CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Đội ngũ GV là nhân tố quan trọng góp phần quyết định việc thực hiện chất lượng giáo dục tại nhà trường, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục.
GV thông qua các hoạt động giảng dạy của mình góp phần cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết cho SV. Do đó, GV cần rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao khả năng sư phạm. Điều đó chứng tỏ, thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV là trách nhiệm rất cần thiết của nhà quản lí giáo dục. Việc quản lí hoạt động bồi dưỡng GV, xây dựng đội ngũ nhà giáo có đủ năng lực nghề nghiệp để thực hiện mục tiêu đào tạo trở thành một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách của nhà trường.
Bảng 2.10. Kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên tại trường ĐH NTT
TT Nội dung Cán bộ quản lý Giảng viên
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH
1
CBQL lập kế hoạch bồi dưỡng,
phát triển đội ngũ GV hàng năm 3.94 0.84 5 4 0.81 6
2
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng KN xây dựng giáo án điện tử, ứng dụng CNTT, sử dụng các phương tiện, phương pháp dạy học hiện đại giữa các GV trong tổ bộ môn
3.97 0.86 4 4.12 0.8 4
3 Tổ chức các buổi thảo luận, trao 3.94 0.80 5 4.12 0.73 4
đổi kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn cho GV
4
Tạo điều kiện để GV tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ trong và ngoài nhà trường
4.38 0.61 1 4.53 0.54 1
5
Tạo điều kiện, khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ ở các đơn vị điển hình trong và ngoài nước
4.06 0.76 3 4.19 0.79 2
6
Động viên GV tham gia viết bài báo khoa học về chuyên môn cho các tạp chí chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước
4.13 0.83 2 4.13 0.82 3
7
Kiểm tra, đánh giá việc vận dụng các kiến thức đã được bồi dưỡng vào thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của GV
3.97 0.69 4 4.10 0.82 5
Đánh giá chung 4.06 0.77 4.17 0.76
Qua kết quả khảo sát bảng 2.10 cho thấy:
Nội dung “Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng xây dựng giáo án điện tử, ứng dụng CNTT, sử dụng các phương tiện, PPDH hiện đại giữa các GV trong tổ bộ môn” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” với ĐTB lần lượt là 3.97 (ĐLC = 0.86) và 4.12 (ĐLC = 0.80), đồng xếp hạng 4. Ứng dụng CNTT, sử dụng các PPDH hiện đại vào quá trình giảng dạy là một trong nhiều phương pháp dạy học tiên tiến, hiệu quả. Thế nhưng, để phát huy tốt nhất tính năng của
CNTT vào từng bài giảng đòi hỏi đội ngũ GV phải có năng lực, trình độ, quá trình ứng dụng cũng đòi hỏi sự linh động, sáng tạo… của GV. Do đó nhà trường luôn chú trọng và thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng xây dựng giáo án điện tử, ứng dụng CNTT, sử dụng các PPDH hiện đại cho GV nhằm giúp GV tăng sự sáng tạo, linh hoạt trong quá trình xây dựng bài giảng và giảng dạy.
Nội dung “Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ trong và ngoài nhà trường” được CBQL và GV đánh giá cao nhất trong tất cả các nội dung ở mức “Rất đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.38 (ĐLC = 0.61) và 4.53 (ĐLC = 0.54) đồng xếp hạng 1. Nhà trường đã mở các lớp bồi dưỡng anh văn trình độ B1, B2 và tin học ứng dụng cơ bản tạo điều kiện cho GV bổ sung và nâng cao năng lực của mình trong quá trình giảng dạy, có thể thấy các khoa đã thực hiện rất tốt trong việc phân công, hỗ trợ và tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng do nhà trường tổ chức, làm cơ sở chuẩn hóa đội ngũ GV trong trường và giúp các GV trẻ đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng đào tạo trong nhà trường đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Nội dung “Tạo điều kiện, khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ ở các đơn vị điển hình trong và ngoài nước” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.06 (ĐLC = 0.76, xếp hạng 3) và 4.19 (ĐLC = 0.79, xếp hạng 2). Nhà trường tạo điều kiện, khuyến khích GV tham gia học tập nâng cao trình độ ở các đơn vị trong và ngoài nước, luôn có khoản kinh phí dự trù, ban hành các quy định về việc ràng buộc GV khi sử dụng tài chính của trường để nâng cao trình độ của bản thân và sẵn sàng phê duyệt cho GV đi nước ngoài học tập, tuy nhiên các điều kiện ràng buộc của nhà trường chưa đủ mạnh để GV quay về.
Nội dung “Động viên GV tham gia viết bài báo khoa học về chuyên môn cho các tạp chí chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.13 (ĐLC = 0.83, xếp hạng 2) và 4.13 (ĐLC = 0.82, xếp hạng 3). Trong những năm qua, trường ĐH NTT luôn coi giảng
dạy và NCKH là hai nhiệm vụ chủ yếu của GV, việc tham gia NCKH không chỉ là trách nhiệm mà còn góp phần khẳng định uy tín, năng lực của GV, do đó nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ GV được tham gia nhiều hình thức NCKH, luôn động viên GV tham gia viết bài báo khoa học về chuyên môn cho các tạp chí chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước, nhất là các hội thảo quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với các nhà khoa học khác để có cơ hội tham gia nghiên cứu tốt nhất giúp phát triển kỹ năng NCKH, tư duy sáng tạo, tích lũy được kinh nghiệm.
Nhìn chung, “thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” (mức 4) với ĐTB lần lượt là 4.06 (ĐLC = 0.77) và 4.17 (ĐLC = 0.76). Kết quả khảo sát cho thấy các khoa nói riêng và nhà trường nói chung đã tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng, động viên GV tham gia viết bài báo khoa học về chuyên môn cho các tạp chí chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như tạo điều kiện, khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ ở các đơn vị điển hình trong và ngoài nước còn nhiều bất cập trong quy chế, quy định và ràng buộc của trường, đồng thời việc KT-ĐG việc vận dụng các kiến thức đã được bồi dưỡng vào thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của GV chưa có những tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng.
2.5. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GV TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng các nội dung về hoạt động giảng dạy của GV và quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường ĐH NTT thì việc tìm hiểu thực trạng của các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giảng dạy của GV như bảng 2.11 và 2.12 có ý nghĩa rất lớn trong việc đề xuất các biện pháp giúp cho việc quản lý hoạt động giảng dạy của GV được hiệu quả hơn.