CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GV TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3.2. Thực trạng thực hiện hoạt động giảng dạy của GV trường đại học
dạy được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, cần phải đánh giá đúng thực trạng thực hiện hoạt động giảng dạy của GV.
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên trường ĐH NTT
TT Nội dung Cán bộ quản lý Giảng viên Sinh viên ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH
1
GV thông báo rõ ràng ĐCCT môn học ở buổi đầu tiên gồm: mục tiêu, nội dung, TLTK, hình thức và các tiêu chí đánh giá KQHT SV.
4.28 0.73 6 4.35 0.64 8 3.76 0.69 8
2
Đảm bảo giảng dạy theo đúng nội dung, phương pháp, hình thức theo ĐCCT đã ban hành
4.47 0.62 1 4.63 0.50 1 4.09 0.71 4
3
GV thực hiện đúng quy định về nhiệm vụ giảng dạy, đảm bảo dạy đủ số tiết đã được phân công, thực hiện đúng TKB của môn học, lên lớp đúng giờ
4.25 0.57 7 4.47 0.55 5 4.08 0.77 5
4
Mục tiêu môn học được thể hiện rõ ràng trong từng bài giảng của giảng viên
4.41 0.50 3 4.59 0.51 2 4.14 0.78 3
5
GV sử dụng hiệu quả
thời gian GD trên lớp 4.44 0.56 2 4.47 0.52 5 3.90 0.80 7
6
GV tổ chức dạy học một cách lôi cuốn, sinh động, liên hệ nội dung giảng dạy với thực tiễn
4.25 0.51 7 4.44 0.53 7 3.98 0.71 6
7
Quá trình giảng bài thể hiện đầy đủ khối lượng kiến thức cơ bản; bảo đảm tính KH, trọng tâm; lý luận gắn với thực tiễn; kết cấu bài giảng logic, KH, chặt chẽ; thực hiện đúng mục tiêu của bài giảng.
4.44 0.50 2 4.50 0.54 3 4.18 0.70 2
8
GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với từng đối tượng SV, ứng dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy
4.34 0.60 5 4.49 0.52 4 4.21 0.67 1
9
GV có ngôn ngữ nói, trang phục, tư thế giảng dạy, cử chỉ phù hợp với môi trường sư phạm
4.38 0.55 4 4.46 0.57 6 4.18 0.64 2
Đánh giá chung
4.36 0.57 4.49 0.54 4.06 0.72 Với nội dung “Đảm bảo GD theo đúng các nội dung, phương pháp, hình
thức theo ĐCCT đã ban hành” được CBQL và GV đồng nhất đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” xếp hạng 1, cao nhất trong các nội dung được đánh giá với ĐTB lần lượt là 4.47 (ĐLC = 0.62), 4.63 (ĐLC = 0.50) và được SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” với ĐTB là 4.09 (ĐLC = 0.71, xếp hạng 4). Như vậy, GV các khoa đã đảm bảo việc dạy học theo đúng các nội dung, phương pháp và hình thức theo ĐCCT môn học đã ban hành từ đó cung cấp cho SV cái nhìn tổng quan và bao quát về nội dung bài giảng.
Việc “Mục tiêu của môn học được thể hiện rõ trong từng bài giảng của GV”
được CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.41 (ĐLC = 0.50, xếp hạng 3), 4.59 (ĐLC = 0.51, xếp hạng 2) và SV đánh giá ở mức
“Khá thường xuyên” với ĐTB là 4.14 (ĐLC = 0.78, xếp hạng 3). Mục tiêu của môn học được xác định một cách rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và chính xác giúp GV lựa chọn và sắp xếp nội dung bài giảng phù hợp, đồng thời tạo được niềm say mê, hứng thú nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong quá trình dạy học của GV.
Việc “GV tổ chức dạy học lôi cuốn, sinh động, liên hệ nội dung giảng dạy với thực tiễn” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.25 (ĐLC = 0.51) và 4.44 (ĐLC = 0.53) đồng xếp hạng 7 và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” với ĐTB là 3.98 (ĐLC = 0.71, xếp hạng 6). Qua trao đổi với với Sinh viên (SV2) được biết “GV giảng dạy thường chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn lồng ghép vào kiến thức của bài học giúp SV hiểu bài nhanh hơn, không gây nhàm chán, đồng thời GV còn thiết kế giờ thảo luận hứng thú, giao vấn đề, giao bài tập và định hướng nghiên cứu về nhà. Sau các giờ giảng lý thuyết GV thường đúc kết thành các vấn đề lớn và hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài học kế tiếp giúp SV chủ động nắm bắt và liên kết nội dung của các bài giảng lại với nhau”
Ở nội dung “Quá trình giảng bài thể hiện đầy đủ khối lượng kiến thức cơ bản; bảo đảm tính khoa học, trọng tâm; lý luận gắn với thực tiễn; kết cấu bài giảng logic, khoa học, chặt chẽ; thực hiện đúng mục tiêu của bài giảng” được CBQL và GV đánh giá ở mức độ “Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.44 (ĐLC = 0.50,
xếp hạng 2), 4.50 (ĐLC = 0.54, xếp hạng 3). Cho thấy, GV đã giúp SV nắm được nội dung trọng tâm của bài học một cách khoa học, logic và vận dụng xử lý các tình huống thực tế từ đó đạt được mục tiêu bài học cũng như mục tiêu môn học đã đề ra.
Nội dung “GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với từng đối tượng SV, ứng dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy” được CBQL, GV và SV đánh giá cao ở mức “Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.34 (ĐLC = 0.60, xếp hạng 5), 4.49 (ĐLC = 0.52, xếp hạng 4) và 4.21 (ĐLC = 0.67, xếp hạng 1). Việc sử dụng các PPDH tích cực và ứng dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy đã được nhà trường, lãnh đạo khoa đưa vào kế hoạch đào tạo từ lâu và khuyến khích GV thực hiện trong quá trình giảng dạy.
Nội dung “GV có ngôn ngữ nói, trang phục, tư thế giảng dạy, cử chỉ phù hợp với môi trường sư phạm” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất thường xuyên”
với ĐTB lần lượt là 4.38 (ĐLC = 0.55, xếp hạng 4), 4.46 (ĐLC = 0.57, xếp hạng 6) và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” với ĐTB là 4.18 (ĐLC = 0.64, xếp hạng 2). Như vậy, đây là những quy tắc giao tiếp quan trọng, đặc biệt là trong môi trường sư phạm được GV thực hiện thường xuyên, việc GV thể hiện tốt ngôn ngữ nói, trang phục, cử chỉ, hình thái giảng dạy giúp việc giao tiếp giữa GV và SV hiệu quả hơn, truyền tải được cảm xúc, thái độ, tạo sự kết nối gần gũi và lan tỏa năng lượng tích cực giúp GV và SV cảm thấy thoái mái trong quá trình dạy học.
Tóm lại, qua kết quả khảo sát có thể thấy rằng “Kết quả thực hiện công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của GV” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” (mức 5) và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” (mức 4) với ĐTB đánh giá chung lần lượt là 4.36 (ĐLC = 0.57), 4.49 (ĐLC = 0.54) và 4.06 (ĐLC = 0.72). Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy rằng, CBQL và GV đã chú trọng và thực hiện rất thường xuyên các nội dung chuẩn bị cho quá trình giảng dạy, tuy nhiên việc thực hiện thường xuyên thôi chưa đủ, GV cần chú trọng vào kết quả đạt được của các nội dung này, lắng nghe phản hồi, ý kiến từ SV để việc thực hiện hoạt động giảng dạy diễn ra tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn.