Đặc điểm của chùa tiền Phật hậu Thánh

Một phần của tài liệu Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền phật hậu thánh và tâm thức dân gian ở vùng châu thổ bắc bộ (Trang 82 - 86)

Chương 3: HÀNH TRẠNG CỦA BA VỊ THÁNH

4.1. Không gian thờ phụng ba vị thánh

4.1.1. Đặc điểm của chùa tiền Phật hậu Thánh

Theo các nhà nghiên cứu và kết quả khảo sát thực địa, dạng chùa "Tiền Phật hậu Thánh" thờ các vị thánh chỉ xuất hiện ở vùng châu thổ Bắc Bộ do địa thế vùng này hiểm trở, tạo địa bàn thích hợp cho Mật giáo phát triển. Bên cạnh đó, vào thế kỷ XVI - XVIII công thương nghiệp nước ta phát triển mạnh, với sự mở cửa, cho phép

0

50

0

50

90.9

0 60

50

100

0

9.1

100

20

0 0

50

0 0

20

0 0 0 0 0

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Nam Định Hưng Yên Hải Dương Thái Bình TP.Hà Nội Ninh Bình

Từ Đạo Hạnh Nguyễn Minh Không Dương Không Lộ Phối thờ 3 vị thánh

của triều đình Phật giáo phát triển mạnh mẽ. Chính các thái hậu, các chính cung, các công chúa, các cung phi mĩ nữ... là những người hâm mộ đạo Phật nhất. Họ theo đạo Phật, thờ Phật để mong có phúc còn có phúc hơn, để hy vọng khi chết đi được siêu sinh tịnh độ [62, tr.356]. Chính vì thế thời kì này xuất hiện đồng thời nhiều ngôi chùa có quy mô to lớn cả về kiến trúc và là nơi tối linh. Chùa Thầy thờ thánh Từ Đạo Hạnh với sự hưng công của Phùng Khắc Khoan. Văn bia tại chùa Keo (Thái Bình) do tiến sĩ Nguyễn Thực soạn vào năm Đức Long thứ 4 (1632) chép rằng: “Bà Lại Thị Ngọc Lễ vợ Tuấn Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng đứng ra vận động quyên góp, cung tần phủ chúa là Trịnh Thị Ngọc Trâm làm hội chủ dựng lại chùa từ năm 1630, đến cuối năm 1632 thì hoàn thành. Dựng điện thờ Phật, xây đài thiêu hương, hai bên tả hữu từ trước đến sau có hành lang thẳng tắp, cộng thêm cửa tam quan trong ngoài, và nhà am nhà bia, tất cả hai mươi mốt dãy gồm trăm năm mươi tư gian, tường vách bao quanh bốn phía“. Chùa Keo (Nam Định) do người dân làng Hành Thiện khi đó là một trong những làng khoa bảng, có nhiều người đỗ đạt, vinh quy bái tổ đứng ra hưng công xây dựng. Chính vì lẽ đó, thời kì này, nhiều ngôi chùa lớn thờ các vị thánh được xây dựng. Qua thời gian, nhiều ngôi chùa vẫn tiếp tục được các triều đại về sau tu bổ và hiện còn đến ngày nay.

Nếu lấy sông Hồng làm ranh giới phân định, thì chùa tiền Phật hậu Thánh có số lượng nhiều hơn bên hữu ngạn với mật độ chùa đậm đặc ở vùng hạ lưu. Có thể thấy ở vùng châu thổ Bắc Bộ có nhiều tín ngưỡng thờ các vị thần khác như tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử mà trung tâm là Hưng Yên với các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động… Ở Hải Dương (xứ Đông) là vùng ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Đông Hải đại vương, Càn Hải đại vương ở các huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Ninh Giang khẳng định sự có mặt của các vị thần biển ở vùng này. Ở khu vực phía Bắc Hà Nội là vùng ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ thánh Gióng. Xa hơn nữa phía Tây Bắc vùng Sơn La, Ba Vì là vùng ảnh hưởng của Tản Viên sơn thánh. Chỉ còn những vùng đồng bằng mới khai phá cùng những vùng đất mới được hình thành do phù sa màu mỡ của sông Hồng cùng các phân lưu của nó để lại, trên con đường bồi tụ ra biển ở một số vùng duyên hải của Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và một số huyện đồng bằng của Hà Nội như Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mĩ, Thanh Oai chưa có các vị thần bản địa đầy quyền năng ngự trị. Mặt khác, đây là vùng đất mới, hình thành nên nhiều làng nghề đúc đồng, chài lưới, thủ công mĩ nghệ v.v.. nhu cầu của người dân cần các vị thánh bảo trợ cho đời sống tinh thần. Xung quanh vùng này có nhiều địa danh liên quan mật thiết đến cuộc đời và hành trạng của các vị

