Thực trạng hoạt động KT-ĐG của GV về kết quả học tập của SV

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GV TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3.3. Thực trạng hoạt động KT-ĐG của GV về kết quả học tập của SV

Kiểm tra, đánh giá KQHT của SV là quá trình thu thập, xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của GV; từ những thông tin và kết quả đó làm cơ sở trong quá trình điều chỉnh việc giảng dạy của GV. Kiểm tra, đánh giá KQHT của SV là nội dung cần thiết trong quá trình giảng dạy và là cơ sở để phản ánh chất lượng giảng dạy của GV.

Ở nội dung “GV thông báo hình thức thi, quy ước cột điểm, cách tính điểm cho SV ở buổi đầu tiên” được CBQL, GV và SV đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.38 (ĐLC = 0.55, xếp hạng 3), 4.47 (ĐLC = 0.63, xếp hạng 4) và 4.28 (ĐLC = 0.66, xếp hạng 1). Qua trao đổi với SV2 được biết thêm:

“Nhà trường đã công bố quy chế đào tạo, hình thức thi, cách tính điểm ở sổ tay SV khi SV nhập học tại trường, ngoài ra GV luôn thông báo cho SV về cách quy ước cột điểm môn học và cách tính điểm cũng như hình thức kiểm tra đánh giá để SV có thể chủ động trong việc học của mình”. Như vậy, GV tại trường ĐH NTT đã thực hiện khá tốt một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là đánh giá KQHT của SV từ đó thúc đẩy sự tiến bộ trong học tập, giúp SV đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng cũng như hỗ trợ sự phát triển toàn diện của SV trong quá trình học tập.

Bảng 2.5. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra đánh giá của GV về KQHT của sinh viên tại trường ĐH NTT

TT Nội dung Cán bộ quản lý Giảng viên Sinh viên ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH

1

Xây dựng bộ chuẩn đánh giá, hình thức KT-ĐG dựa trên mục tiêu đào tạo và mục tiêu của môn học

4.25 0.62 5 4.39 0.59 7 4.02 0.73 6

2

GV thông báo hình

thức thi, quy ước cột 4.38 0.55 3 4.47 0.63 4 4.28 0.66 1

điểm, cách tính điểm cho SV ở buổi đầu tiên

3

Công bố công khai điểm quá trình cho SV trước khi thi cuối kỳ

4.41 0.50 2 4.49 0.55 2 4.13 0.72 2

4

Đề thi cần đảm bảo tính bao quát, chính xác, trung thực, khoa học và khách quan

4.41 0.56 2 4.48 0.54 3 4.08 0.70 4

5

XD thang điểm đánh

giá bám sát với đề thi 4.34 0.60 4 4.45 0.57 6 4.00 0.68 7

6

Công tác chấm thi thực hiện đúng theo quy định của nhà trường, đảm bảo tính bảo mật, công bằng và chính xác theo thang điểm đã được thông qua

4.41 0.56 2 4.50 0.55 1 4.12 0.71 3

7

Ghi nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi về nội dung, phương pháp, hình thức GD của GV

4.38 0.55 3 4.46 0.63 5 4.08 0.75 4

8

Sử dụng các kết quả kiểm tra, đánh giá SV để điều chỉnh PPGD

4.44 0.62 1 4.50 0.57 1 4.03 0.71 5 Đánh giá chung 4.38 0.57 4.47 0.58 4.09 0.71

Nội dung “Công bố công khai điểm quá trình cho SV trước khi thi cuối kỳ”

được CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.41 (ĐLC = 0.50), 4.49 (ĐLC = 0.55) và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” với ĐTB là 4.13 (ĐLC = 0.72) đồng xếp hạng 2. Việc công bố công khai điểm quá trình cho SV trước khi thi cuối kỳ là quy định bắt buộc của khoa trong công tác giảng dạy của GV, giúp GV có thể tiếp nhận và điều chỉnh kịp thời các phản hồi về sai sót điểm số trong quá trình dạy học, xác nhận được số lượng SV đủ điều kiện tham gia thi cuối kỳ, đồng thời cũng là cơ sở để SV biết được tình trạng hiện tại của bản thân để có phương án học tập phù hợp.

