Thực trạng quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.4.1. Thực trạng quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành

2.4.1. Thực trạng quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Hoạt động quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV bao gồm:

quản lý GV xây dựng ĐCCT, soạn nội dung bài giảng, soạn tài liệu, PPGD phù hợp.

Đánh giá đúng “thực trạng quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV”

như kết quả tại bảng 2.7 sẽ giúp CBQL kịp thời điều chỉnh những nội dung quản lý chưa phù hợp từ đó cải thiện góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng đào tạo của nhà trường.

Nội dung “Xây dựng các quy định, hướng dẫn về việc xây dựng ĐCCT, lập kế hoạch giảng dạy” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.44 (ĐLC = 0.56, xếp hạng 1) và 4.28 (ĐLC = 0.63, xếp hạng 3). Cho thấy việc quản lý khâu GV biên soạn ĐCCT rất thuận lợi vì nhà trường đã ban hành những quy định bắt buộc đối với GV và ban hành bộ biểu mẫu ĐCCT để tạo nên sự thống nhất giữa các GV và các khoa trong trường. Đồng thời đề cương của mỗi học

phần do GV biên soạn đều phải được phê duyệt từ Trưởng bộ môn, Trưởng khoa, BGH nhà trường, vì thế các khoa thực hiện khá nghiêm túc quy trình này.

Bảng 2.7. Kết quả quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường ĐH NTT

TT Nội dung Cán bộ quản lý Giảng viên

ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH

1

Lập kế hoạch rõ ràng các công tác chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy trước mỗi học kỳ theo quy định của Trường

4.28 0.63 3 4.28 0.57 3

2

Lập kế hoạch phân công giảng

dạy phù hợp cho GV trong khoa 4.38 0.55 2 4.30 0.65 2

3

Xây dựng quy định, hướng dẫn về việc xây dựng ĐCCT, lập kế hoạch giảng dạy

4.44 0.56 1 4.28 0.63 3

4

CBQL nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức môn học do Khoa, Bộ môn đảm nhiệm

4.25 0.57 4 4.24 0.64 4

5

Chỉ đạo Bộ môn thống nhất các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy trong từng bài giảng

3.81 0.69 6 3.94 0.85 7

6

Xây dựng lịch trình giảng dạy, thiết kế bài giảng, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại bài giảng để phổ biến đến GV và

3.72 0.73 7 4.00 0.76 6

thống nhất cách thức thực hiện

7

Quản lý việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy, TLTK, phương pháp và phương thức tổ chức giảng dạy của GV

4.09 0.69 5 4.17 0.79 5

8

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, phê duyệt ĐCCT môn học, các kế hoạch giảng dạy của GV

4.28 0.58 3 4.34 0.65 1

Đánh giá chung 4.16 0.63 4.19 0.69 Nội dung “CBQL nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức môn học mà Khoa, Bộ môn đảm nhiệm” được CBQL và GV đánh giá ở mức

“Rất đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.25 (ĐLC = 0.57) và 4.24 (ĐLC = 0.64) đồng xếp hạng 4. Như vậy, việc GV nắm vững được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức môn học mà khoa, bộ môn đảm nhiệm sẽ giúp cho CBQL có cái nhìn bao quát, tổng quan hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo năm học từ đó triển khai đúng trọng tâm, cụ thể, rõ ràng mục tiêu của môn học, kịp thời định hướng, điều chỉnh nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức để đạt được mục tiêu của môn học, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của nhà trường.

Nội dung “Xây dựng lịch trình giảng dạy, thiết kế bài giảng, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại bài giảng để phổ biến đến GV và thống nhất cách thực hiện” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” với ĐTB lần lượt là 3.72 (ĐLC = 0.73, xếp hạng 7) và 4.00 (ĐLC = 0.76, xếp hạng 6). Qua trao đổi với Cán bộ quản lý (CBQL2) được biết “Các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại bài giảng của GV được thực hiện theo quy định của nhà trường và được P. QLĐT xây dựng, ban hành. Đối với Khoa, lãnh đạo khoa thường xuyên chỉ đạo cho Chủ nhiệm bộ môn kiểm tra, rà soát và góp ý chỉnh sửa để hoàn thiện, đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu mà nhà trường, chứ ở khoa không có các quy định, tiêu chuẩn đánh giá,

xếp loại cụ thể mà chỉ phổ biến các quy định từ P.QLĐT đến GV, thống nhất cách thức thực hiện để GV có được sự chuẩn bị tốt nhất, do đó việc đánh giá, xếp loại bài giảng ở khoa chỉ mang tính tương đối”.

Nội dung “Quản lý việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo, phương pháp và phương thức tổ chức giảng dạy của GV” được CBQL và GV nhất trí, đánh giá ở mức “Khá đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.09 (ĐLC = 0.69) và 4.17 (ĐLC = 0.79) đồng xếp hạng 5. Khi thực hiện xây dựng ĐCCT, GV phải thể hiện được danh mục TLTK, tài liệu giảng dạy, đồng thời thể hiện rõ các phương pháp và phương thức GV lựa chọn để giảng dạy môn học đó, công tác này được nhà trường quy định cụ thể trong quy chế đào tạo tại trường. Chủ nhiệm bộ môn và lãnh đạo khoa sau khi thông qua và phê duyệt đề cương của GV sẽ tiến hành thống kê các tài liệu cần có trong quá trình giảng dạy và gửi đến Thư viện của trường để cập nhật, bổ sung tạo điều kiện cho SV dễ dàng tìm kiếm và sử dụng trong quá trình học tập.

Nội dung “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, phê duyệt ĐCCT môn học, các kế hoạch giảng dạy của GV” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.28 (ĐLC = 0.58, xếp hạng 3) và 4.34 (ĐLC = 0.65, xếp hạng 1).

Như vậy, có thể nhận định rằng, tại các khoa, công tác kiểm tra, đánh giá, phê duyệt ĐCCT môn học, kế hoạch giảng dạy của GV được thực hiện chặt chẽ và bài bản giúp cho GV xây dựng tốt bài giảng, dự phòng được các trường hợp phát sinh khi thực giảng trên lớp để từ đó kịp thời xử lý, tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy của GV trên lớp đạt được hiệu quả cao hơn.

Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy “Thực trạng quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV” tại trường ĐH NTT được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” (mức 4) với ĐTB lần lượt là 4.16 (ĐLC = 0.63) và 4.19 (ĐLC = 0.69). Trong đó đạt được những kết quả như Lập kế hoạch rõ ràng các công tác chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy trước mỗi học kỳ theo quy định, lập kế hoạch phân công giảng dạy phù hợp cho GV, xây dựng các quy định, hướng dẫn về việc xây dựng ĐCCT, lập kế hoạch giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số hạn

chế cần khắc phục như các khoa cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá bài giảng, kế hoạch giảng dạy một cách chính xác và khách quan hơn, tạo động lực cho GV phấn đấu, đồng thời cần làm tốt việc thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy cho từng bài giảng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)