thánh như chùa Thầy là nơi thánh Từ Đạo Hạnh tu và hóa thân, chùa Láng là quê của Từ Vinh, cha của Từ Đạo Hạnh, chùa Bi là nơi thánh Từ Đạo Hạnh đưa mẹ là bà Tăng Thị Loan về lánh nạn sau khi bị Đại Điên hãm hại cha. Địa bàn Nam Định, Thái Bình là nơi thánh Dương Không Lộ tu hành đắc đạo và giúp dân. Địa bàn Ninh Bình là quê hương của thánh Nguyễn Minh Không với câu ca dao đã đi vào tâm thức dân gian vùng này:

Đại Hữu sinh vương Điềm Giang sinh thánh

Các ngôi chùa Tiền Phật hậu Thánh thường được xây dựng ở các khu đất có phong thủy hữu tình. Chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn (núi Thầy), phía trước có hồ nước, trên có thủy đình múa rối nước vào ngày hội. Hai bên chùa có Nhật Tiên kiều - Nguyệt Tiên kiều như hai bên tả hữu. Nhìn tổng thể kiến trúc chùa Thầy như một con rồng ngậm ngọc với núi Thầy là đầu rồng, chùa Thầy là miệng rồng, hai chiếc cầu Nhật - Nguyệt là mắt rồng, thủy đình trước chùa là viên ngọc.

Chùa Thầy có một cảnh trí khá đẹp, là nơi vãn cảnh cho du khách thập phương.

Chùa nằm dưới chân một ngọn núi đá vôi có hình vòng cung là núi Sài Sơn. Theo các cụ cao niên ở địa phương, trước khi thánh Từ Đạo Hạnh đến lập chùa thì dưới chân núi đã có hồ nước. Phía Bắc hồ có doi đất lớn, chạy từ khoảng giữa của núi nhô ra như một con rồng đang uống nước hồ. Người xưa đã đắp doi đất rộng thêm đủ để xây dựng một ngôi chùa bề thế như hiện nay. Chùa nằm trên một thế đất rất phù hợp với quan niệm của thuyết phong thủy: Phía trước có núi Long Đẩu làm án, hai bên có hai dải núi ôm bọc tạo thành thế tay ngai, phía trước là hồ nước mang tính chất tụ thủy, tụ phúc, phía sau là dãy núi đá là hậu chẩm. Tòa tiền đường được xây trên nền cao với kết cấu bốn hàng chân cột, các bộ vì nóc làm theo kiểu giá chiêng - chồng rường. Mái tiền đường làm theo kiểu bốn mái, lợp ngói mũi hài. Bờ nóc và bờ dải được gắn gạch hộp hoa chanh, hai đầu kìm là đôi thủy quái Makara hóa rồng ngậm bờ nóc, đuôi cong thành một vân mây xoắn ngược lớn. Nối tiền đường với thượng điện là tòa nhà cầu chạy dọc. Hai bên là vách ngăn bằng gỗ chia thành bốn tầng trang trí các đề tài hoa cúc, mây, mác, đấu củng, rông yên ngựa, trên cùng là lan can bổ trụ hình chấn song con tiện. Thượng điện có kiến trúc tương tự như tiền đường nhưng nền cao hơn tiền đường. Hai chái thượng điện tạo ra hai gian thờ làm nơi đặt khám thờ Đức Ông và Thánh Tăng [105].