Nội dung “XD được thang điểm đánh giá bám sát với đề thi” được CBQL và GV đánh giá ở mức ‘Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.34 (ĐLC = 0.60, xếp hạng 4), 4.45 (ĐLC = 0.57, xếp hạng 6) và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên”

với ĐTB là 4.00 (ĐLC = 0.68, xếp hạng 7). Qua trao đổi với cán bộ quản lý (CBQL2) được biết: “Đối với phần thi trắc nghiệm đã có sẵn đáp án và thang điểm đánh giá cụ thể, tuy nhiên đối với hình thức thi tự luận hoặc vấn đáp GV phải xây dựng thang điểm đánh giá tỉ mỉ, chia nhỏ cách tính điểm từng ý trong câu trả lời để đánh giá đúng khả năng và tư duy suy luận của SV, tôn trọng quan điểm, lý lẽ của SV bởi đề thi được thiết kế theo hướng mở, khuyến khích sự sáng tạo và quan điểm riêng của SV”. Như vậy, việc thiết lập thang điểm cho đề kiểm tra mất khá nhiều thời gian nhưng sẽ đảm bảo được yêu cầu, đánh giá được nội dung, kiến thức, mà SV đạt được sau khi kết thúc học phần, đồng thời việc xây dựng thang điểm bám sát đề thi sẽ làm giảm sai sót trong quá trình đánh giá SV, mà khi đề thi, đề kiểm tra, thang điểm không sai sót có nghĩa là quyền lợi của SV cũng được đảm bảo.

Nội dung “Công tác chấm thi thực hiện đúng theo quy định của nhà trường, đảm bảo tính bảo mật, công bằng và chính xác theo thang điểm đã được thông qua”

được CBQL và GV đánh giá khá cao ở mức “Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.41 (ĐLC = 0.56, xếp hạng 2), 4.50 (ĐLC = 0.55, xếp hạng 1) và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” với ĐTB là 4.12 (ĐLC = 0.71, xếp hạng 3), cho thấy được rằng nhà trường, GV với tinh thần trách nhiệm cao đã thực hiện khá tốt trong

công tác chấm thi, đảm bảo tính nghiêm túc, trung thực, chính xác, khách quan, công bằng, phản ánh đúng chất lượng học tập của SV, hạn chế được những tiêu cực trong quá trình chấm thi.

Nội dung “Sử dụng các kết quả kiểm tra, đánh giá SV để điều chỉnh PPGD”

được CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” với ĐTB lần lượt là 4.44 (ĐLC = 0.62), 4.50 (ĐLC = 0.57) đồng xếp hạng 1 và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” với ĐTB là 4.03 (ĐLC = 0.71, xếp hạng 5). Như vậy, lãnh đạo và ban chủ nhiệm khoa đã chủ động theo dõi, giám sát cũng như thường xuyên sử dụng kết quả KT-ĐG học tập của SV để rút kinh nghiệm, đổi mới PPGD để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo tại trường.

Nhìn chung, CBQL, GV đánh giá “Kết quả thực hiện công tác kiểm tra đánh giá của GV về KQHT của SV tại trường ĐH NTT” ở mức “Rất thường xuyên” (mức 5) với ĐTB lần lượt là 4.38 (ĐLC = 0.57), 4.47 (ĐLC = 0.58) và SV đánh giá ở mức “Khá thường xuyên” (mức 4) với ĐTB là 4.09 (ĐLC = 0.71). Kết quả khảo sát cho thấy ở các nội dung đều được CBQL, GV đánh giá ở mức thực hiện rất thường xuyên tuy nhiên SV chỉ đánh giá ở mức khá thường xuyên do đó GV đặc biệt là CBQL khoa, cần quan tâm, xem xét, điều chỉnh và thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết thúc môn học để đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác đào tạo tại trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)