CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm thực hiện đúng, thực hiện đủ và hiệu quả nội dung của các chương trình giảng dạy mà GV và khoa đã xây dựng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Góp phần đổi mới PPGD theo hướng tích cực và phát huy được vai trò trung tâm, chủ động, sáng tạo của sinh viên.
Đánh giá được chất lượng giờ giảng của GV một cách khách quan, trung thực thông qua hoạt động dự giờ để có thể phát hiện được những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm, hạn chế còn tồn tại.
Đánh giá đúng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy, khả năng đứng lớp, quản lý lớp học của GV để có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể và không làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chung của khoa nói riêng và của nhà trường nói chung.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Tổ chức quán triệt quy định, quy chế và nâng cao nhận thức cho CBQL, GV hiểu đúng vai trò và tầm quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại giờ giảng của GV.
Thường xuyên theo dõi việc thực hiện hoạt động giảng dạy của GV có đúng,
đủ thời lượng môn học, lịch trình, tiến độ dạy học, lịch nghỉ, lịch dạy bù của GV.
Xây dựng phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của GV cụ thể, rõ ràng, tránh đánh giá câu nệ, thiếu công bằng và khách quan.
Tổ chức rút kinh nghiệm ngay sau dự giờ để GV kịp thời khắc phục những tồn đọng trong giờ giảng. Quán triệt được tinh thần khoa học, thẳng thắn trong đánh giá, nhận xét giờ dạy của GV, phân tích giờ giảng theo hướng đổi mới PPGD, phát huy được sự chủ động và tích cực của SV.
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện
Để giúp CBQL, GV hiểu đúng vai trò và tầm quan trọng trong việc thực hiện công tác giảng dạy, đánh giá và xếp loại giờ giảng của GV, nhà trường cần xây dựng các quy định, quy chế và phổ biến rộng rãi, quán triệt cho CBQL, GV toàn trường trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của khoa, thông qua các trang tin tức của trường để có cơ sở pháp lý thực hiện nghiêm các quy định trong công tác thực hiện hoạt động giảng dạy và xử lý các trường hợp GV quy phạm.
Đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng nội dung đã được biên soạn trong kế hoạch giảng dạy và bám sát mục tiêu chung của môn học, đảm bảo về mặt nội dung cũng như chất lượng giảng dạy. Thường xuyên theo dõi việc thực hiện hoạt động giảng dạy của GV có đúng, đủ thời lượng môn học, lịch trình, tiến độ dạy học, lịch nghỉ, lịch dạy bù của GV.
Xây dựng, bổ sung các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện bắt buộc trong phiếu đánh giá giờ giảng của GV, trong các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá mới phải tập trung vào việc đảm bảo mục tiêu, nội dung, đổi mới PPGD, đồng thời phải có sự ràng buộc lẫn nhau để khi đánh giá đảm bảo được tính chặt chẽ, chính xác tránh đánh giá câu nệ, thiếu công bằng và khách quan.
Tổ chức các hoạt động dự giờ buổi giảng dạy của GV và tổ chức rút kinh nghiệm sau các buổi dự giờ để GV có thể thấy được những ưu điểm để phát huy và khắc phục những điểm còn tồn tại, đồng thời thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm
của mình khi tham gia vào công tác giảng dạy.
Phòng thanh tra phối hợp với Khoa theo dõi việc thực hiện giảng dạy có đúng và đủ thời lượng của các môn học, lịch trình, tiến độ giảng dạy của GV, thường xuyên kiểm tra các hoạt động lên lớp của GV, lịch dạy bù, dạy thay để quản lý được việc thực hiện công tác giảng dạy và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy của GV.
3.2.2.4. Điều kiện của biện pháp
Cán bộ quản lý khoa, tổ bộ môn phải đi sâu sát, có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức dự giờ, đánh giá, nghiêm túc khắc phục những điểm tồn đọng sau dự giờ
Lãnh đạo Khoa, lãnh đạo nhà trường cần lắng nghe ý kiến đề xuất và cho phép điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn, các tiêu chí vào phiếu đánh giá dự giờ để kết quả đánh giá được chắc chẽ và khách quan hơn.
Giảng viên cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới PPGD, phối hợp với nhau để khắc phục những hạn chế.
Có sự phối hợp chắc chẽ giữa Khoa và các phòng ban trong Nhà trường trong việc quản lý công tác giảng dạy của GV.
