Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 122 - 128)

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

3.4. KHẢO NGHIỆM BẰNG BẢNG HỎI TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Qua bảng kết quả khảo sát 3.2 cho thấy rằng CBQL và GV đánh giá các biện pháp mà tác giả đề xuất khá cao ở mức “Khá cấp thiết” và “Rất cấp thiết” với điểm đánh giá chung từ 4.22 (ĐLC = 0.60) đến 4.25 (ĐLC = 0.72).

Trong đó biện pháp “Tăng cường quản lý công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên” được CBQL và GV đánh giá cao nhất về tính cấp thiết ở mức “Rất cấp thiết” với ĐTB là 4.25 (ĐLC = 0.72), đứng thứ 2 là biện pháp “Tăng cường hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên” với ĐTB = 4.24 (ĐLC = 0.76);

biện pháp được đánh giá cao thứ 3 là “Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của giảng viên về KQHT của sinh viên” với ĐTB = 4.23 (ĐLC = 0.70). Biện pháp còn lại được đánh giá ở mức “Khá cấp thiết” đó là “Cải tiến quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên” với ĐTB là 4.22 (ĐLC = 0.60). Kết quả thống kê chi tiết về tính cấp thiết của các biện pháp cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính cấp thiết của biện pháp

TT Các biện pháp

Tính cấp thiết ĐTB ĐLC XH Biện pháp 1: Cải tiến quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV

1.1

Bổ sung các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện tiên quyết và bắt buộc trong đánh giá bài giảng, kế hoạch giảng dạy của GV nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng.

4.29 0.50 1

1.2

GV khi tham gia xây dựng bài giảng cần tham khảo CTĐT của các trường đại học khác trong và ngoài nước để có sự cân đối giữa khối lượng kiến thức lý thuyết và thực hành.

4.15 0.70 4

1.3 Cập nhật liên tục các kiến thức chuyên môn mới phù hợp 4.20 0.65 3

với yêu cầu của Doanh nghiệp vào nội dung bài giảng.

1.4

Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức

tổ chức giảng dạy cho từng bài giảng. 4.22 0.53 2

Đánh giá chung 4.22 0.60

Biện pháp 2: Tăng cường quản lý công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của GV

2.1

Quán triệt các quy định, các quy chế và nhận thức cho CBQL, GV để hiểu đúng vai trò và tầm quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại giờ giảng của GV.

4.27 0.62 2

2.2

Thường xuyên theo dõi việc thực hiện hoạt động giảng dạy của GV có đúng, đủ thời lượng môn học, lịch trình, tiến độ dạy học, lịch nghỉ, lịch dạy bù của GV.

4.20 0.83 4

2.3

Xây dựng phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của GV cụ thể, rõ ràng, tránh đánh giá câu nệ, thiếu công bằng và mang tính chủ quan.

4.29 0.69 1

2.4

Tổ chức rút kinh nghiệm ngay sau dự giờ để GV kịp thời

khắc phục những điểm tồn tại trong giờ giảng. 4.24 0.74 3

Đánh giá chung 4.25 0.72

Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của GV về KQHT của SV

3.1

Sử dụng kết hợp, linh hoạt các phương pháp đánh giá truyền thống và phương pháp đánh giá thực tiễn căn cứ vào mục tiêu của môn học.

4.20 0.78 2

3.2

Xây dựng quy trình đánh giá điểm quá trình của SV một

cách chặt chẽ và bao quát. 4.40 0.66 1

3.3 Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các phương pháp đánh

giá SV mà GV sử dụng, chất lượng dạy học sau khi áp 4.18 0.75 3

dụng phương pháp kiểm tra đó.

3.4

Xử lý nghiêm khắc, triệt để các trường hợp GV vi phạm

công tác chấm thi, hạn chế những tiêu cực xảy ra. 4.15 0.62 4

Đánh giá chung 4.23 0.70

Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên 4.1

Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể việc vận dụng kiến

thức được bồi dưỡng vào công tác giảng dạy của GV. 4.22 0.71 2

4.2

Nâng cao nghiệp vụ sư phạm, chú trọng đến PPDH theo hướng tích cực, ứng dụng CNTT và sử dụng các phương tiện hiện đại vào trong quá trình giảng dạy.

