Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.3.4. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên nhằm giúp giảng viên bổ sung, cập nhật những kiến thức mới về chuyên môn theo chuyên ngành và trình độ đào tạo; yêu cầu của nhiệm vụ năm học và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức danh giảng viên, đồng thời giúp nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học, năng lực tổ chức, quản lý các hoạt động của sơ sở giáo dục đại học và giúp nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, lương tâm nghề nghiệp đối với giảng viên (Theo điều 2, chương I thông tư 20/2013/TT-BGDĐT Ban hành quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, tr.3).

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng cao của người học và xã hội, giảng viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy bằng cách tự bồi dưỡng hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng trong và ngoài nhà trường.

Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên cũng là một trong những hoạt động quan trọng của các trường đại học, giảng viên chính là những hình mẫu chuẩn mực cho sinh viên noi theo không phải chỉ ở năng lực chuyên môn mà trước hết phải ở đạo đức, lối sống, tác phong và văn hóa giao tiếp ứng xử. Ngày nay trong quá trình hội nhập kinh tế và tri thức, đội ngũ các nhà giáo, với những yêu cầu cao cả về năng lực chuyên môn cũng như sự hoàn thiện nhân

cách đáp ứng những chuẩn mực đạo đức của nghề giáo. Đội ngũ giảng viên phải không ngừng đổi mới PPGD; cập nhật kiến thức khoa học hiện đại để phát triển năng lực giảng dạy và các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm của bản thân vì đó là những năng lực quan trọng.

Ngoài việc nắm vững các kiến thức chuyên sâu của môn học mà các giảng viên phụ trách, giảng viên còn phải biết cách sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học đại học hiện đại, đồng thời cần tìm hiểu, nắm bắt một cách nhanh chóng, kịp thời những đổi mới trong nội dung, chương trình dạy học, thường xuyên tự học, tự nghiên cứu và tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ của bản thân.

Nhà trường thường xuyên tổ chức, tạo cơ hội cho giảng viên tham gia học tập, trao đổi kiến thức, chuyên môn với các đơn vị, trường đại học khác nhằm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kĩ năng, thái độ làm việc để giảng viên, thực hiện các công việc chuyên môn được giao một cách tốt hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của Nhà trường, của Khoa và của sinh viên. Đồng thời trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện PPGD hiện đại, tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển Giáo dục - Đào tạo trong tình hình mới, nắm bắt một cách nhanh chóng và kịp thời những đổi mới trong công tác giảng dạy, trong nội dung giảng dạy, chương trình dạy học, chú trọng việc dạy học theo nhóm, tổ chức các hoạt động thực hành, rèn luyện kỹ năng của sinh viên, tạo cơ hội cho giảng viên được giao lưu trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm dạy học.

1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Theo Đặng Bá Lãm và Phạm Thành Nghị (1999), quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học bao gồm các nội dung: 1) Quản lý việc lập kế hoạch và phân công giảng dạy; 2) Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của GV; 3) Quản lý việc biên soạn đề cương, bài giảng và chuẩn bị giờ lên lớp; 4) Quản lý giờ lên lớp của GV; 5) Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá.

Theo Hà Thị Ngọc Thương (2012), xác định rằng có bảy nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm: 1) Quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy; 2) Quản lý phân công giảng dạy; 3) Quản lý công tác chuẩn bị kế hoạch giảng dạy; 4) Quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy; 5) Quản lý đổi mới PPGD, sử dụng phương tiện giảng dạy của giảng viên; 6) Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên; 7) Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá KQHT của giảng viên đối với sinh viên.

Võ Thị Tình (2012), cho rằng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm: 1) Quản lý việc chuẩn bị hoạt động dạy học; 2) Quản lý việc lên lớp của giảng viên; 3) Quản lý việc kiểm tra, đánh giá KQHT của sinh viên; 4) Quản lý việc sinh hoạt chuyên môn của Khoa, bộ môn.

Nguyễn Thị Nga (2014), cho rằng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm: 1) Quản lý việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy cho giảng viên; 2) Quản lý việc thiết kế bài giảng và chuẩn bị lên lớp của giảng viên; 3) Quản lý việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy của giảng viên; 4) Quản lý việc cải tiến nội dung, PPGD của giảng viên; 5) Quản lý việc kiểm tra, đánh giá KQHT của sinh viên; 6) Giám sát sinh hoạt khoa học, tổ chức chuyên môn của giảng viên; 7) Quản lý việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Theo Phạm Thị Hồng (2017), quản lý hoạt động của giảng dạy đó là: 1) Quản lý việc chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên, 2) Quản lý việc thực hiện giảng dạy của giảng viên, 3) Quản lý việc kiểm tra, đánh giá của giảng viên về KQHT của sinh viên.

Phạm Thị Thanh Dung (2021), cho rằng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm các nội dung: 1) Quản lý công tác phân công giảng dạy của giảng viên; 2) Quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy của giảng viên; 3) Quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên; 4) Quản lý đổi mới PPGD; 5) Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của giảng viên đối với sinh viên; 6) Quản lý công tác bồi dưỡng giảng viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)