CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.4.2. Thực trạng quản lý công tác thực hiện giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Quản lý công tác thực hiện giảng dạy của GV thực chất là quản lý việc GV thực hiện sự phân công giảng dạy, thực hiện nề nếp giảng dạy theo TKB của trường, của khoa, thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy trên lớp theo ĐCCT môn học đã ban hành, hoạt động này quyết định trực tiếp đến khả năng tiếp thu bài học, hiệu quả học tập của SV. Việc đánh giá đúng “Thực trạng quản lý công tác thực hiện giảng dạy của giảng viên” như bảng 2.8 là vô cùng cần thiết, giúp CBQL phát hiện và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng trong quá trình quản lý, góp phần hoàn thành mục tiêu dạy học chung của nhà trường.
Bảng 2.8. Kết quả quản lý công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường ĐH NTT
TT Nội dung Cán bộ quản lý Giảng viên
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH
1
Lập kế hoạch năm học của khoa, của trường và định mức giờ giảng của GV theo quy định
4.22 0.66 3 4.42 0.62 1
2
Trưởng khoa có kế hoạch phân
công giảng dạy phù hợp 4.25 0.72 2 4.16 0.79 6
3
Trưởng bộ môn nắm rõ TKB và
kế hoạch giảng dạy của GV 4.19 0.69 4 4.12 0.78 7 4
Quản lý việc GV thực hiện theo
sự phân công, thực hiện nề nếp 4.34 0.55 1 4.39 0.59 2
giảng dạy theo TKB của trường, của khoa
5
Có kế hoạch dự giờ cụ thể và thông báo cho GV ít nhất 01 tuần trước khi dự giờ
3.75 0.76 11 4.04 0.80 10
6
Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình giảng dạy các học phần của GV
4.13 0.55 7 4.11 0.79 8
7
Đánh giá GV thực hiện tiến độ giảng dạy thông qua sổ lên lớp theo đúng tiêu chí, tiêu chuẩn quy định của nhà trường
4.06 0.62 9 4.06 0.84 9
8
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV trong việc lựa chọn và sử dụng PPGD trong dạy học.
4.16 0.57 6 4.18 0.82 4
9
Chú trọng phân tích sư phạm theo hướng đổi mới PPGD, quán triệt quan điểm dạy học
“Lấy người học làm trung tâm”
3.84 0.85 10 4.19 0.79 3
10
Quản lý nề nếp lên lớp và sử dụng kết quả thực hiện nề nếp lên lớp của GV trong đánh giá, xếp loại GV
3.75 0.76 11 3.99 0.85 11
11
Định kỳ kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV trên lớp
4.09 0.64 8 4.12 0.80 7
12
Tổ chức góp ý, đánh giá, rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn đọng sau dự giờ
4.18 0.59 5 4.16 0.87 5
Đánh giá chung 4.08 0.66 4.16 0.78 Qua kết quả khảo sát bảng 2.8 cho thấy:
Nội dung “Lập kế hoạch năm học của khoa, kế hoạch của trường và định mức giờ giảng dạy của GV theo quy định” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.22 (ĐLC = 0.66, xếp hạng 3) và 4.42 (ĐLC = 0.62, xếp hạng 1). Như vậy, việc thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho việc KT-ĐG, giám sát và quản lý giờ giảng, nội dung, tiến độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV được sâu sát, kỹ lưỡng và góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV.
Nội dung “Trưởng khoa có kế hoạch phân công giảng dạy phù hợp cho GV trong khoa” được CBQL đánh giá ở mức “Rất đồng ý” với ĐTB là 4.25 (ĐLC = 0.72, xếp hạng 2) và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” với ĐTB là 4.16 (ĐLC = 0.79, xếp hạng 6). Như vậy, lãnh đạo khoa đã nắm rõ được năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của GV trong quá trình thực hiện phân công giảng dạy.
Điều này giúp cho việc phân công được đúng người đúng việc, phù hơp với từng trình độ chuyên môn, năng lực, phát huy được sở trường của mỗi GV và khích lệ tinh thần của từng GV trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
Ở nội dung “Quản lý GV thực hiện theo sự phân công, thực hiện nề nếp giảng dạy theo TKB của trường, của khoa” được CBQL và GV đánh giá cao nhất trong tất cả các nội dung ở mức “Rất đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.34 (ĐLC = 0.55, xếp hạng 1) và 4.39 (ĐLC = 0.59, xếp hạng 2). Kết quả này chứng tỏ lãnh đạo khoa đã thực hiện quản lý chặt chẽ việc GV thực hiện theo sự phân công giảng dạy đã được khoa, nhà trường phê duyệt, đồng thời GV cũng có ý thức nghiêm túc thực hiện nội dung này theo đúng quy định của nhà trường.
