CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.5.1. Các yếu tố chủ quản

Qua nghiên cứu tài liệu về các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hướng đến quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học, theo tác giả các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học bao gồm các yếu tố sau:

1.5.1.1. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý

Quản lý hoạt động dạy - học là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động giảng dạy, CBQL dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động giảng dạy nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo tại nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Cán bộ quản lý nhà trường cần chỉ đạo tổ chức, điều khiển và điều chỉnh công tác quản lý hoạt động giảng dạy, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý, lắng nghe ý kiến, không chủ quan, xem nhẹ các khâu quản lý trong hoạt động giảng dạy cùng với việc xem nhẹ công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, đồng thời kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động giảng dạy của cán bộ quản lý trong nhà trường để nâng cao hiệu quả quản lý.

Cán bộ quản lý, đặc biệt các trưởng khoa là người trực tiếp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại nhà trường, vì vậy lãnh đạo nhà trường phải phân công công việc hợp lý, lựa chọn các trưởng khoa có năng lực, phẩm chất, nhận thức tốt vì hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên chịu tác động trực tiếp từ cán bộ quản lý là các trưởng khoa này. Cán bộ quản lý phải thực hiện tốt vai trò nêu

gương, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp quản lý nhằm quản lý hoạt động giảng dạy một các khoa học, hiệu quả, phân công đúng người, đúng việc, thực hiện đúng quy định, khéo léo giải quyết các tình huống diễn ra trong thực tế, chính vì thế trình độ, năng lực, phẩm chất, phong cách của CBQL có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.

1.5.1.2. Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc giảng dạy của giảng viên

Cơ sở vật chất là tất cả các phương tiện được sử dụng cho mục đích giảng dạy, học tập và các hoạt động khác liên quan bồi dưỡng, đào tạo tại trường nhằm giúp giảng viên nâng cao chất lượng giảng dạy và SV nâng cao được khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập. Chất lượng đào tạo quyết định sự phát triển bền vững của nhà trường, trong đó bên cạnh chương trình đào tạo, lộ trình học tập, đội ngũ giảng viên thì cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy cũng đóng vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục tại trường.

Việc tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học và đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng phát triển như hiện nay đòi hỏi việc quản lý hoạt động giảng dạy của GV trong nhà trường cũng phải thay đổi theo.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Định hướng hoạt động đào tạo của nhà trường

Quản lý hoạt động dạy - học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý của nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường.

Do đó định hướng hoạt động đào tạo của nhà trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên.

1.5.2.2. Các quy định của Bộ GD&ĐT

Bộ máy tổ chức, chủ trương chính sách, cơ chế quản lý hoạt động đào tạo, hệ thống các văn bản, quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến chế độ làm việc, thời gian giảng dạy, giờ chuẩn làm việc, định mực giờ chuẩn giảng dạy, cũng như là những yêu cầu tối thiểu về số lượng, cấu trúc, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên chi phối cách thức quản lý giáo dục trong nhà trường, trong đó quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là trọng tâm và chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay cho các trường đại học tự chủ trong mọi mặt từ hoạt động từ tài chính, nhân sự đến chuyên môn học thuật, tạo điều kiện bức phá cho các trường trong đào tạo và nghiên cứu, đổi mới PPGD, khai thác thế mạnh của công nghệ do đó khâu quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng được nhà trường quan tâm và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của nhà trường.

1.5.2.3. Yêu cầu của xã hội

Đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu ngày càng cao của xã hội là yêu cầu được đặt ra cho các trường đại học. Hiện nay các nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi người lao động sau khi ra trường không chỉ có kiến thức chuyên môn vững mà còn phải có các kỹ năng mềm, kỹ năng thực tế, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực, do đó các trường đại học phải không ngừng đổi mới về nội dung chương trình giảng dạy, PPGD, giáo trình giảng dạy… nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, để thực hiện được điều này thì công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý kế hoạch giảng dạy, không chỉ giảng dạy lý thuyết mà còn chú trọng đến việc đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, các kiến thức văn hóa, xã hội, năng lực tư duy, trải nghiệm thực tế mà giảng viên lồng ghép trong bài giảng của mình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý hoạt động giảng dạy là một trong những nội dung quản lý quan trọng của quản lý quá trình đào tạo ở trường đại học, quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý lên hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua các quy luật, quy tắc và phương pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học là một quá trình mang tính khách quan, gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, đòi hỏi cán bộ quản lý phải nắm chắc lý luận, vận dụng linh hoạt, sáng tạo cơ sở lý luận vào hoạt động thực tiễn.

Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học vừa tuân theo quy luật, quy tắc chung, vừa mang những nét đặc trưng riêng, theo đặc thù của từng cơ sở đào tạo, chính vì vậy cán bộ quản lý hoạt động giảng dạy cần có kiến thức lý luận về lĩnh vực này, xác định tính đặc thù và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường.

Bên cạnh đó, việc đổi mới công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học không chỉ dựa vào cơ sở lý luận mà còn dựa vào các số liệu được khảo sát làm cơ sở giúp phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại cơ sở đào tạo, từ đó đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững của nhà trường.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)