CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GV TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV
Đội ngũ GV tại trường ĐH NTT giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, chất lượng của đội ngũ GV ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giảng dạy và chất lượng đào tạo tại trường. Chính vì vậy, việc tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Việc đánh giá đúng
“Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV” tại trường như bảng 2.6 là vô cùng cần thiết, góp phần quan trọng trong việc định hướng, bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay.
Nội dung “Bổ sung, cập nhật những KT mới về chuyên môn theo chuyên
ngành và trình độ đào tạo” được CBQL và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên”
với ĐTB lần lượt là 4.16 (ĐLC = 0.57, xếp hạng 2), 4.05 (ĐLC = 0.72, xếp hạng 4) và GV đánh giá cao nhất trong các nội dung ở mức “Rất thường xuyên” với ĐTB là 4.43 (ĐLC = 0.65, xếp hàng 1). Các khoa thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về nghiệp vụ sư phạm và yêu cầu toàn bộ GV tham gia, đặc biệt là GV trẻ, chưa có kinh nghiệm trong việc biên soạn bài giảng, xây dựng kế hoạch, chọn lọc nội dung giảng dạy để tạo cơ hội cho các GV trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên tại trường ĐH NTT
TT Nội dung Cán bộ quản lý Giảng viên Sinh viên ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH
1
Bổ sung và cập nhật kiến thức mới về chuyên môn theo chuyên ngành và trình độ đào tạo
4.16 0.57 2 4.43 0.65 1 4.05 0.72 4
2
Nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, NCKH, năng lực tổ chức, quản lý các hoạt động của cơ sở GDĐH đồng thời nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, lương tâm nghề nghiệp đối với GV
4.00 0.60 5 4.25 0.76 4 4.14 0.70 3
3
Nâng cao đạo đức, lối
sống, tác phong và văn 4.22 0.66 1 4.37 0.72 2 4.18 0.70 1
hóa giao tiếp ứng xử
4
Đổi mới PPGD, cập nhật kiến thức khoa học hiện đại và các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm
4.04 0.69 4 4.02 0.80 8 3.97 0.77 6
5
Tự học, tự nghiên cứu, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực NCKH và nâng cao trình độ của bản thân
4.09 0.69 3 4.21 0.74 5 3.99 0.76 5
6
Tham gia học tập, trao đổi kiến thức, chuyên môn với các đơn vị, trường ĐH khác nhằm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kĩ năng, thái độ làm việc
3.94 0.76 6 4.17 0.73 6 3.97 0.77 6
7
Nắm bắt một cách nhanh chóng, kịp thời những đổi mới trong nội dung, chương trình dạy học
4.09 0.59 3 4.27 0.76 3 4.16 0.73 2
8
Giao lưu, trao đổi giữa các GV về chuyên môn
nghiệp vụ
và kinh nghiệm dạy
4.09 0.59 3 4.04 0.83 7 3.95 0.77 7
học.
Đánh giá chung 4.08 0.64 4.22 0.75 4.05 0.74 Nội dung “Nâng cao đạo đức, lối sống, tác phong và văn hóa giao tiếp ứng xử” được CBQL, GV và SV đánh giá cao trong tất cả các nội dung, cụ thể CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.22 (ĐLC = 0.66, xếp hạng 1), 4.37 (ĐLC = 0.72, xếp hạng 2) và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” với ĐTB là 4.18 (ĐLC = 0.70, xếp hạng 1). Nội dung này được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm và được thực hiện khá tốt, đây là một việc rất có ý nghĩa, giúp CBQL, GV và SV hiểu biết sâu sắc hơn về kiến thức và kỹ năng văn hóa công sở, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử theo các quy định hiện hành...Qua đó, tạo dựng niềm tin, xây dựng khối đoàn kết, đồng lòng đưa trường Đại học Nguyễn Tất Thành phát triển vững mạnh.
Ở nội dung “Đổi mới PPGD, cập nhật kiến thức khoa học hiện đại và các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm” được CBQL, GV và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.04 (ĐLC = 0.69, xếp hạng 4), 4.02 (ĐLC = 0.80, xếp hạng 8) và 3.97 (ĐLC = 0.77, xếp hàng 6). Qua trao đổi với giảng viên (GV1) được biết “Ở khoa thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tạo điều kiện cho GV trao đổi kiến thức khoa học, chuyên ngành với nhau, tuy nhiên đối với việc đổi mới PPGD, nâng cao nghiệp vụ sư phạm thì đa số GV đều tự trang bị và cập nhật cho bản thân những PPGD riêng và mang lại hiệu quả cao nhất”. Như vậy, các khoa đã quan tâm và tổ chức bồi dưỡng, kiến thức chuyên môn cho GV, tuy nhiên để việc đổi mới PPGD, nâng cao nghiệp vụ sư phạm vẫn còn hạn chế, phần nhiều phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác, đam mê, tìm tòi, học hỏi của GV.
Nội dung “Nắm bắt một cách nhanh chóng, kịp thời những đổi mới trong nội dung, chương trình dạy học” được CBQL và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.09 (ĐLC = 0.59, xếp hạng 3), 4.16 (ĐLC = 0.73, xếp hạng 2) và GV đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” với ĐTB là 4.27 (ĐLC = 0.76, xếp hạng 3). GV luôn tìm tòi, bổ sung, cập nhật những kiến thức mới, những dẫn
chứng minh họa cụ thể bám sát với thực tiễn hiện nay giúp SV nắm bắt, hình dung và tiếp thu các kiến thức mới một cách dễ dàng và hiệu quả.
Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV của nhà trường giúp GV cập nhật, trang bị thêm và trang bị mới những kiến thức, kỹ năng và thái độ, có thêm năng lực để có thể thích nghi và đáp ứng yêu cầu giáo dục ngày càng cao là điều rất cần thiết. Nhìn chung ở “Kết quả thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV tại trường ĐH NTT” được GV đánh giá ở mức độ “Rất thường xuyên” (mức 5) với ĐTB là 4.22 (ĐLC = 0.75), CBQL và SV đánh giá ở mức độ
“Khá thường xuyên” (mức 4) với ĐTB lần lượt là 4.08 (ĐLC = 0.64) và 4.05 (ĐLC
= 0.74). Kết quả khảo sát này cho thấy lãnh đạo các khoa và BGH đã tạo điều kiện tốt cho GV tham gia công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.