Một số ngôi chùa khác được xây dựng bên cạnh sông, có vị trí đẹp, phong cảnh hữu tình, như chùa Điềm Giang (Ninh Bình), có hồ nước nhỏ, trước kia là con

sông nhỏ mới bị bồi lấp, xa hơn phía trước là sông Hoàng Long, mang tư cách là một dòng chi huyền thủy, hiện phía trước chùa còn một hồ nước lớn. Chùa Điềm Giang khác biệt với hầu hết những ngôi chùa khác là thay vì hai dãy nhà nằm dọc được bắt đầu từ hai gian hồi của tòa đường chạy suốt ra phía sau gọi là hành lang (như chùa Thầy, chùa Keo, chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian…). Ở chùa Điềm Giang hai công trình kiến trúc nằm ngay hai bên sân phía trước tiền đường gọi là tả, hữu vu. Phía sau sân là cụm kiến trúc chính gồm tiền đường, trung đường và thượng điện. Nối trung đường với thượng điện là nhà cầu/ thiêu hương nằm dọc. Cuối cùng là gác chuông hai tầng tám mái. Gác chuông này có niên đại sớm nhất nước ta, khoảng thế kỷ XVI. Những ván lá gió, các diềm trang trí của hệ thống cột quân và chiếc xà gầm tầng trên nối hai cột cái phía ngoài chạm những vân xoắn lớn, kết hợp đao mảnh, dài và mềm mại, thể hiện kĩ thuật chạm nổi nông mang đậm phong cách kiến trúc thời Mạc. Tuy nhiên các cấu kiện kiến trúc khác trang trí dày đặc các đề tài rồng, đao mác, vân xoắn… với phong cách nghệ thuật của các thế kỷ từ XVI đến XIX đã chứng tỏ gác chuông đã qua nhiều lần tu sửa. Chùa Điềm Giang không phải là ngôi chùa có quy mô lớn nhưng có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Hầu hết các đơn nguyên kiến trúc còn lưu giữ được dấu ấn nghệ thuật thế kỷ XVI, XVII [109].

Chùa Keo (Nam Định và Thái Bình) thờ Dương Không Lộ đều được xây dựng trên đất dương cơ, nhìn ra sông Đồng Lê, sông Trà Lĩnh ngoài ý nghĩa tụ thủy tụ phúc còn là nơi tiến hành nghi thức bơi trải - một hình thức tưởng niệm quãng đời chài lưới của thánh. Nhân dân thường gọi chùa Keo làng Hành Thiện (Nam Định) là chùa trên, chùa Keo làng Hành ở làng Dũng Nghĩa (Thái Bình) là chùa Keo dưới. Theo các tư liệu bia kí còn lưu giữ, cả hai chùa đều có chung niên đại khởi dựng thời Lê Trung Hưng, cùng có cột cờ, tam quan ngoài ao, tam quan trong, cụm kiến trúc chùa Phật, cụm kiến trúc đền thờ thánh Không Lộ, quanh cả hai cụm kiến trúc chùa và đền cũng có gần trăm gian tả vu, hữu vu bao bọc thay tường. Tam quan ngoại chùa Keo (Thái Bình) có năm gian, hình dạng như các ngôi đình làng tại các làng quê vùng châu thổ Bắc Bộ. Sau Tam quan, các công trình như cột cờ, tam quan, chùa Phật, đền Thánh, gác chuông được xây dựng trên nền có độ cao khác nhau. Tiếp tục vào chùa, khi bước lên chùa Hộ lại thấy mình leo lên một bước nữa lên cao. Ngoảnh mặt nhìn lại, phóng tầm mắt qua tam quan trong, qua ao trước chùa, qua tam quan ngoài và xa hơn nữa tới chân đê, ai cũng có cảm giác chỗ đứng của mình là cao nhất. Nền chùa Phật lại được nâng lên một mức nữa. Bệ Phật bên trong lại mấy lần được tôn cao. Cho tới bệ trên cùng những pho tượng Phật Adidà

đều chạm nóc chùa thì cảm giác về độ cao đã lên tới tột đỉnh, lên tới độ cao vô thượng của cõi Niết bàn [57].

Một phần của tài liệu Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền phật hậu thánh và tâm thức dân gian ở vùng châu thổ bắc bộ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)