Thực trạng thực hiện công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GV TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3.1. Thực trạng thực hiện công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học

Đánh giá thực trạng thực hiện công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV theo sự phân công của Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng được ĐCCT môn học, lập kế hoạch, xác định nội dung bài giảng, chuẩn bị tài liệu tham khảo, tài liệu giảng dạy và lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy phù hợp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Việc tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng thực hiện công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV như bảng 2.3 là rất cần thiết, từ đó góp phần cải thiện hiệu quả giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường.

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên trường ĐH NTT

TT Nội dung Cán bộ quản lý Giảng viên Sinh viên ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH

1

Xây dựng ĐCCT môn học thể hiện các thông tin: mục tiêu, nội dung, TLTT, hình thức và tiêu chí kiểm tra đánh giá KQHT của SV

3.97 0.82 7 4.06 0.88 8 3.98 0.78 7

2

Lập kế hoạch bài giảng cụ thể, rõ ràng phù hợp với mục tiêu bài giảng

4.03 0.74 5 4.61 4.67 1 4.08 0.79 3

3

Bài giảng được biên soạn theo hướng tạo động lực cho SV.

4.00 0.80 6 4.19 0.78 7 4.09 0.72 2

4

GV xây dựng bài giảng trang bị cho SV các kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp

4.00 0.72 6 3.93 0.95 9 4.23 0.73 1

5

Giáo án thể hiện chi tiết

nội dung bài giảng 3.84 0.68 8 4.24 0.77 6 3.96 0.74 8

6

Trong mỗi nội dung giảng dạy kèm theo phân tích, diễn giải làm rõ các ý chính, có ví dụ và dẫn chứng minh họa

4.25 0.51 4 4.29 0.70 5 3.94 0.80 9

7

Chuẩn bị kỹ nội dung

trước khi lên lớp 4.34 0.65 2 4.50 0.66 3 4.03 0.73 6

8

Chuẩn bị TLTK, tài liệu giảng dạy phong phú, đáp ứng chuẩn đầu ra của các học phần

4.41 0.50 1 4.50 0.64 3 4.09 0.71 2

9

Tìm kiếm các phương pháp, phương tiện giảng dạy phù hợp với từng bài giảng cụ thể

4.31 0.59 3 4.53 0.61 2 4.09 0.70 2

Đánh giá chung

4.13 0.67 4.32 1.84 4.06 0.74 Việc “Lập kế hoạch bài giảng cụ thể, rõ ràng phù hợp với mục tiêu bài giảng” tại các khoa cũng được CBQL và SV đánh giá cao ở mức 4 thực hiện “Khá thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.03 (ĐLC = 0.74, xếp hạng 5) và 4.08 (ĐLC = 0.79, xếp hạng 3), đối với GV đánh giá nội dung này ở mức 5 thực hiện “Rất thường xuyên” với ĐTB là 4.61 (ĐLC = 4.67, xếp hạng 1) cho thấy ở các khoa đặt biệt là GV đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch bài giảng cụ thể, rõ ràng phù hợp với mục tiêu bài giảng. Qua trao đổi với Giảng viên (GV1) được biết rằng: "Trước mỗi năm học, Ban lãnh đạo khoa đều triển khai, hướng dẫn việc xây dựng lịch trình giảng dạy, kế hoạch bài giảng cho các GV, đặc biệt là theo những quy định, quy chế mới của nhà trường nhằm giúp GV nắm bắt kịp thời và thực hiện đúng theo quy định, do đó việc lập kế hoạch bài giảng diễn ra rất thuận lợi”.

Nội dung “Bài giảng được biên soạn theo hướng tạo động lực cho SV học tập” được CBQL, GV, SV đánh giá khá thường xuyên thực hiện trong công tác giảng dạy với ĐTB lần lượt là 4.00 (ĐLC = 0.80, xếp hạng 6), 4.19 (ĐLC = 0.78, xếp hạng 7) và 4.09 (ĐLC = 0.72, xếp hạng 2). Như vậy, khâu biên soạn bài giảng theo hướng tạo động lực học tập cho SV được nhà trường đặc biệt quan tâm và được GV áp dụng thường xuyên trong công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của mình, hướng tới tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để SV chủ động tìm kiếm nguồn tri thức, tự chọn lọc, tự tiếp thu tri thức, tự quyết định sử dụng tri thức của

