1. MỤC TIÊU:
a, Kiến thức
- Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cơ bản của phép lập luận giải thích.
b, Kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.
- Biết so sánh để phân biệt luận giải thích với lập luận chứng minh.
c, Thái độ:
-Tiếp thu và chuẩn bị cho bài viết sau được tốt hơn.Sử dụng những câu hay, đúng ngữ pháp.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a, Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của hs: Xem lại lý thuyết văn chứng minh. Chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a.Kiểm tra bài cũ: ( 5p’)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
* Giới thiệu bài: (1’)
Trong đời sống của con người nhu cầu giải thích rất to lớn. Gặp một hiện tượng mới lạ con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh. Vậy giải thích trong văn nghị luạn có đặc điểm ntn. Đó là nội dung bài học hôm nay ...
b. Dạy nội dung bài mới:
24'
?
?
?
Trong đời sống những khi nào người ta cần giải thích ? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày
?
Muốn trả lời được những câu hỏi trên thì cần có điều kiện gì ?
Em hiểu ntn là giải thích trong đời sống ?
I. Mục đích và phương pháp giải thích : - Trong cuộc sống con người nhu cầu giải thích là rất to lớn. Chẳng hạn từ vấn đề xa xôi như : Vì sao có mưa, vì sao có lụt, vì sao có núi, vì sao có sông, vì sao có dịch bệnh ? Đến vấn đề gần gũi như : Vì sao hôm qua em không đi học, vì sao dạo này em học kém hơn trước .... đều cần được giải thích.
- Trong đời sống con người nhu cầu giải thích rất to lớn gặp một hiện tượng mới lạ con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh.
- Muốn trả lời được những câu hỏi trên thì phải có các tri thức khoa học chuẩn xác nghĩa là muốn giải thích được sự vật thì phải hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức nhiều mặt.
VD :
- Vì sao có lũ lụt ? -> Do mưa nhiều ngập úng tạo nên.
- Vì sao nước biển mặn ? -> Vì nước sông suối có hoà tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa. Khi ra đến biển mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi còn muối ở lại. Lâu ngày tích tụ làm cho nước biển mặn.
- Trong đời sống giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
-> Khác với đời sống trong văn nghị luận người ta thường yêu cầu giải thích các vấn
?
?
?
?
?
HS đọc bài văn.
Bài văn giải thích vấn đề gì ?
Bài văn giải thích vấn đề đó ntn ?
Chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa ? Đó có phải là cách giải thích không ?
Em hãy liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn trong đoạn văn này?
Đây có phải là cách giải thích không ? Vì sao ?
đề tư tưởng đạo lý lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người.
VD : Thế nào là hạnh phúc, trung thực là gì ? Bạn tốt là người ntn ? Vì sao phải sống có văn hoá ?
=> Như vậy giải thích trong văn nghị luận có khác với giải thích trong đời sống. Các em có thể tìm hiểu điều đó qua một bài cụ thể : “ Lòng khiêm tốn” trong sgk.
* VD : Bài văn : Lòng khiêm tốn.
- Vấn đề đó hiện ngay trong nhan đề của bài là : “Lòng khiêm tốn” một đức tính mà con người cần phải có. ( đây chính là luận điểm của bài )
- Chỉ dùng lý lẽ để giải thích (không hề có dẫn chứng).
* Phương pháp giải thích : - Dùng câu định nghĩa : VD :
. Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản của con người.
. Điều quan trọng của lòng khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị của cá nhân con người.
=> Đọc kỹ những câu như thế ta hiểu được nhiều nội dung, ý nghĩa của lòng khiêm tốn.
Đó là một trong những cách giải thích của tác giả.
- Người có tính khiêm tốn ... tự cho mình là kém cỏi ... thêm nữa.
- Người ... không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình ... thêm nữa.
- Đây cũng là cách giải thích vấn đề của tác giả vì những biểu hiện này đã cho người đọc thấy rõ nội dung của lòng khiêm tốn là ntn.