3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của giảng viên về KQHT của sinh viên
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Đánh giá KQHT của sinh viên không chỉ là công cụ dùng để đo năng lực học tập, khả năng tiếp thu bài giảng của SV, phản ánh đúng trình độ của SV hiện tại mà còn là cơ sở để Khoa đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, xếp loại thi đua GV sau khi kết thúc môn học.
KQHT của SV là cơ sở để GV nhìn nhận, thay đổi phương pháp, thay đổi nội dung và hình thức, phương tiện giảng dạy giúp SV hình thành nên thái độ học
tập tích cực, chủ động, thúc đẩy động cơ học tập và giúp cho quá trình học của SV đạt được hiệu quả hơn.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
GV sử dụng kết hợp, linh hoạt các phương pháp đánh giá truyền thống và phương pháp đánh giá thực tiễn căn cứ vào mục tiêu của môn học.
Nhà trường, các Khoa xây dựng quy trình đánh giá điểm quá trình của SV một cách chặt chẽ và bao quát, tránh các tình trạng tiêu cực xảy ra.
Khoa thường xuyên có kế hoạch theo dõi, kiểm tra các phương pháp kiểm tra đánh giá KQHT của SV mà GV sử dụng, tổ chức tổng kết, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học sau khi áp dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT mới của GV từ đó rút kinh nghiệm và có biện pháp cải tiến để mang lại hiệu quả cao nhất.
Xử lý nghiêm khắc, triệt để các trường hợp GV vi phạm công tác chấm thi, hạn chế những tiêu cực xảy ra.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện
Cải tiến công tác quản lý việc kiểm tra - đánh giá KQHT của SV, vận dụng nhiều hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau, kết hợp, linh hoạt các phương pháp đánh giá truyền thống và phương pháp đánh giá thực tiễn căn cứ vào mục tiêu của môn học để đánh giá đúng năng lực học tập của SV như: trắc nghiệm khách quan, tiểu luận, tự luận, vấn đáp, kỹ năng thực hành, làm bài nhóm, trong đó tăng cường công tác vấn đáp và trắc nghiệm khách quan.
Trong quá trình thực hiện giảng dạy trên lớp, GV cần kết hợp giảng dạy kiến thức mới và đặt ra các tình huống để SV tự nghiên cứu, trình bày và GV đánh giá phần tự nghiên cứu của SV như một bài kiểm tra.
Xây dựng quy trình đánh giá điểm quá trình của SV một cách chặt chẽ và bao quát bao gồm: Chuẩn bị đánh giá, ngân hàng đề thi, tổ chức thi, kiểm tra, chấm bài thi, kiểm tra, nguyên cứu và phân tích kết quả thi.
Thực hiện nghiêm túc quy định, quy chế về kiểm tra - đánh giá, thực hiện đủ và đúng số bài kiểm tra và thi các học phần. Đảm bảo GV chấm điểm một cách công bằng, khách quan, giúp cho GV điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy phù hợp sau đánh giá KQHT của SV. Đồng thời kích thích sự chủ động, tính tích cực và tự giác học tập của SV.
Ban hành các quy định, quy chế, xử lý nghiêm khắc, triệt để các trường hợp GV vi phạm công tác chấm thi, hạn chế những tiêu cực xảy ra, đảm bảo tính chính xác, khách quan, an toàn, thuận lợi hợp quy chuẩn của hội đồng thi trong quá trình tổ chức, kiểm tra, giám sát thi.
3.2.3.4. Điều kiện của biện pháp
Để thực hiện tốt và có chất lượng trong công tác kiểm tra đánh giá của GV về KQHT của SV, nhà trường cần phải xây dựng được quy định, quy chế rõ ràng, cụ thể, khách quan từ khâu giảng dạy đến khâu ra đề thi, tổ chức thi và chấm điểm.
Xây dựng quy chế xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của nhà trường trong công tác kiểm tra, đánh giá KQHT của SV.
Khoa quản lý đề cương, đề thi, đáp án của GV một cách chặt chẽ, phối hợp với Trung tâm Khảo thí đảm bảo thực hiện đúng quy trình ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi, đảm bảo bảo mật an toàn và tuyệt đối của đề thi.
Cán bộ quản lý, GV cần nêu cao tinh thần chủ động, tích cực và trách nhiệm, thay đổi các phương pháp kiểm tra đánh giá để đánh giá toàn diện được SV sau khi kết thúc môn học, đồng thời rút kinh nghiệm, khắc phục cho những điểm hạn chế còn tồn tại.