KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

Thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, GV và SV về các nội dung liên quan đến quản lý hoạt động giảng dạy của GV. Từ đó, đánh giá đúng thực trạng và là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường ĐH NTT.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Bảng khảo sát gồm 3 phần: Thực trạng hoạt động giảng dạy của GV tại trường; Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường tại trường ĐH NTT; Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giảng

dạy của GV tại trường ĐH NTT.

Bảng khảo sát về thực trạng hoạt động giảng dạy của GV dành cho CBQL, GV và SV tập trung vào các nội dung sau: (1) Công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV trường đại học; (2) Thực hiện hoạt động giảng dạy của GV trường đại học; (3) Hoạt động kiểm tra, đánh giá của GV về KQHT của SV; (4) Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV.

Bảng khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV dành cho CBQL, GV gồm các nội dung: (1) Quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV; (2) Quản lý công tác thực hiện giảng dạy của GV; (3) Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá của giảng viên về KQHT của SV; (4) Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GV.

Bảng khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giảng dạy của GV dành cho cho CBQL, GV gồm: (1) Các yếu tố chủ quan; (2) Các yếu tố khách quan.

2.2.3. Thiết kế nghiên cứu 2.2.3.1. Mô tả mẫu khảo sát

Nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên cho 150 Cán bộ quản lý/Giảng viên (CBQL/GV) và 250 SV tại các khoa bao gồm Điều dưỡng, Quản trị kinh doanh, Du lịch và Việt Nam học, Điều dưỡng, Kỹ thuật - công nghệ của trường ĐH NTT. Thu được kết quả hợp lệ sau xử lý là 145 phiếu từ CBQL/GV chiếm 96.7% và 238 phiếu từ SV chiếm 95.2%.

Trong 145 cán bộ CBQL/GV thu được có 79 CBQL/GV nam (chiếm 54.5%) và 66 cán bộ CBQL/GV nữ (chiếm 45.5%). Đối với trình độ chuyên môn, có 51 CBQL/GV học vị Tiến sĩ (chiếm 35.2%), 94 CBQL/GV học vị thạc sĩ chiếm 64.8%.

Trong 238 sinh viên thu được có 111 sinh viên nam (chiếm 46.6%) và 127 sinh viên nữ (chiếm 53.4%). Trong đó, có 42 sinh viên học năm thứ nhất (chiếm 17.6%), 62 sinh viên năm thứ 2 (chiếm 26.1%), sinh viên năm thứ 3 có 60 sinh viên chiếm (25.2%) và 74 sinh viên năm thứ 4 (chiếm 31.1%) (theo bảng 2.1).

Bảng 2.1. Kết quả thống kê số lượng CBQL/GV và sinh viên được khảo sát

TT Nội dung Tần số (N) Tỷ lệ (%)

Cán bộ quản lý/giảng viên (N=145)

1 Giới tính

Nam 79 54.5

Nữ 66 45.5

2 Trình độ chuyên môn

Tiến sĩ 51 35.2

Thạc sĩ 94 64.8

3 Đối tượng

Cán bộ quản lý 32 22.1

Giảng viên 113 77.9

Sinh viên (N=238)

1 Giới tính

Nam 111 46.6

Nữ 127 53.4

2 Đối tượng

Sinh viên năm thứ 1 42 17.6 Sinh viên năm thứ 2 62 26.1 Sinh viên năm thứ 3 60 25.2 Sinh viên năm thứ 4 74 31.1 2.2.3.2. Quy ước thang đo

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, từ mức độ 1 = “Không bao giờ/ không đồng ý/ không ảnh hưởng”, mức độ 2 = “Ít thường xuyên/ ít đồng ý/ ít ảnh hưởng”, mức độ 3 = “Thực hiện vừa phải/ đồng ý vừa phải/ ảnh hưởng vừa

phải”, mức độ 4 = “Khá thường xuyên/ khá đồng ý/ khá ảnh hưởng”, mức độ 5 =

“Rất thường xuyên/ rất đồng ý/ rất ảnh hưởng”. Các CBQL/GV và SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV và quản lý hoạt động giảng dạy của GV với các nội dung được khảo sát từ mức độ 1 đến mức độ 5, khi đó giá trị các mức độ = (giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất)/số lượng các mức độ = (5-1)/5 = 0.8. Do đó, ý nghĩa của các mức được phân chia như sau:

1.00 - 1.80: Không bao giờ/ không đồng ý/ không ảnh hưởng 1.81 - 2.60: Ít thường xuyên/ ít đồng ý/ ít ảnh hưởng

2.61 - 3.40: Thực hiện vừa phải/ đồng ý vừa phải/ ảnh hưởng vừa phải 3.41 - 4.20: Khá thường xuyên/ khá đồng ý/ khá ảnh hưởng

4.21 - 5.00: Rất thường xuyên/ rất đồng ý/ rất ảnh hưởng 2.2.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Đối với bảng hỏi khảo sát: Trong khoảng thời gian tháng 4 năm 2022, tác giả đã tiến hành lựa chọn các Khoa để phát phiếu khảo sát trong đó có sự cân bằng và có tính đại diện trong các khối ngành đào tạo của trường. Trước khi phát phiếu khảo sát cho CBQL/GV và SV tác giả luôn thông tin rõ ràng các thông tin như: 1) mục đích nghiên cứu, 2) các CBQL/GV và SV không cần ghi tên, số điện thoại, email vào bảng hỏi, 3) đảm bảo rằng các các câu trả lời sẽ không được xử lý hoặc xem xét bởi bất kỳ người nào khác ngoài tác giả nghiên cứu, 4) bảo đảm thêm rằng các câu hỏi hoàn thành sẽ được tác giả phân tích cho mục đích nghiên cứu học thuật và tất cả các thông tin cá nhân sẽ được bảo mật. Sau hai tuần bảng hỏi gửi đến các CBQL/GV và SV, tác giả sẽ thu lại các bảng hỏi khảo sát.

Đối với phỏng vấn cá nhân: Trong khoảng thời gian tháng 6/2022, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 02 CBQL, 02 GV và 02 SV - những người đã tham gia trả lời bảng khảo sát trong tháng 4/2022. Trên cơ sở được sự đồng ý của CBQL/GV và SV, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu không qua thu âm mà được ghi chép lại bằng bản giấy, thời gian phỏng vấn mỗi CBQL/GV và SV từ 15 đến 20 phút về các

vấn đề cần đào sâu, làm sáng tỏ từ những kết quả trong bảng hỏi khảo sát.

Bảng 2.2. Kết quả thống kê mẫu hợp lệ thu lại được

STT Khoa

CBQL Giảng viên Sinh viên Tần

số

Tỷ lệ (%)

Tần số

Tỷ lệ (%)

Tần số

Tỷ lệ (%) 1 Khoa Kỹ thuật - công nghệ 5 15.6 24 21.2 46 19.3 2 Khoa Công nghệ thông tin 7 21.9 25 22.1 45 18.9

3 Khoa Điều dưỡng 6 18.8 21 18.6 47 19.7

4 Khoa Du lịch và Việt Nam

học 8 25.0 22 19.5 51 21.4

5 Khoa Quản trị kinh doanh 6 18.8 21 18.6 49 20.6

Tổng 32 100 113 100 238 100

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)