?
?
?
?
?
Việc chỉ ra cái lợi của lòng khiêm tốn có phải là nội dung của lòng khiêm tốn không ?
Chỉ ra nguyên nhân của lòng khiêm tốn ?
Qua việc tìm hiểu VD ở trên em hãy cho biết thế nào là lập luận, giải thích trong bài văn nghị luận?
Người ta thường giải thích bằng cách nào ?
Bài văn giải thích muốn có sức thuyết phục phải đảm bảo những yêu cầu gì ?
- Chỉ ra cái lợi của lòng khiêm tốn.
VD :
. Điều quan trong của tính khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị của cá nhân con người trong xã hội.
. Khiêm tốn là ... con người đứng đắn ... biết nhìn xa ...
. Con người khiêm tốn ... thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
- Nguyên nhân :
. Vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận ...
. Sự hiểu biết ... không thể đem ra so sánh ...
dù tài năng ... phải học mãi ...
-> Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn và nguyên nhân của lòng khiên tốn đây chính là ách giải thích sâu hơn về lòng khiêm tốn, vì người đọc không chỉ hiểu khiêm tốn là gì
? mà còn thấm thía hơn khiêm tốn có lợi ntn, vì sao phải khiêm tốn.
- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lý, phẩm chất, quan hệ ... Cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng, tư tưởng, tình cảm cho con người.
- Người ta thường giải thích bằng các cách : Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác. Chỉ ra các mặt lợi hại nguyên nhân, hậu quả cách đề phòng hoặc noi theo.
- Bài văn giải thích phải (trong sáng) mạch lạc có lớp lang, ngôn từ trong sáng dễ hiểu. Không nên dùng những từ không
?
12'
?
?
Muốn làm được bài văn giải thích tốt ta làm ntn ?
HS đọc bài văn.
Cho biết vấn đề cần giải thích ?
Phương pháp giải thích ?
Phương pháp giải thích của tác giả ở bài này có gì đặc biệt (khác với bài trên ntn ) ?
ai hiểu để giải thích, những điều người ta chưa hiểu.
- Muốn làm được bài văn giải thích tốt cần đọc nhiều vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.
II. Luyện tập :
- Bài văn : Lòng nhân đạo.
- Vấn đề cần giải thích : Lòng nhân đạo.
* Phương pháp giải thích : - Dùng các câu văn định nghĩa.
VD :
. Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người.
. Kể ra các biểu hiện của lòng nhân đạo.
VD :
Từ một ông lão già nua ... một đứa trẻ thơ ...
khiến mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.
- Chỉ ra cái lợi của lòng nhân đạo.
VD :
Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng. Tốt nhất là làm sao phát huy được lòng nhân đạo.
- Lập luận giải thích ở đây ngoài lý lẽ còn có những dẫn chứng cụ thể những dẫn chứng ấy làm sáng tỏ vấn đề cần được giải thích.
- Ngoài lý lẽ của mình tác giả còn viện thêm ý kiến đó vào phần kết bài, hiệu quả nghệ thuật của bài văn được nâng lên nội dung càng thêm sức thuyết phục.
c.Củng cố và luyện tập.(2’)
Bài văn giải thích muốn có sức thuyết phục phải đảm bảo những yêu cầu gì ? - Bài văn giải thích phải (trong sáng) mạch lạc có lớp lang, ngôn từ trong sáng dễ hiểu. Không nên dùng những từ không ai hiểu để giải thích, những điều người ta chưa hiểu.
- Muốn làm được bài văn giải thích tốt cần đọc nhiều vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.
d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : (1’) - Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài : Sống chết mặc bay.
RÚT KINH NGHIỆM
-Thời gian:………...………...
………...……….
- Kiến thức :………...………....
...
- Phương pháp:....
...
=====================
Ngày soạn : Ngày giảng:
Tiết 105, 106 :