Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên nói

riêng là một chủ đề rộng và thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu, do đó số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này là khá nhiền và đa dạng, được thể hiện ở nhiều hướng nghiên cứu khác nhau về cả lý luận lẫn thực tiễn.

Trong giới hạn tìm hiểu của mình, tác giả cũng đã tìm hiểu được một số kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên theo các hướng như sau:

Hướng thứ nhất, quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên được thể hiện qua đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Nền giáo dục của Việt Nam trước hết phải nói đến quan điểm phát triển giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã khẳng định rằng “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Mọi thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Cùng với việc kế thừa tinh hoa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã để lại nền tảng lý luận về: Vai trò của giáo dục, định hướng phát triển giáo dục, các nguyên lý dạy học, phương thức dạy học và vai trò của cán bộ quản lý, phương pháp lãnh đạo và quản lý…đây là hệ thống các tư tưởng, quan điểm cốt lõi có giá trị cao trong quá trình phát triển các lý luận dạy học, lý luận giáo dục của nền Cách mạng Việt Nam.

Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà trường, hoạt động này diễn ra trong suốt năm học vì vậy công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là một vấn đề quan trọng trong công tác đảm bảo chất lượng giảng dạy của nhà trường và KQHT của sinh viên. Đây là công tác luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo đầu tư và được đề cập trong các cuộc họp Quốc hội, Hội nghị Trung ương Đảng, được thể hiện qua nhiều Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị cụ thể như:

Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/06/2004 của Ban chấp hành Trung ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng chính phủ ban

hành điều lệ trường đại học.

Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/05/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.

Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 của Thủ tướng chỉnh phủ về việc Phê duyệt đề án nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030.

Điều 18 của Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019 còn khẳng định:

“Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục” (tr.7).

Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/03/2021 về việc ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học.

Hướng thứ hai, tập trung nghiên cứu theo hướng tiếp cận chức năng quản lý (lập kế hoạch - tổ chức thực hiện - chỉ đạo thực hiện - kiểm tra, đánh giá)

Tiêu biểu có Hà Thị Ngọc Thương (2012), đã chỉ ra rằng công tác quản lý phân công giảng dạy, quản lý đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT sinh viên của giảng viên góp phần quản lý hoạt động giảng dạy của nhà trường diễn ra hiệu quả. Tuy nhiên, việc quản lý và thực hiện những kế hoạch đã đề ra vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng quản lý cũng như chất lượng giảng dạy của giảng viên còn bất cập đến từ nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản có hai nguyên nhân chính đó là cán bộ quản lý chưa được đào tao qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và thu nhập của giảng viên còn thấp ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý hoạt động giảng dạy.

Theo Nguyễn Hữu Luyến (2013), quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là một yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực lao động chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống, bài bản liên quan đến lý luận quản lý, quản lý

giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý hoạt động giảng dạy. Đồng thời tác giả cũng cho rằng việc xây dựng được các biện pháp tích cực chỉ đạo hoạt động chuyên môn, thực hiện có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên tại Trường là điều rất cần thiết.

Hướng thứ ba, nghiên cứu làm rõ các thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên hiện nay

Tiêu biểu có Phạm Quốc Trường (2018), trong nghiên cứu đã đưa ra năm thực trạng tiêu biểu trong quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên như sau:

- Thực trạng quản lý chương trình đào tạo, đề cương chi tiết (ĐCCT) các học phần của các khoa;

- Thực trạng quản lý hoạt động của các bộ môn trong nhà trường;

- Thực trạng quản lý công tác KT - ĐG kết quả hoạt động giảng dạy của giảng viên;

- Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tài trường;

- Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - thiết bị hỗ trợ giảng dạy.

Phạm Thị Thanh Dung (2021), tác giả đã nghiên cứu 7 thực trạng trong quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên;

Thực trạng quản lý công tác phân công giảng dạy của giảng viên; Thực trạng quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy của giảng viên; Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện giảng dạy của giảng viên; Thực trạng quản lý đổi mới PPGD của giảng viên;

Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của giảng viên đối với học viên và Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giảng viên.

