TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (11) (Trang 46 - 49)

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức :

- Bố cục chung của một bài văn nghị luận.

- Phương pháp lập luận.

- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.

b.Kĩ năng:

- Viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng - Sử dụng các phương pháp lập luận

- Suy nghĩ phê phán, sáng tạo, phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bú cục, phương pháp làm bài văn nghị luận.

- Ra quyết định lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng.. khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận.

c.Thái độ:

Có ý thức xây dựng luận điểm luận cứ đúng đắn

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a, Chuẩn bị của GV: : Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu.

b. Chuẩn bị của HS : Chuẩn bị bài mới. Soạn bài

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

a, Kiểm tra bài cũ: (4’)

* Câu hỏi: Trình bày nội dung và tính chất của đề văn nghị luận ?

* Đáp án :

Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. Tính chất của vấn đề như : Ngợi ca phân tích khuyên nhủ, phản bác đòi hỏi phải vận dụng các phương pháp phù hợp.

* Giới thiệu bài: (1')

Trong bài văn nghị luận bố cục và lập luận có mối quan hệ với nhau ntn ? cách lập luận bố cục và lâp luận trong bài văn nghị luận ra sao ? Đó nội dung hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này ...

b. Dạy nội dung bài mới:

23’

gv

?

?

THKNS phân tích tình huống mẫu

HS đọc lại bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Bài văn có mấy phần ? Mỗi phần có mấy đoạn ? Mỗi đoạn có những luận điểm nào ?

Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần ?

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận :

* Bài văn tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- bài văn có 3 phần :

a. Mở bài : Nêu vấn đề -> nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

b. Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài.

+ Lịch sử đã chứng tỏ điều đó (bằng tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc ).

+ Hiện tại cũng chứng tỏ điều đó (qua mọi tầng lớp Việt Nam ).

c. Kết bài : nêu nhiệm vụ -> phải phát huy lòng yêu nước vào công việc kháng chiến.

* Bố cục của bài văn nghị luận gồm 3 phần

- Mở bài : nêu vấn đề (luận điểm xuất phát tổng quát).

- Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có

GV

?

?

15’

?

?

Các em chú ý vào sơ đồ trang 30 sgk theo các mũi tên ? Hàng ngang 1 và 2 lập luận theo mối quan hệ nào? hàng ngang 3 và 4... ?

Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta làm ntn ?

Bài văn nêu tư tưởng gì ?

Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào ? Tìm những câu mang luận điểm ?

một luận điểm phụ).

- Kết bài : Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng thái độ, quan điểm của bài.

- Theo hàng ngang :

+ 1 và 2 lập luận theo quan hệ nhân quả.

+ 3 lập luận theo quan hệ tổng – phân hợp.

+ 4 suy luận tương đồng.

- Theo hàng dọc : Suy luận tương đồng theo dòng thời gian.

* Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng.

II. Luyện tập :

Bài 1 : văn bản: Học cơ bản mới trở thành tài lớn

a. Xác định luận điểm :

- Bài văn bàn về cách học nhưng tư tưởng bài văn tâp trung vào một vấn đề then chốt của cách học đó là : Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn (nhan đề). Đó là luận điểm chính của bài.

- Từ luận điểm chính mà có những luận điểm phụ.

+ ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài. (mở bài)

+ Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt thật tinh thì mới có tiền đồ.

+ Chỉ có những ông thầy lớn mới biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất.

+ Chỉ có thấy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.

-> Ba luận điểm sau ở phần kết bài được

?

?

Bài có bố cục mấy phần ? Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng ở trong bài ?

Tích hợp GD KNS:

Em học tập được điều gì từ văn bản “ Học cơ bản mới trở thành tài lớn” ?

rút ra từ câu chuyện kể trên.

b. Tìm hiểu bố cục và cách lập luận.

* Bố cục gồm 3 phần :

- Mở bài : Câu đầu -> nêu luận điểm.

- Thân bài : Đoạn giữa -> chứng minh luận điểm bằng câu chuyện kể.

- Kết bài : Đoạn cuối -> rút ra những kết luận từ câu chuyện.

* Cách lập luận của bài văn :

- Câu mở đầu : Lập luận theo quan hệ đối lập (nhiều người, ít ai).

- Câu chuyện kể : Lập luận chứng minh (dùng dẫn chứng bằng câu chuyện kể).

- Ba câu kết bài : Lập luận theo quan hệ nhân quả (hs tự tìm).

- Ta phải chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì đó mới là những cái cơ bản để phát triển tài năng.

c. Củng cố và luyện tập: (1’)

? Bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận có mối quan hệ như thế nào ?

=> Quan hệ chặt chẽ với nhau

d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’) - Học bài, hoàn thành các bài tập.

- Chuẩn bị tiết 84: Soạn bài :

- Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.

RÚT KINH NGHIỆM

-Thời gian:………...………...

………...……….

- Kiến thức :………...………....

...

- Phương pháp:....

...

=====================

Ngày soạn : Ngày giảng:

Tiết 84 :

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (11) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(264 trang)
w