấy, không để phần dưới trang giấy có khoản trống quá lớn.

- Tên người (tổ chức) báo cáo, nơi nhận báo cáo và nội dung báo cáo là những mục cần chú ý trong loại văn bản này.

- Các kết quả bao giờ cũng được nêu rõ ràng với các số liệu chi tiết cụ thể tránh tình trạng nói chung.

III. Luyện tập :

* Bài 1:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO

VỀ THÀNH TÍCH HỌC TẬP, LAO ĐỘNG CỦA LỚP 7A TRONG THÁNG 11

Kính gửi : BGH trường THCS Tô Hiệu.

Để lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tập thể lớp 7A đã đạt được một số kết quả cụ thể trong tháng 11 như sau :

- Học tập : 40 điểm giỏi, 28 điểm khá, không có điểm yếu.

- Lao đông: Tu sửa khang trang lại lớp học, lao động vệ sinh sân trường và một buổi vệ sinh đường phố.

- Văn nghệ đạt giải nhất hợp ca nam nữ.

Thay mặt lớp 7A Lớp trưởng

( Kí và ghi rõ họ, tên) c. Củng cố và luyện tập:(1’)

( Tích hợp GD KNS)

? Văn bản báo cáo có vai trò gì trong đời sống, học tập và công tác? Có các loại báo cáo nào ?

Báo cáo là loại văn bản khá thông dụng trong đời sống hàng ngày. Có các loại báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quý, nửa năm...) và báo cáo đột xuất về các vụ việc, sự kiện xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người như bão lụt, cháy, tai nạn giao thông...

d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(1’)

- Học bài, nắm được cách viết báo cáo - Hoàn thành bài tập 2.

- Chuẩn bị tiết 125: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo.

RÚT KINH NGHIỆM

-Thời gian:………...………...

………...……….

- Kiến thức :………...………....

...

- Phương pháp:....

...

=====================

Ngày soạn : Ngày giảng:

Tiết 125 - 126

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (11) (Trang 230 - 234)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(264 trang)
w