Khái niệm quản lý hoạt động giảng dạy của GV trường đại học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động giảng dạy của GV trường đại học

Quản lý là một khái niệm rộng và mang tính khái quát cao, nó ra đời khi con người biết gắn kết với nhau trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của chính mình. Từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý, cụ thể như sau:

Theo C. Mác: Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để có thể điều hòa những hoạt động của cá nhân và thực hiện các chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó.

Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng (tr.350)

H. Koontz khẳng định Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất (tr.33).

Theo Henry Fayol, 1841 - 1925 (được trích dẫn bởi Trần Khánh Đức, Dương Thị Hoàng Yến, Đỗ Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Huy, Lê Thanh Huyền, 2019) nghiên cứu của ông đã khẳng định: khi con người lao động hợp tác thì điều quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành. Ông đã đưa ra 14 nguyên tắc trong quản lý đó là: phân công lao động, quyền hạn, kỷ luật, thống nhất chỉ huy, thống nhất chỉ đạo, quyền lợi cá nhân phải phục tùng quyền lợi chung, tiền lương xứng đáng, tập trung hóa, sợi dây quyền hạn, trật tự, bình đẳng, ổn định đội ngũ, sáng kiến và tinh thần đồng đội….

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng (1998) (được trích dẫn bởi Trần Khánh Đức, Dương Thị Hoàng Yến, Đỗ Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Huy, Lê Thanh Huyền, 2019) thuật ngữ quản lý được định nghĩa “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ quan” hay” Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” (tr.36)

Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003) định nghĩa “Quản lý là chức năng và là hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (như sinh học, kỹ thuật, xã hội…) nhằm đảm bảo giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và đảm bảo thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó”

(tr.580)

Đặng Quốc Bảo (được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Nga, 2014) “Bản chất của hoạt động quản lý là làm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đã đặt ra và tiến đến các trạng thái có tính chất lượng mới” (tr.7).

Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng hoạt động quản lý là

“sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức đã đề ra” hay hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu đã đề ra của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” (tr.9).

Trên cơ sở kế thừa các quan điểm của các nhà khoa học, tác giả luận văn hiểu về quản lý như sau: Quản lý là quá trình tác động có ý thức, có tổ chức, có mục đích, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua hệ thống các quy tắc, quy luật cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh và các điều kiện nhất định.

1.2.2.2. Quản lý hoạt động giảng dạy

Theo Trần Kiểm (2004), quản lý hoạt động giảng dạy là một việc rất khó và phức tạp, người quản lý chủ yếu tập trung vào quản lý trực tiếp hoạt động giảng dạy

của giảng viên, qua đó quản lý gián tiếp đến hoạt động học, vì vậy việc cán bộ quản lý quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên phải vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.

Trần Thị Hiếu (được trích dẫn bởi Phạm Thị Thanh Dung, 2021) cho rằng, quản lý hoạt động giảng dạy là những tác động của chủ thể quản lý vào hoạt động giảng dạy được tiến hành bởi giảng viên, sinh viên và có sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của nhà trường.

(tr.21)

Lê Thị Vân (2016) cho rằng, trên thực tế giảng viên trước hết phải là người quản lý trực tiếp các hoạt động giảng dạy của mình như quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, quản lý lớp học…Những hoạt động này được giảng viên thực hiện nhằm đảm bảo quá trình dạy học diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả tốt.

Như vậy, từ những quan điểm trên có thể định nghĩa rằng quản lý hoạt động giảng dạy là quá trình mà người quản lý phải hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra, đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra.

1.2.2.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học

Theo Phạm Thị Hồng (2017), đưa ra quan điểm quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học là một sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên và các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động dạy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đề ra của nhà trường.

Nhận định của Đinh Thị Vân Anh (2014), cho rằng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thực chất là quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của giảng viên trên các phương diện như thực hiện nội dung, phương pháp giảng dạy và sử dụng hiệu quả các hình thức tổ chức giảng dạy theo quy định (tr.27)

Như vậy Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học được hiểu là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý đến quá trình

tổ chức thực hiện các hoạt động giảng dạy của giảng viên, nhằm đảm bảo cho hoạt động giảng dạy đạt được mục tiêu đã xác định. Đồng thời, để hoạt động giảng dạy có hiệu quả và chất lượng, cần phải quản lý tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Căn cứ vào điều 55 chương VIII của Luật Giáo dục Đại học 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên:

Giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo.

Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.

Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.

Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)