Biện pháp 1: Cải tiến quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 113)

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

3.2.1. Biện pháp 1: Cải tiến quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm công khai các công tác chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy của GV trong từng học kỳ, từng năm học tạo sự chủ động trong việc phân công giảng dạy của GV, đồng thời giúp GV và sinh viên chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế

hoạch học tập thực hiện theo chương trình đào tạo đã ban hành.

Đảm bảo việc xây dựng chương trình đào tạo, ĐCCT môn học, kế hoạch giảng dạy của giảng viên được thực hiện đúng quy định, phù hợp với yêu cầu phát triển của Khoa, của nhà trường và xã hội.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Bổ sung các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện tiên quyết và bắt buộc trong đánh giá bài giảng, kế họach giảng dạy của GV làm cơ sở để CBQL đánh giá một cách khách quan, đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng đồng thời phát huy được vai trò và trách nhiệm của GV khi tham gia vào công tác chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy của mình.

Giảng viên khi tham gia xây dựng bài giảng ngoài việc thực hiện theo quy định chương trình khung của Bộ, có điều chỉnh để đáp ứng với mục tiêu và phù hợp với đặc trưng của Khoa và Nhà trường thì cần phải tham khảo CTĐT của các trường đại học khác trong và ngoài nước để có sự cân đối giữa khối lượng kiến thức lý thuyết và thực hành.

Giảng viên khi xây dựng kế hoạch giảng dạy, chọn giáo trình, biên soạn nội dung, lựa chọn PPGD phù hợp, yêu cầu đối với SV rõ ràng trong từng bài giảng, đồng thời GV cũng phải liên tục cập nhật những kiến thức chuyên môn mới phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp vào nội dung bài giảng là điều rất cần thiết và quan trọng.

Trước khi xây dựng chương trình, kế hoạch bài giảng các khoa, tổ bộ môn phải phối hợp cùng với GV thống nhất được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy cho từng bài giảng.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

Xây dựng các tiêu chuẩn, các tiêu chí điều kiện tiên quyết, điều kiện bắt buộc trong đánh giá bài giảng, kế hoạch giảng dạy của GV nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng. Các tiêu chuẩn, tiêu chí mới phải tập trung vào việc đảm bảo thực hiện

đúng mục tiêu, nội dung đã đề ra và đổi mới PPGD, phù hợp với yêu cầu của nhà trường và quy định của Bộ GDĐT.

Các khoa lên kế hoạch giảng dạy của học kỳ và năm học, kế hoạch cần phải thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, họp thống nhất giữa các GV trong tổ bộ môn và phê duyệt từ lãnh đạo khoa để giúp cho hoạt động dạy học trở nên hiệu quả hơn.

Lên kế hoạch giảng dạy cụ thể cho từng hoạt động chuyên môn giữa học lý thuyết và thực hành tạo điều kiện cho GV và SV chủ động trong việc lập kế hoạch dạy - học và các khoa có thể cân đối phòng học tránh tình trạng thiếu hoặc thừa phòng học trong một ngày.

Kế hoạch đào tạo của khoa trong học kỳ được thông báo đến tập thể GV trong khoa để tất cả GV đều nắm được kế hoạch và cùng nhau thực hiện tốt kế hoạch mà khoa đã đề ra.

Các khoa bổ sung thêm vào chương trình giảng dạy các chuyên đề tự chọn mang tính thời sự, các kỹ năng mềm cho SV nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và nhà tuyển dụng, những chuyên đề, nội dung giảng dạy sẽ giúp cho SV tiếp cận được với những chuyển biến, những tác động của các hoạt động xã hội, từ đó có cách nhìn nhận và nâng cao ý thức theo hướng tích cực giúp SV có thể thích nghi nhanh với môi trường làm việc mới, linh hoạt, chủ động và sáng tạo.

Lãnh đạo khoa, phòng QLĐT duyệt giáo trình và đề cương chi tiết môn học do GV biên soạn trước khi ban hành để đảm bảo được sự thống nhất và liên thông giữa các chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo, đề cương chi tiết, giáo trình tài liệu của các ngành trong khoa phải được rà soát, cải tiến định kỳ, 2 năm hoặc 5 năm một lần để cập nhật và bổ nhằm đảm bảo tính thời sự và tính phát triển của môn học.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt và có chất lượng trong việc cải tiến công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên nhà trường cần xây dựng các văn bản, quy định cụ

thể kiểm tra việc chuẩn bị giảng dạy của GV, quy định rõ các yêu cầu về việc lập kế hoạch, xây dựng ĐCCT môn học, xây dựng bài giảng đầy đủ khối lượng, nội dung kiến thức trong chương trình của môn học đó, ban hành và phổ biến rộng rãi trong nhà trường, các khoa để toàn bộ GV nắm thông tin, quy định và chấp hành thực hiện nghiêm túc.

Có hình thức xử lý trường hợp các GV thực hiện sai quy định của nhà trường trong công tác chuản bị cho hoạt động giảng dạy.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)