Hướng thứ tư, nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Hoàng Hồng Sơn (2013), cho rằng tình trạng thiếu hụt giảng viên yêu nghề,

nhiệt huyết và kinh nghiệm giảng dạy, đời sống giảng viên còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học thiếu hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng dạy học không đồng đều, năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý còn hạn chế, đồng thời thiếu sự động viên, quan tâm, chia sẻ của Ban giám hiệu Nhà trường là những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên hiện nay.

Hướng thứ năm, nghiên cứu tập trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Nguyễn Thị Nga (2014), tác giả đã đề xuất 5 biện pháp nhằm quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đó là:

- Đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng từ cả hai phía nhà trường và giảng viên;

- Cải tiến công tác lập kế hoạch, thực hiện và quản lý kế hoạch giảng dạy;

- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên và chú ý đến công tác bồi dưỡng cho giảng viên thỉnh giảng nói chung và giảng viên cơ hữu tại trường nói riêng;

- Xây dựng chuẩn đầu ra và đăng ký kiểm định chất lượng đầu ra với các tổ chức kiểm định có uy tín ngoài trường;

- Thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ cho giảng viên một cách công bằng, minh bạch.

Theo Huỳnh Văn Tốt (2013), cho rằng để phát triển bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể, đặc biệt là xây dựng các tổ chức, đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ giảng viên vững mạnh. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các giải pháp khác như Nhà trường cần tổ chức thực hiện tốt những biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên, xây dựng đội ngũ giảng

viên đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, quản lý kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên.

Theo Nguyễn Thiện Nam (2014), đã đề xuất bốn nhóm biện pháp nhằm quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, các nhóm biện pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự tác động, hỗ trợ nhau để ổn định và có tính định hướng lâu dài cụ thể như sau:

- Nhóm biện pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò của quản lý hoạt động dạy - học trong nhà trường;

- Nhóm biện pháp thứ hai: Quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ cán bộ, đội ngũ giảng viên;

- Nhóm biện pháp thứ ba: Quản lý các hoạt động học tập các môn chuyên ngành của sinh viên;

- Nhóm biện pháp thứ tư: Quản lý các điều kiện hỗ trợ sinh viên học tập tại của trường.

Võ Thị Tình (2012), từ những thực tiễn nghiên cứu được tác giả đã đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm:

- Bồi dưỡng, duy trì và phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý, giảng viên để phù hợp với nhiệm vụ và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục;

- Tăng cường công tác động viên, giám sát, kiểm tra việc thực hiện đổi mới các phương pháp, phương tiện dạy học;

- Tăng cường quản lý việc sinh hoạt chuyên môn định kỳ của Khoa, tổ bộ môn;

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ hoạt động giảng dạy.

Điểm chung của năm hướng nghiên cứu trên là điều tiếp cận hoạt động giảng dạy của giảng viên theo các phương diện quản lý giáo dục và khẳng định việc thực

hiện hoạt động giảng dạy là một trong những nhiệm cụ chính và trọng tâm của giảng viên, nó có vai trò quan trọng và quyết định đến hiệu quả giảng dạy và chất lượng đào tạo của nhà trường. Bên cạnh những điểm chung này, nhóm các tác gải đã có những hướng tiếp cận vào quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là khác nhau. Với đặc thù riêng của từng cơ sở đào tạo, các tác giả nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề gặp phải trong nghiên cứu của mình trên cơ sở đánh giá thực trạng nhằm cải thiện và tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Tóm lại, trong giới hạn nghiên cứu mà tác giả tìm hiểu được, đa số các nghiên cứu đều đã chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và các quy định pháp luật có liên quan.

Như vậy, tất cả các nghiên cứu trên giúp cho tác giả có cái nhìn đa chiều, có tính lý luận và thực tiễn thiết thực về các nội dung liên quan đến quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, đây chính là nguồn tài liệu vô cùng quý giá giúp tác giả kế thừa, tiếp tục nghiên cứu và luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này với đề tài “Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh”.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)