CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường ĐH NTT, có thể đánh giá nhà trường đã đạt được những kết quả đáng kể và tồn tại những điểm yếu sau đây:
2.6.1. Mặt mạnh
Ban giám hiệu nhà trường đã có sự quan tâm đến công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng đào tạo, xây dựng được sự uy tín và thương hiệu của trường.
Công tác chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy được các khoa thực hiện chu đáo, GV xác định được mục tiêu trong từng bài giảng và lựa chọn phương pháp, hình thức giảng dạy phù hợp với từng mục tiêu đã đề ra.
CBQL và GV nắm rõ và tổ chức thường xuyên việc lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm đối với những hạn chế của GV.
Hoạt động kiểm tra - đánh giá được tổ chức chặt chẽ, bài bản và phát huy được tinh thần trách nhiệm, tính tự giác của GV trong việc ra đề thi, đáp án, chấm bài và vào điểm đảm bảo được tính khoa học, nghiêm túc và mình bạch hạn chế các tiêu cực trong thi cử ở trường.
Thiết lập được thang điểm đánh giá cho đề kiểm tra làm giảm sai sót trong quá trình đánh giá SV, mà khi đề thi, đề kiểm tra, thang điểm không sai sót có nghĩa là quyền lợi của SV tham gia học tập cũng sẽ được đảm bảo.
Tạo mọi điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và các kỹ năng như tin học, ngoại ngữ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng đào tạo của nhà trường.
Quan tâm, đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học hiện đại để phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập của GV và SV.
Có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng, đặc biệt là sự phối hợp giữa các
phòng ban như P.QLĐT, Trung tâm khảo thí và các khoa trong việc thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ giáo dục đào tạo.
2.6.2. Mặt yếu
GV chưa dành nhiều thời gian trong việc nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực, ở một số GV đã áp dụng kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và các phương pháp dạy học hiện đại tuy nhiên chưa thật sự mang lại kết quả cao, SV còn thụ động trong việc tiếp cận bài giảng.
Một số GV giảng dạy theo nội dung trong giáo trình, tài liệu tham khảo, nói lý thuyết suôn, chưa cô đọng được các kiến thức quan trọng, thiếu minh họa nên gây khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng.
Đội ngũ CBQL của trường còn hạn chế về mặt số lượng, bị quá tải trong công việc dẫn đến việc quản lý hoạt động giảng dạy của GV thực hiện chưa tốt.
Các khoa chưa xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá bài giảng, kế họach giảng dạy để việc đánh giá, xếp loại GV được thực hiện chính xác, khách quan và hiệu quả hơn, nhằm tạo động lực cho GV thi đua phấn đấu.
Chưa ban hành được phiếu đánh giá GV cụ thể, rõ ràng và GV khi tham gia đánh giá thường tránh né, câu nệ người khác mà không thực hiện đánh giá một cách khách quan và chính xác.
Khâu đánh giá điểm quá trình của SV chưa thật sự chặt chẽ dẫn đến các khoa rất khó kiểm soát một cách bao quát và chính xác.
Nhà trường, các khoa chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể việc vận dụng các kiến thức đã được bồi dưỡng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động giảng dạy của GV và quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường ĐH NTT, có thể thấy nhà trường đã xây dựng được các biện pháp tích cực trong chỉ đạo hoạt động chuyên môn, có chủ trương chỉ đạo tích cực cũng như các công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV được nhà trường quan tâm và tổ chức thực hiện, kết quả khảo sát được đánh giá tập trung từ mức 4 đến mức 5 tương đối cao. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều điểm hạn chế, không mang lại kết quả cao, chưa được thực hiện thường xuyên, mang tính hình thức, còn nhiều thiếu sót và chưa có biện pháp rõ ràng, cụ thể để hạn chế những điểm chưa tốt đó. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo chung của nhà trường.
Để khắc phục các hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường ĐH NTT nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm tồn tại, thì cần phải tìm ra được các biện pháp cụ thể, mang tính khả thi, có sự phối hợp đồng bộ của tập thể CBQL, GV và SV nhà trường để đảm bảo được sự ổn định, phát triển bền vững của nhà trường.
CHƯƠNG 3