4.11 0.76 4

4.3

Tạo điều kiện cho GV có cơ hội tham gia các lớp bồi

dưỡng chuyên môn ngắn hạn trong và ngoài nước 4.16 0.94 3

4.4

Tổ chức bồi dưỡng, phát triển kỹ năng, nghiệp vụ nghề

nghiệp, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ GV 4.45 0.63 1

Đánh giá chung 4.24 0.76

Biện pháp 1 “Cải tiến quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên” được CBQL và GV đánh giá tính cấp thiết ở mức “Khá cấp thiết” (mức 4) với ĐTB là 4.22 (ĐLC = 0.60). Trong đó, nội dung “Bổ sung các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện tiên quyết và bắt buộc trong đánh giá bài giảng, kế họach giảng dạy của GV đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng” được đánh giá ở mức cao nhất với ĐTB là 4.29 (ĐLC = 0.50), nội dung được đánh giá tính cấp thiết cao thứ hai là “Cần thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy cho từng bài giảng” với ĐTB = 4.22 (ĐLC = 0.53), nội dung “Cập nhật liên tục các kiến thức chuyên môn mới phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp vào nội dung bài giảng”

được đánh giá ở vị trí thứ 3 với ĐTB = 4.20 (ĐLC = 0.65), nội dung “GV khi tham gia xây dựng bài giảng cần tham khảo CTĐT của các trường đại học khác trong và

ngoài nước để có sự cân đối giữa khối lượng kiến thức lý thuyết và thực hành” được đánh giá thấp nhất với ĐTB là 4.15 (ĐLC = 0.70). Như vậy, biện pháp mang tính cấp thiết nhất trong cải tiến quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành hiện nay được CBQL và GV thống nhất lựa chọn là bổ sung các tiêu chuẩn, tiêu chí trong việc đánh giá bài giảng, kế hoạch giảng dạy, nâng cao tinh thần trách nhiệm GV, đồng thời tạo điều kiện để Khoa có thể xây dựng kế hoạch đào tạo một cách chi tiết, cụ thể và rõ ràng hơn. Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy, CBQL khuyến khích GV tích cực nghiên cứu nội dung giảng dạy, nắm chắc đối tượng giảng dạy, sưu tầm tài liệu, lựa chọn tài liệu phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định mục đích, yêu cầu của chủ đề dạy học, cũng như đề cương và hoàn thiện bài giảng, các nội dung, nắm vững kiến thức để phân tích, chứng minh, làm rõ nội dung kiến thức cần dạy, kiến thức thực tế được đúc kết từ kinh nghiệm và kiến thức đã chọn lọc có trong sách giáo khoa để sử dụng trong giảng dạy. Cung cấp một cái nhìn tổng quan chi tiết và hoàn thành bài giảng giúp cho việc quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV được chính xác và hiệu quả hơn.

Biện pháp 2 “Tăng cường quản lý công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên” được CBQL và GV đánh giá cao về tính cấp thiết (mức 5) với ĐTB đánh giá chung là 4.25 (ĐLC = 0.72). Trong đó, nội dung “Xây dựng phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của GV cụ thể, rõ ràng, tránh đánh giá câu nệ, thiếu công bằng và mang tính chủ quan” được đánh giá cao nhất với ĐTB là 4.29 (ĐLC = 0.69), xếp ở vị trí thứ hai là nội dung “Quán triệt các quy định, quy chế và nhận thức cho CBQL, GV hiểu đúng vai trò và tầm quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại giờ giảng của GV” với ĐTB = 4.27 (ĐLC = 0.62), nội dung “Tổ chức rút kinh nghiệm ngay sau dự giờ để GV kịp thời khắc phục những điểm tồn tại trong giờ giảng” được xếp thứ ba với ĐTB = 4.24 (ĐLC = 0.74), nội dung “Thường xuyên theo dõi việc thực hiện hoạt động giảng dạy của GV có đúng, đủ thời lượng môn học, lịch trình, tiến độ dạy học, lịch nghỉ, lịch dạy bù của GV” được đánh giá thấp nhất trong bốn nội dung với ĐTB là 4.20 (ĐLC = 0.83). Qua đánh giá của CBQL và

GV về tăng cường công tác quản lý việc thực hiện hoạt động giảng dạy của GV có thể thấy rằng, mặc dù Nhà trường đã có biểu mẫu đánh giá GV, tuy nhiên chưa rõ ràng, chi tiết, đồng thời chưa có thang điểm đánh giá cụ thể cho từng hoạt động giảng dạy, dẫn đến việc đánh giá GV còn mang tính chủ quan, duy ý chí, chưa thật sự đánh giá đúng và đủ về việc thực hiện hoạt động giảng dạy của GV, từ đó giúp CBQL có cái nhìn tổng quan về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV và đưa ra cách quản lý phù hợp hơn, vì thế việc xây dựng các phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của GV hiện nay là rất cấp thiết giúp CBQL và GV có được những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, mức điểm đánh giá các hoạt động giảng dạy của GV một cách khoa học và logic, tránh việc đánh giá câu nệ, thiếu công bằng và mang tính chủ quan, không đánh giá chính xác được năng lực và trình độ chuyên môn của GV đứng lớp. Ngoài ra, để công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV được hiệu quả, ngoài việc xây dựng phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của GV một cách rõ ràng, chính xác CBQL cần kết hợp việc quán triệt các quy định, quy chế của nhà trường đến toàn thể GV, theo dõi việc thực hiện hoạt động giảng dạy với tiến độ giảng dạy của nhà trường, tổ chức rút kinh nghiệm sau dự giờ để GV kịp thời khắc phục những điểm tồn tại giúp công tác quản lý của nhà trường đạt được hiệu quả cao hơn.