Nội dung “Đánh giá GV thực hiện tiến độ giảng dạy thông qua sổ lên lớp
theo đúng tiêu chí, tiêu chuẩn quy định của nhà trường” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.06 (ĐLC = 0.62, xếp hạng 9) và 4.06 (ĐLC = 0.84, xếp hạng 9). Qua trao đổi với cán bộ quản lý (CBQL2) được biết:
Nhà trường đã ban hành các quy định, biểu mẫu đánh giá dự giờ nên việc đánh giá GV thực hiện tiến độ giảng dạy được thực hiện theo đúng mẫu quy định và dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí có sẵn. Tuy nhiên, kết quả đánh giá chưa thật sự chính xác, khách quan, kết quả đánh giá thường cao hơn so với thực tế giảng dạy của GV vì đa phần các GV trẻ còn ê ngại, sợ mất lòng nên thường tránh né nhận xét, đánh giá khuyết điểm đối với các GV lâu năm, có kinh nghiệm giảng dạy và việc nhận xét các ưu khuyết điểm của GV trong phiếu đánh giá thường sơ sài, đại khái không nhận xét cụ thể để GV rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình.
Nội dung “Phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV trong việc lựa chọn và sử dụng PPGD” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.16 (ĐLC = 0.57, xếp hạng 6) và 4.18 (ĐLC = 0.82, xếp hạng 4). Các khoa giao toàn bộ quyền lựa chọn và sử dụng PPDH cho GV, luôn khuyến khích GV tìm tòi, đổi mới và áp dụng các PPDH tích cực vào trong quá trình dạy học phù hợp với từng nội dung và đối tượng giảng dạy. Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH tích cực đòi hỏi GV phải dành nhiều thời gian, công sức tìm tòi và áp dụng trong thực tế giảng dạy, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ giảng dạy cũng như CTĐT, nên thật sự chưa mang lại kết quả rõ rệt.
Nội dung “Chú trọng phân tích sư phạm theo hướng đổi mới PPGD, quán triệt quan điểm dạy học “Lấy người học làm trung tâm”” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” với ĐTB lần lượt là 3.84 (ĐLC = 0.85, xếp hạng 10) và 4.19 (ĐLC = 0.79, xếp hạng 3). Như vậy, sau khi tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm, các khoa chủ yếu đánh giá và phân tích giờ giảng của GV dựa trên các nội dung như công tác chuẩn bị kế hoạch bài giảng, nội dung, mục tiêu, tác phong sư phạm của GV, tuy nhiên chưa chú trọng đến việc phân tích giờ giảng theo hướng đổi mới
PPGD tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của SV. Các khoa cần tập trung đẩy mạnh đổi mới PPGD trong toàn trường, có như vậy mới phù hợp với thời đại, phát huy được tối đa vai trò trung tâm của người học.
Nội dung “Quản lý nề nếp lên lớp và sử dụng kết quả thực hiện nề nếp lên lớp của GV trong đánh giá, xếp loại chất lượng GV” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” với ĐTB lần lượt là 3.75 (ĐLC = 0.76, xếp hạng 11) và 3.99 (ĐLC = 0.85, xếp hạng 11). Việc quản lý nề nếp lên lớp của GV ở các khoa hiện nay chủ yếu dựa vào hoạt động kiểm tra, theo dõi lớp học của bộ phận Thanh tra của trường và phản hồi của SV, điều này chứng tỏ rằng nhà trường, lãnh đạo khoa chưa thực sự làm tốt vấn đề quản lý nề nếp lên lớp của GV, vẫn còn tình trạng GV lên lớp muộn, trống tiết không lý do.
Nội dung “Tổ chức góp ý, đánh giá, rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn tại sau dự giờ” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” với ĐTB lần lượt là 4.18 (ĐLC = 0.59, xếp hạng 5) và 4.16 (ĐLC = 0.87, xếp hạng 5). Việc tổ chức rút kinh nghiệm, đưa ra các biện pháp khắc phục những tồn tại sau dự giờ của GV được CBQL thực hiện thường xuyên bài bản trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn, đa số những tồn tại này đều được GV khắc phục sau khi được góp ý, tuy nhiên, việc khắc phục các điểm còn tồn tại của một số GV chưa triệt để vì vậy Chủ nhiệm bộ môn phải tổ chức dự giờ lại cho đến khi các tồn tại được khắc phục.
Như vậy, “Thực trạng quản lý công tác thực hiện giảng dạy của giảng viên”
tại trường ĐH NTT được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá đồng ý” (mức 4) với ĐTB lần lượt là 4.08 (ĐLC = 0.66) và 4.16 (ĐLC = 0.78). Qua kết quả khảo sát cho thấy CBQL và GV đã nắm rõ TKB và kế hoạch giảng dạy của GV, thực hiện theo sự phân công giảng dạy dựa trên TKB của trường, của khoa, tổ chức góp ý, đánh giá, rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn tại sau dự giờ. Tuy nhiên, các khoa cần khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy của GV nhằm giúp hoạt động giảng dạy có hiệu quả hơn.