mình để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Việc “Trong mỗi nội dung giảng dạy kèm theo phân tích, diễn giải làm rõ các ý chính, có ví dụ và dẫn chứng minh họa” được CBQL, GV nhất trí cao ở mức 5 “Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.25 (ĐLC = 0.51, xếp hạng 4) và 4.29 (ĐLC = 1.70, xếp hạng 5) và được SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” với ĐTB là 3.94 (ĐLC = 1.80, xếp hạng 9). Qua trao đổi với sinh viên (SV2) cho biết rằng “Đa số GV phân tích, diễn giải nội dung bài học và sử dụng các ví dụ từ thực tiễn nghề nghiệp để giúp SV hiểu rõ bài học hơn, tuy nhiên vẫn còn một số GV giảng dạy theo nội dung trong giáo trình, TLTK, nói lý thuyết suôn, chưa cô đọng được các kiến thức quan trọng, thiếu minh họa nên gây khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng” điều này cho thấy rằng trong quá trình giảng dạy vẫn còn một số GV bộc lộ những khuyết điểm nhất định, đây cũng là thực trạng tồn tại ở các khoa hiện nay, do đó lãnh đạo khoa và nhà trường cần chú trong trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.

Ở nội dung “Chuẩn bị kỹ nội dung giảng dạy trước khi lên lớp” được CBQL, GV đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.34 (ĐLC = 0.65, xếp hạng 2) và 4.50 (ĐLC = 0.66, xếp hạng 3) cho thấy, dạy học là một công việc vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, trong quá trình giảng dạy luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người GV. Vì vậy, việc chuẩn bị kỹ nội dung giảng dạy, soạn bài không chỉ cần thiết với những GV mới mà còn đối với GV lâu năm, có nhiều kinh nghiệm do đó, lãnh đạo khoa và nhà trường luôn quan tâm, đưa ra các quy định, xét duyệt nội dung bài giảng của GV một cách cụ thể và rõ ràng.

Nội dung “Chuẩn bị tài liệu tham khảo, tài liệu giảng dạy phong phú, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần” đây là nội dung được CBQL, GV đánh giá rất cao ở mức “Rất thường xuyên” và sinh viên đánh giá ở mức độ “Khá thường xuyên”

với ĐTB lần lượt là 4.41 (ĐLC = 0.50, xếp hạng 1), 4.50 (ĐLC = 0.64, xếp hạng 3) và 4.09 (ĐLC = 0.71, xếp hạng 2). Như vậy có thể thấy được rằng đây là nội dung GV thực hiện tốt nhất và dành nhiều thời gian trong công tác chuẩn bị hoạt động

giảng dạy để tạo điều kiện cho SV được tiếp cận nhiều nguồn tài liệu, tham khảo khác nhau trong quá trình học tập.

Việc “Tìm kiếm các phương pháp, phương tiện giảng dạy phù hợp với từng bài giảng cụ thể” được CBQL, GV và SV đánh giá ở mức từ “Khá thường xuyên”

đến “Rất thường xuyên” cụ thể với ĐTB lần lượt là 4.31 (ĐLC = 0.59, xếp hạng 3), 4.53 (ĐLC = 0.61) và 4.09 (ĐLC = 0.70) đồng xếp hạng 2 cho thấy GV đã tìm kiếm, sử dụng đa dạng các PPGD như dẫn luận, diễn giải, thuyết trình, minh họa, quan sát, nghiên cứu và luyện tập, cùng với sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại như giáo án điện tử, mô hình thí nghiệm, hình ảnh, âm thanh trong việc trình bày nội dung bài giảng, từ đó tránh được sự đơn điệu, nhàm chán của tiết học, giúp tiết học sinh động hơn, hấp dẫn hơn, tạo hứng thú hơn giúp SV tiếp thu bài học tốt hơn.

Tóm lại, qua kết quả khảo sát có thể thấy rằng “Thực trạng thực hiện công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV” tại trường ĐH NTT được CBQL, GV và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” (mức 4) và “Rất thường xuyên” (mức 5), tương đối cao với ĐTB đánh giá chung lần lượt là 4.13 (ĐLC = 0.67), 4.32 (ĐLC = 1.84) và 4.06 (ĐLC = 0.74). Trong đó đạt được những kết quả như: khoa và GV đã chú trọng đến việc bài giảng được biên soạn theo hướng tạo động lực cho SV học tập, trang bị cho SV các kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp tạo điều kiện cho SV học tập hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó GV cần xây dựng giáo án thể hiện chi tiết nội dung bài giảng, đồng thời trong mỗi nội dung giảng dạy kèm theo phân tích, diễn giải làm rõ các ý chính, có ví dụ và dẫn chứng minh họa để CBQL dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện công tác giảng dạy và nội dung giảng dạy của GV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)