CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
3.4. KHẢO NGHIỆM BẰNG BẢNG HỎI TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT
3.4.4. So sánh tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Sau khi đã tiến hành khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của 4 biện pháp, tác giả đã tiến hành so sánh về mức độ cấp thiết và khả thi của 4 biện pháp với nhau.
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện bằng biểu đồ 3.1 sau đây:
Sơ đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi
Kết quả ở sơ đồ 3.1 cho thấy các biện pháp về công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV đều được CBQL và GV đánh giá ở độ cần cần thiết và khả thi cao, đồng thời qua sơ đồ 3.1 có thể nhận thấy rằng:
4.22
4.25
4.23
4.24
4.23 4.23
4.2
4.24
4.17 4.18 4.19 4.2 4.21 4.22 4.23 4.24 4.25 4.26
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Tính cấp thiết Tính khả thi
Biện pháp 1: Cải tiến quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV được CBQL, GV đánh giá tính cấp thiết ở mức “Khá cấp thiết”, “Rất khả thi” với ĐTB lần lượt là 4.22, 4.23.
Biện pháp 2: Tăng cường quản lý công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của GV được CBQL, GV đánh giá tính cấp thiết ở mức “Rất cấp thiết”, “Rất khả thi”
với ĐTB lần lượt là 4.25, 4.23.
Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của GV về KQHT của SV được CBQL, GV đánh giá tính cấp thiết ở mức “Rất cấp thiết”, “Khá khả thi”
với ĐTB lần lượt 4.23, 4.20.
Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên được CBQL, GV đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi ở mức cao nhất “Rất cấp thiết”,
“Rất khả thi” với ĐTB = 4.24.
Khi nhìn vào sơ đồ 3.1 có thể nhận thấy rằng giữa các biện pháp có sự chênh lệch không đánh kể giữa tính cấp thiết và tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp tác giả đề xuất được CBQL và GV đánh giá cao hơn tính khả thi, tuy nhiên không quá lớn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ kết quả nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và tìm hiểu thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên và quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giảng dạy của nhà trường, tác giả đã đề xuất các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Cải tiến quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên
Biện pháp 2: Tăng cường quản lý công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên
Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của giảng viên về KQHT của sinh viên
Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên
Những biện pháp nêu trên đều được gửi đến đội ngũ CBQL và GV tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành để khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi, kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi, đây là cơ sở khoa học để vận dụng các biện pháp trên vào công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Các biện pháp đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong đề tài này, khi áp dụng các biện pháp trên vào thực tế quản lý của nhà trường cần phải thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt, có hệ thống giữa các biện pháp, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu thực tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Các biện pháp mà tác giả đề xuất không tránh khỏi được việc thiếu sót, vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện Nhà trường cần tiếp tục điều chỉnh, bổ sung theo tình hình thực tế để các biện pháp ngày càng hoàn thiện hơn, đem lại hiệu quả
giảng dạy cao hơn, góp phần ngày càng khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Giáo dục đào tạo ngày càng có vai trò to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng thì chất lượng là yếu tố quyết định hàng đầu. Đề thực hiện được điều đó thì chất lượng đội ngũ giảng viên và công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là một trong những yếu tố mang tính quyết định và giữ vao trò then chốt.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học và thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Đề tài đã phân tích những công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý hoạt động giảng dạy, bằng những luận cứ khoa học, luận văn đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.
Hoạt động giảng dạy của giảng viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành bao gồm: Quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên; Quản lý công tác thực hiện giảng dạy của giảng viên; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá của giảng viên về KQHT của sinh viên;
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên.
Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, bằng phương pháp thu thập, thống kê số liệu và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, đối chiếu với mục tiêu đào tạo của nhà trường hiện nay, tác giả đã đề xuất 4 biện pháp phù hợp với thực tế của trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, các biện pháp đã được khảo sát đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao.
Điều kiện để thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành là: Phải cải tiến quản lý công
tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên; tăng cường quản lý công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của giảng viên về KQHT của sinh viên; tăng cường hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên. Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng trong việc tổ chức hoạt động giảng dạy của giảng viên trong nhà trường.
2. KHUYẾN NGHỊ
Với mong muốn các biện pháp đề xuất nhanh chóng được áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau:
2.1. Đối với Ban giám hiệu trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Hoàn thiện và ban hành quy định về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cố vấn hoạc tập, góp phần phát huy được vai trò của nhân lực này trong công tác quản lý hoạt động học, giúp cho hoạt động giảng dạy của giảng viên diễn ra thuận lợi hơn.
Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên. Đầu tư kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, vũ khí trang thiết bị đồng bộ để phục vụ cho hoạt động giảng dạy của GV, đảm bảo đa dạng nguồn học liệu và thường xuyên được cập nhật bổ sung mới.
Có chính sách đãi ngộ và nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cán bộ, giảng viên đồng thời để cán bộ, giảng viên yên tâm thực hiện công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Tạo điều kiện và kinh phí để GV yên tâm học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
2.2. Đối với Trưởng P. QLĐT trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Nâng cấp hệ thống thông tin phục vụ công tác xếp lịch giảng và đăng ký môn học giúp Lãnh đạo khoa, trưởng bộ môn có thể phân công giảng dạy một cách khoa học và hợp lý ngày từ đầu học kỳ.
Tiếp tục rà soát, cải tiến hoặc xây dựng chương trình đào tạo, ĐCCT theo
chu kỳ, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá KQHT của sinh viên.
Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV cho CBQL, ban lãnh đạo khoa, tổ trưởng tổ bộ môn.
Cần cụ thể hóa các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ, các ban ngành có liên quan thành các văn bản hướng dẫn một cách chi tiết, phù hợp với đặc thù chung của nhà trường.
Thường xuyên theo dõi và tạo điều kiện hỗ trợ khoa/bộ môn trong việc quản lý, điều hành hoạt động giảng dạy của giảng viên trong nhà trường.
2.3. Đối với Ban lãnh đạo các Khoa
Cán bộ quản lý khoa cần triển khai đầy đủ, rõ ràng nhiệm vụ và chấp hành tốt chỉ đạo của cấp trên.
Chủ nhiệm bộ môn phải xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình để không ngừng tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, nghiêm túc, thẳng thắn, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt đọng quản lý của mình.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động giảng dạy của giảng viên trên lớp, từ đó có thể đánh giá được chất lượng giảng dạy của mỗi giảng viên một cách khách quan và chính xác.
Tổ chức các hội thảo, chuyên đề có sự tham gia của GV trong khoa trước mỗi học kỳ nhằm giúp GV hiểu rõ những quy định, quy chế của nhà trường cũng như trách nhiệm của GV khi đứng lớp. Sau mỗi học kỳ lãnh đạo khoa cần có những buổi trao đổi, họp rút kinh nghiệm để từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc lập, thực hiện kế hoạch công tác và chương trình giảng dạy của GV.
Chủ động triển khai, áp dụng các PPGD tích cực, đổi mới hình thức KT-ĐG
2.4. Đối với các phòng ban có liên quan
Có sự phối hợp chặt chẽ trong các công tác có liên quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên như lập kế hoạch giảng dạy, chọn mời giảng viên, quản lý tiến độ giảng dạy chung của toàn trường, định kỳ nhận xét, đánh giá giảng viên và ký kết, thanh lý hợp đồng giảng dạy.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi như sắp xếp lịch giảng, xây dựng, bố trí thời khóa biểu, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy… nhằm hỗ trợ và giúp cho các giảng viên đảm bảo được chất lượng giảng dạy.