Biện pháp 3 “Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của giảng viên về KQHT của sinh viên” cũng được CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất cấp thiết” với ĐTB chung là 4.23 (ĐLC = 0.70). Trong đó, nội dung “Xây dựng quy trình đánh giá điểm quá trình của SV một cách chặt chẽ và bao quát” được đánh giá cao nhất với ĐTB là 4.40 (ĐLC = 0.66), nội dung “Sử dụng kết hợp, linh hoạt các phương pháp đánh giá truyền thống và phương pháp đánh giá thực tiễn căn cứ vào mục tiêu của môn học” được đánh giá ở vị trí thứ hai với ĐTB = 4.20 (ĐLC = 0.78), nội dung được đánh giá “Khá cấp thiết” xếp vị trí thứ ba là “Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các phương pháp đánh giá SV mà GV sử dụng, chất lượng dạy học sau khi áp dụng phương pháp kiểm tra đó” với ĐTB = 4.18 (ĐLC = 0.75), nội dung được đánh giá thấp nhất với ĐTB = 4.15 (ĐLC = 0.62) là “Xử lý nghiêm khắc, triệt để các trường hợp GV vi phạm công tác chấm thi, hạn chế những tiêu cực xảy ra”.

Như vậy, theo kết quả đánh giá này cho thấy CBQL và GV rất coi trọng việc xây dựng quy trình đánh giá điểm quá trình của SV bởi vì hiện nay đánh giá điểm quá trình của SV, Nhà trường cho khoa và GV lựa chọn phương pháp và hình thức thực hiện kiểm tra phù thuộc vào đặc thù của môn học như thuyết trình nhóm, tiểu luận cá nhân, bài thi tự luận…. do đó khoa quản lý chưa được bao quát, vì vậy việc xây dựng quy trình đánh giá điểm quá trình có sự phối hợp giữa Khoa với phòng Quản lý Đào tạo, Trung tâm khảo thí, phòng Thanh tra giúp cho CBQL quản lý được chặt chẽ và bao quát hơn, tránh được tình trạng gian lận và đánh giá kết quả học tập SV một cách khách quan và chính xác hơn. Đồng thời, kết hợp với việc sử dụng linh hoạt các phương pháp kiểm tra, đánh giá của GV, theo dõi, kiểm tra chất lượng dạy học sau khi GV áp dụng các phương pháp này, có các chế tài, xử lý nghiêm các trường hợp quy phạm trong công tác kiểm tra, đánh giá sẽ giúp chất lượng kiểm tra, đánh giá của GV về kết quả học tập của SV được nâng cao và hiệu quả.

Biện pháp 4“Tăng cường hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên” được CBQL và GV đánh giá tính cấp thiết ở mức 5 “Rất cấp thiết” với ĐTB chung là 4.24 (ĐLC = 0.76). Trong đó, nội dung “Tổ chức bồi dưỡng, phát triển kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên” được đánh giá cao nhất với ĐTB là 4.45 (ĐLC = 0.63), với ĐTB = 4.22 (ĐLC = 0.71) nội dung

“Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể việc vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào công tác giảng dạy của GV” được đánh giá cao thứ hai, nội dung “Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn trong và ngoài nước”

được CBQL và GV đánh giá ở mức “Khá cấp thiết” xếp vị trí thứ ba với ĐTB = 4.16 (ĐLC = 0.94), nội dung “Nâng cao nghiệp vụ sư phạm, chú trọng đến PPDH theo hướng tích cực, ứng dụng CNTT và sử dụng các phương tiện hiện đại vào trong quá trình giảng dạy” được đánh giá thấp nhất trong các biện pháp tác giả đề ra với ĐTB = 4.11 (ĐLC = 0.76). Như vậy theo kết quả đánh giá thì CBQL và GV rất coi trọng việc tổ chức bồi dưỡng, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học để tạo điều kiện cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của GV đạt hiệu quả cao hơn. Nhà trường đã có tổ chức

các buổi bồi dưỡng, đánh giá kỹ năng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên trong nhà trường theo định kỳ mỗi năm một lần, tuy nhiên, đối với GV hiện nay nhà trường chưa tổ chức, hoạt tổ chức chưa đồng bộ, các hoạt động này thường do GV tự học hỏi, rèn luyện nên trình độ và năng lực kỹ năng, nghiệp vụ của GV trong trường chưa có sự đồng đều. Việc tổ chức bồi dưỡng, phát triển kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ GV, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, ứng dụng CNTT và sử dụng các phương tiện hiện đại vào trong quá trình giảng dạy kết hợp với việc tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn trong và ngoài nước, thường xuyên đánh giá việc vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào công tác giảng dạy của GV sẽ giúp cho hoạt động phát triển đội ngũ GV đạt được hiệu quả cao hơn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học nguyễn tất thành thành phố hồ chí minh (Trang 122 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)